Áp lực khi đi họp lớp - Nguyên nhân và cách đối phó

Mục lục [Ẩn]

 

   Họp lớp là một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Đây vốn là cơ hội để những người bạn học cùng lớp ngày xưa gặp mặt, ôn lại kỷ niệm sau những ngày tháng chia xa và tâm sự với nhau về cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, hiện nay càng ngày càng có nhiều người không thích đi họp lớp, thậm chí cảm thấy áp lực khi đi họp lớp. Tại sao lại như vậy? Bạn có gặp phải tình huống này không? Nếu có, bạn đã làm gì để thoát khỏi áp lực khi đi họp lớp?

 

Tại sao nhiều người lại thấy áp lực khi đi họp lớp?

Tại sao nhiều người lại thấy áp lực khi đi họp lớp?

 

Tại sao nhiều người lại áp lực khi đi họp lớp?

Do áp lực đồng trang lứa

Do bạn bè khoe mẽ

   Nhiều người chia sẻ với chúng tôi rằng, họp lớp giờ đã không còn là để ôn lại kỉ niệm ngày xưa nữa mà là nơi để những người thành công khoe mẽ, “nổ” về sự giàu có của họ. 

   Sau nhiều năm không gặp nhau, những người bạn cùng lớp đã mỗi người một khác. Lớp học ngày xưa giờ đã như một xã hội thu nhỏ, có người thành công nhưng cũng có người không được may mắn như vậy.

  Ở một số buổi họp lớp, những người đến dự còn bị xé nhỏ ra thành từng nhóm. Những người có kinh tế tốt hơn ngồi với nhau và hồ hởi khoe về sự thành công của mình  như: Mới mua được một  chiếc ô tô đắt tiền, xây được một biệt thự sang trọng, mua được một lô đất mới hay chuyến du lịch nước ngoài cùng gia đình vài tháng trước... với lời lẽ tự mãn, thiếu tế nhị làm cho những người ít thành công hơn có cảm giác thua kém, tự ti.

   Áp lực đồng trang lứa cứ như vậy mà đè nặng lên vai họ, khiến họ cảm thấy mình kém cỏi, tự ti vì thua bạn kém bè.

   Đặc biệt, cảm giác áp lực này sẽ càng trầm trọng hơn nếu họ đang gặp phải thất bại, gánh thêm nhiều áp lực khác nữa.

>>> Xem thêm: Top 7 cách vượt qua áp lực đồng trang lứa đơn giản và hiệu quả

 

Áp lực đồng trang lứa gây ra áp lực khi đi họp lớp.

Áp lực đồng trang lứa gây ra áp lực khi đi họp lớp.

 

Áp lực khi thấy bạn bè đều đã kết hôn

   Nhiều người sợ đi họp lớp vì sợ… áp lực kết hôn.

  Những chàng trai cô gái còn độc thân chia sẻ rằng, họ rất khổ sở khi đi họp lớp. Ở nhà phải nghe những lời "tra khảo" của cô dì chú bác, khi đi họp lớp lại tiếp tục phải đối mặt với thắc mắc thiếu tế nhị đến từ bạn học cũ như “Sao chưa lấy chồng/ lấy vợ thế?”, “Sao còn ế vậy?”, “Kén quá nên ế à?” hay “Bao giờ bạn mới cho mình ăn cỗ?”.

   Đặc biệt, đến một độ tuổi nào đó, bạn bè của bạn đều đã lập gia đình và có con cái đề huề. Câu chuyện trong buổi họp lớp sẽ xoay quanh những việc gia đình chồng con. Ví dụ như “chồng tớ tặng cho tớ quà to như thế này này trong hôm sinh nhật” hay “con cậu học trường gì, quốc tế hay công lập” hoặc là “chồng tớ vừa được tăng lương thăng chức”,... Đây là chủ đề mà bạn sẽ rất khó tham gia cùng nếu còn độc thân. Điều này khiến bạn có cảm giác như bị bỏ rơi và cô lập khỏi cuộc trò chuyện vậy.

>>> Xem thêm: Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

 

Bạn bè cũ bới móc chuyện riêng tư

  Khi đi họp lớp, bên cạnh việc ôn lại kỷ niệm xưa, mọi người thường hỏi han, tám chuyện về vấn đề công việc và gia đình, điều này là không sai. Nhưng với những người không thích chia sẻ chuyện riêng tư của bản thân thì đó lại có thể là ác mộng

  Đó là chưa kể trường hợp trong tập thể lớp có những người thích bới móc, soi mói người khác. “Mày có nhớ cái A không, ngày xưa đen đen xấu xấu thế mà kinh thật, câu được đại gia cơ đấy” hay “Cái thằng B, ngày xưa học giỏi nhỉ, mà giờ cũng thường thôi, hôm trước tao thấy nó đi cái xe quèn” hay “Con C chia tay chồng rồi, chồng nó ngoại tình”.

 

Không muốn họp lớp vì sợ bị soi mói chuyện riêng tư.

Không muốn họp lớp vì sợ bị soi mói chuyện riêng tư.

 

Làm sao để tránh khỏi những áp lực khi đi họp lớp?

Ngừng so sánh bản thân với người khác

   Bạn hãy nhớ rằng: “Cuộc đời không phải chỉ có một hướng đi”. Mỗi người trong lớp đều có một con đường, một mục tiêu khác nhau, vì vậy bạn không cần phải so sánh bản thân với người khác.

   Trong cuộc sống ai cũng có những điều không như ý. Bạn thấy ai đó dường như có tất cả và ao ước “tôi muốn được như thế” nhưng lại không thể nhìn thấy những góc khuất trong cuộc sống của người kia. Biết đâu, trong thâm tâm, họ cũng mong muốn có một cuộc sống như bạn thì sao.

   Thay vì nhìn vào con đường của người khác, bạn hãy kiên định với con đường của mình. Mỗi ngày chúng ta không ngừng nỗ lực, không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm và sáng tạo. Hãy cố gắng để bản thân mình ngày hôm nay tốt hơn chính mình trong quá khứ. Dù kết quả như thế nào, chúng ta đều có thể tự hào rằng mình đã cố gắng hết mình.

>>> Xem thêm: 5 điều nên làm thay vì so sánh bản thân với người khác.

 

Hài lòng với những hạnh phúc hiện tại

   Hầu hết chúng ta đều nỗ lực để tìm kiếm hạnh phúc, dù là tiền bạc hay tình yêu. Thực ra, hạnh phúc đến khi chúng ta biết hài lòng với những gì chúng ta đang có. Một vài người thường đặt mục tiêu cho hạnh phúc, phải mua được cái nhà cái xe, phải bằng được người này người kia thì mới hạnh phúc,... Rồi cứ thế, chúng ta cứ miệt mài với những mục tiêu mới, bận rộn để đạt được những thứ tốt hơn mà chẳng bao giờ cảm nhận được hạnh phúc.

 

Hãy biết hài lòng với những gì mình đang có.

Hãy biết hài lòng với những gì mình đang có.

 

   Thay vì nhìn vào những gì chúng ta chưa có, chưa bằng người ta, bạn hãy nhìn vào những điều chúng ta đang có. Ví dụ, bạn hãy hạnh phúc vì có  một gia đình yêu thương nhau, bố mẹ còn khỏe mạnh hay bạn đang có một công việc ổn định,... Hài lòng với hiện tại chính là con đường nhanh nhất dẫn đến hạnh phúc.

Yêu thương bản thân mình

   Bạn hãy yêu bản thân từ tận đáy lòng và chấp nhận rằng bản thân không hoàn hảo. Yêu bản thân không phải là cho rằng mình thông minh, xinh đẹp, tài giỏi nhất mà là chấp nhận cả điểm mạnh điểm yếu của mình.  Bạn không nên lấy điểm yếu của mình so sánh với điểm mạnh của người khác. Hãy luôn tự tin mỉm cười với chính mình. 

   Thay vì chỉ trích bản thân, hay cố gắng thay đổi mình để theo đuổi một hình mẫu nào đó, bạn hãy coi trọng sức khỏe và nhu cầu của chính mình. Bạn hãy luôn nhớ không hy sinh hạnh phúc của mình để làm hài lòng một ai khác.

Thay vì họp lớp, hãy chọn gặp mặt với những người bạn thật sự thân thiết

   Bạn có đang nhận thấy rằng, những buổi họp lớp của bạn không có bất kỳ ý nghĩa hay ích lợi gì? Nếu có, vậy thay vì đi tham dự những buổi họp lớp đông đúc với những người bạn không còn tương tác, bạn hãy gặp mặt với những người bạn thật sự thân thiết với mình.

 

Thay vì họp lớp, hãy gặp mặt với những người bạn thật sự thân thiết.

Thay vì họp lớp, hãy gặp mặt với những người bạn thật sự thân thiết.

 

   Bạn có thể họp theo một nhóm nhỏ, với những người có cùng sở thích hoặc có những điểm tương đồng. Các bạn cùng nói chuyện theo một chủ đề chung, ôn lại những kỷ niệm cũ. Những cuộc gặp mặt như vậy sẽ khiến bạn vui cả về thể chất lẫn tinh thần.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách đối phó với tình trạng áp lực khi đi họp lớp.  Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

4 dấu hiệu cho thấy bạn cần tránh xa mạng xã hội

Mạng xã hội là một “con dao hai lưỡi”. Nếu bạn đang có 4 biểu hiện dưới đây thì bạn cần phải tránh xa mạng xã hội…

Tại sao chúng ta phải yêu bản thân?

Chúng ta vẫn thường được dạy phải biết yêu thương, quan tâm người khác nhưng lại ít được dạy phải biết yêu thương bản thân mình. Nhưng nếu bạn không yêu chính mình thì cũng rất khó thực sự yêu thương người khác

Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Áp lực đồng trang lứa là tình trạng một ai đó áp lực khi không đạt được thành công giống bạn bè đồng trang lứa.

Hội chứng con vịt: Áp lực của sự hoàn hảo

Hội chứng con vịt: Áp lực của sự hoàn hảo

10 dấu hiệu của người có lòng tự trọng thấp

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Đây là một đức tính không thể thiếu của mỗi người. Tuy vậy, có những người có lòng tự trọng cao, nhưng cũng có những người có lòng tự trọng thấp.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi