Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh. Tình trạng này khiến tâm trí bạn xoay vòng trong suy nghĩ tiêu cực, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy là gì?
Dấu hiệu của khủng hoảng hiện sinh
Khủng hoảng hiện sinh (Existential Crisis) là tình trạng một người mất định hướng của bản thân, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nó mang theo cảm xúc tiêu cực khiến tâm lý nạn nhân trở nên bất an, lo lắng, suy kiệt.
Những dấu hiệu cảnh báo người đang bị khủng hoảng hiện sinh bao gồm:
- Không ngừng lo lắng: Bất cứ suy nghĩ hay quyết định nào cũng khiến họ trở nên căng thẳng, lo lắng không ngừng. Chúng kèm theo cảm giác bồn chồn, sợ hãi phi lý về nhiều thứ, nhất là khi liên quan đến các chủ đề về tương lai, ý nghĩa cuộc sống, về chính bản thân. Dòng chảy suy nghĩ tiêu cực khiến họ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt không yên.
- Mất động lực: Càng suy nghĩ tiêu cực, họ càng cảm thấy bi quan, mất hết ý chí, động lực, mục tiêu trong cuộc sống. Mỗi ngày trôi qua, họ lại thấy bản thân vô giá trị, tuyệt vọng.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD: Biểu hiện rõ thông qua việc họ thường lặp đi lặp lại những câu hỏi, hành vi không thể tự chủ. Hầu hết, những câu hỏi đó đều sáo rỗng, phi lý nhưng lại khiến họ lo lắng quá mức vì không có bất cứ đáp án nào khiến họ hài lòng và an tâm.
- Trầm cảm: Khi khủng hoảng hiện sinh lâu ngày, con người sẽ dần cạn kiệt năng lượng, chán nản về mọi thứ. Họ cô lập bản thân với xã hội, mất hứng thú và động lực trong cuộc sống.
Một số trường hợp khủng hoảng hiện sinh còn bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống không ngon, cơ thể suy nhược, sụt cân, mất tập trung, giảm chất lượng học tập và công việc. Nếu tình trạng này kéo dài, cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người mắc phải đều sụt giảm nghiêm trọng.
Nguyên nhân nào gây khủng hoảng hiện sinh?
Nguyên nhân nào gây khủng hoảng hiện sinh?
Một cơn khủng hoảng tâm lý thường bắt nguồn từ chính những thay đổi mang tính chất đột ngột mà bản thân chúng ta “chưa thể” hoặc “không thể” vượt qua được. Cụ thể với khủng hoảng hiện sinh, nguyên nhân gây ra bao gồm:
- Sự mất mát to lớn, chẳng hạn như đột ngột mất người thân.
- Sự thay đổi lớn trong cuộc sống mà bản thân họ chưa kịp thích nghi, ví dụ như sinh viên đi du học phải sống rời xa gia đình; thay đổi công việc sau một thời gian dài gắn bó; chấm dứt một mối quan hệ ( yêu đương, vợ chồng hay với bạn bè thân thiết)...
- Gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như mắc bệnh nan y, mới gặp tai nạn đứng giữa ngã rẽ sinh – tử…
- Những quyết định sai lầm trước đó đã gây tổn hại lớn cho thời điểm hiện tại.
- Cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân không ngừng về một điều gì đó.
- Luôn cảm thấy không đủ, không hài lòng với cuộc sống hiện tại.
- Sống nội tâm, luôn kìm nén những cảm xúc tiêu cực không bộc lộ với ai.
Khủng hoảng hiện sinh liên quan nhiều đến những ám ảnh, những việc đã trải qua trong quá khứ mà họ chưa thể giải quyết, giữa cái còn và cái mất. Việc bị mất mát quá nhiều thứ khiến họ phải tự hỏi chính mình vì sao lại như thế, nghi ngờ về giá trị của bản thân và không thể tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Khủng hoảng hiện sinh gây hại gì?
Những hệ lụy do khủng hoảng hiện sinh gây ra
Khủng hoảng hiện sinh không phải là bệnh lý nhưng nó lại làm con người sống trong cảm giác căng thẳng, lo lắng, bồn chồn nên dễ bị mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.
Bình thường, những mục tiêu, hy vọng là nguồn động lực giúp ta có thêm sức mạnh để phấn đấu, hướng tới cuộc sống tươi đẹp hơn. Thế nhưng, khủng hoảng hiện sinh khiến con người không thể nhìn nhận rõ mục tiêu của bản thân mà cứ đi theo một vòng luẩn quẩn để tìm ý nghĩa cuộc sống. Họ tìm mãi nhưng lại không có kết quả, dẫn tới tâm lý chán chường, tuyệt vọng.
Đặc biệt, khủng hoảng hiện sinh có mối liên kết chặt chẽ với trầm cảm và rối loạn lo âu. Khi bạn không còn cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú vào cuộc sống mà chỉ thấy tội lỗi, chán nản sẽ dễ dẫn đến các hành vi tự hại, tự tử.
Ngoài hệ lụy về tinh thần, khủng hoảng hiện sinh cũng làm sức khỏe thể chất sụt giảm đáng kể. Việc bị rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Nếu đang có sẵn bệnh lý, tình trạng này sẽ làm mức độ bệnh càng tồi tệ.
Có thể thấy, khủng hoảng hiện sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó không chỉ tàn phá sức khỏe tinh thần mà còn làm sụt giảm cả sức khỏe thể chất, tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm nếu không được kiểm soát kịp thời. Do vậy, bạn nên kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, luôn nhìn nhận mọi việc theo hướng khách quan, cảm ơn các bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập