8 bước để thoát khỏi một mối quan hệ độc hại

Mục lục [Ẩn]

 

    Một mối quan hệ độc hại sẽ khiến chúng ta luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi và khiến chúng ta có nhiều cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, việc thoát khỏi một mối quan hệ như vậy lại không hề dễ dàng, nhiều lý do khiến những nạn nhân của mối quan hệ độc hại cứ bị cuốn vào đó mà không thể thoát ra được. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến một người khó thoát khỏi mối quan hệ độc hại và 8 bước để thoát khỏi nó.

 

Làm sao để thoát khỏi mối quan hệ độc hại?

Làm sao để thoát khỏi mối quan hệ độc hại?

 

Tại sao chúng ta lại khó rời khỏi mối quan hệ độc hại?

   Dưới đây là những lý do khiến mọi người khó thoát khỏi một mối quan hệ độc hại:

  • Sợ hãi: Trong một mối quan hệ độc hại mà nạn nhân bị lạm dụng về tinh thần hoặc thể xác thì họ sẽ rất sợ hãi người lạm dụng chính mình. Đặc biệt, nhiều người còn lôi kéo nạn nhân bằng những lời đe dọa về thể chất, tinh thần hoặc tài chính. Kết quả là nạn nhân sợ và không dám rời khỏi người kia.
  • Con cái: Với những cặp vợ chồng đã có con, việc rời đi (ly hôn) thường rất khó khăn dù có là mối quan hệ độc hại. Họ sợ điều này sẽ khiến con thiếu hụt tình yêu thương của cha/ mẹ, sợ con bị người xung quanh dị nghị, bàn tán hoặc lo ngại việc mình không nhận được quyền nuôi con.
  • Tình yêu: Trong nhiều trường hợp, dù nhận thấy đó là một mối quan hệ độc hại nhưng bạn vẫn không nỡ rời đi vì vẫn còn dành tình cảm với người kia.
  • Tài chính: Ví dụ con cái phụ thuộc vào cha mẹ, vợ phụ thuộc vào chồng, ... Họ lo lắng bản thân không thể ổn, không thể sống tốt nếu chỉ có 1 mình nên chấp nhận cam chịu những tổn thương do đối phương gây ra.
  • Xấu hổ: Một số người thường cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng nếu buộc phải thừa nhận mình vừa trải qua một mối quan hệ tiêu cực, nhất là với những người có lòng tự trọng cao. Bởi thế cho dù bản thân họ ý thức được rằng đối phương là một kẻ tồi nhưng thà chịu đau khổ chứ không muốn công khai để bảo vệ hình ảnh bản thân.
  • Do bị thao túng tâm lý (gaslighting): Một số người khi ở trong mối quan hệ độc hại thì không ngừng bị người kia thao túng tâm lý, công kích vào những điểm yếu để họ cảm thấy mình kém cỏi, không ra gì. Từ đó, họ sẽ không dám tách rời khỏi người kia vì lo sợ sẽ thất bại
  • Tâm lý phụ thuộc: Những người phụ thuộc vào người kia (trên phương diện tâm lý) cũng rất khó để thoát ra khỏi mối quan hệ độc hại. Nguyên nhân bởi họ coi người kia là điểm tựa tinh thần, lo sợ rằng khi nào người kia đi mất thì sẽ chẳng còn ai bên cạnh. Họ càng hòa hoãn, lo sợ thì những kẻ kia càng lấn tới và làm tổn thương bạn nhiều hơn. Tình huống này thường gặp ở những người từng bị tổn thương về tình cảm, bị bỏ rơi hoặc có tâm lý yếu.

 

Mối quan hệ độc hại làm tổn thương chúng ta như thế nào ?

 

8 bước giúp bạn thoát khỏi một mối quan hệ độc hại

   Một mối quan hệ độc hại có thể bào mòn cảm xúc, tinh thần và để lại nhiều nỗi đau vô hình nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy làm sao để thoát khỏi nó? Dưới đây là 8 bước giúp bạn thoát khỏi mối quan hệ độc hại:

Bước 1: Nhận biết các dấu hiệu

   Để thoát được một mối quan hệ độc hại, bạn cần xác định được rằng nó là một mối quan hệ xấu. Việc này thực ra không dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ, đặc biệt là khi bạn đã gắn bó với mối quan hệ đó quá lâu. Đôi khi dấu hiệu cảnh báo khá rõ như thao túng tâm lý, bạo hành, lừa dối,... nhưng khi đã trở thành thói quen thì chính người trong cuộc cũng không biết rằng nó độc hại.

 

Bạn cần tỉnh táo để nhận biết các dấu hiệu.

Bạn cần tỉnh táo để nhận biết các dấu hiệu.

 

    Để nhận biết mối quan hệ của mình có tiêu cực không, bạn hãy tự hỏi những điều sau:

  • Ở bên người kia, bạn có vui vẻ, thoải mái không hay thấy mệt mỏi, khó chịu?
  • Bạn có thật sự muốn dành thời gian cho người kia không hay chỉ làm vậy vì đó là việc cần làm?
  • Bạn có thường cảm thấy thất vọng về thái độ, lời nói hoặc hành vi của người kia không?
  • Bạn có đang cố gắng vun đắp cho mối quan hệ này nhiều hơn người kia không?
  • Bạn có cảm thấy không an toàn hay cô đơn, xa cách trong mối quan hệ của mình không?
  • Bạn không dám phản bác lại mọi ý kiến cho dù bản thân không phải là người sai?

   Nếu câu trả lời là “có” thì đồng nghĩa với việc bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại, hãy dừng lại sớm nhất có thể.

Bước 2: Lên kế hoạch để bắt đầu cuộc sống mà không có người kia

   Khi bắt đầu một cuộc sống mới, có thể bạn sẽ gặp một số khó khăn. Ví dụ: Bạn sẽ phải đi thuê nhà mới nếu trước đó bạn đang ở chung nhà với người kia, bạn phải tự nuôi con một mình hoặc đi kiếm một công việc mới (nếu như trước kia bạn đang phụ thuộc kinh tế),...

   Do đó, bạn hãy nên kế hoạch để thực hiện những việc này ngay. Điều này sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ, lúng túng sau khi kết thúc mối quan hệ.

   Đặc biệt, bạn hãy bắt đầu làm những điều mà bạn yêu thích mà trước đó mối quan hệ của bạn đã ngăn cản.

 

Các bước thoát khỏi mối quan hệ độc hại

 

Bước 3: Đặt ra một thời gian giới hạn

   Bạn hãy cho bản thân mình một thời gian giới hạn, một “deadline” cụ thể để cắt đứt mối quan hệ. Bạn nên chọn thời điểm tốt nhất cho bản thân để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và không trì hoãn quá lâu. Để thoát ra khỏi một mối quan hệ tiêu cực thì “dứt khoát” là từ khóa mấu chốt.

Bước 4: Ngừng tự an ủi

   Nhiều người dù ở trong mối quan hệ độc hại vì nhiều lý do vẫn cố gắng níu kéo, tự an ủi mình bằng những điểm tốt của đối phương. Đặc biệt, những người có tính cách độc hại cũng rất biết đánh trúng tâm lý của người khác. Họ luôn không ngừng thể hiện bản thân biết hối lỗi, sẽ thay đổi để bạn cho họ cơ hội tiếp tục. Càng gắn bó quá lâu, khả năng từ bỏ, tách rời lại càng khó khăn hơn.

   Bạn hãy ngừng các hành động tự an ủi như vậy, việc tiếp tục chìm đắm vào mối quan hệ độc hại thì sự tổn thương, đau khổ sẽ chỉ có bạn mà thôi.

Bước 5: Tìm kiếm sự giúp đỡ

   Sự giúp đỡ từ người khác vô cùng quan trọng để bạn có thể thoát khỏi mối quan hệ độc hại thành công. Nhiều khi chính bản thân bạn cũng không thể nhìn rõ vấn đề mình đang gặp phải, không nhận ra ai thực sự tốt với bạn.

 

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân thiết.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân thiết.

 

   Những người thân thiết còn có thể giúp đỡ bạn nếu bạn gặp khó khăn sau chấm dứt mối quan hệ. Ví dụ: Họ sẽ giúp bạn để ý những căn phòng phù hợp để cho thuê, giới thiệu công việc cho bạn hoặc ít nhất là đưa ra lời khuyên.

   Ngoài ra, có không ít trường hợp nạn nhân bị làm phiền, đe dọa hay tấn công bởi đối phương sau khi chấm dứt mối quan hệ độc hại. Vì vậy, sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân và những người đáng tin cậy là vô cùng cần thiết.

Bước 6: Tạo khoảng cách

   Với những mối quan hệ không thể cắt đứt, bạn hãy cố gắng tạo khoảng cách vật lý lẫn tinh thần, dừng mọi hình thức giao tiếp với họ (trừ khi bạn có con). Trong trường hợp có con, bạn chỉ nên giao tiếp về những đứa trẻ. Hạn chế giao tiếp và tiếp xúc là cách bạn hạn chế mức ảnh hưởng của đối phương đến bạn.

Bước 7: Kiên trì với lựa chọn của mình

   Sau khi cắt đứt một mối quan hệ, bạn cần kiên trì và vững lòng với sự lựa chọn của mình. Bạn không nên vương vấn và nhớ đến những gì ngày xưa.

   Nếu bạn có suy nghĩ “muốn quay lại”, bạn hãy tìm đến những người thân thiết để tìm lời khuyên. Mặc dù đó sẽ là một quá trình lâu dài hoặc khó khăn nhưng nó sẽ là lựa chọn giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Bước 8: Cho bản thân một khoảng nghỉ

Sau một mối quan hệ độc hại, sự tổn thương về tinh thần và thể chất là không thể nào tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần cho bản thân một thời gian nghỉ ngơi để hồi phục và sắp xếp lại mọi thứ. Bạn nên ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, dành thời gian tập thể dục, làm những điều bạn yêu thích và gặp gỡ bạn bè,...

 

Cho bản thân một khoảng nghỉ để hồi phục những tổn thương.

Cho bản thân một khoảng nghỉ để hồi phục những tổn thương.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách để thoát khỏi một mối quan hệ độc hại. Rời bỏ một mối quan hệ không lành mạnh và độc hại là một quá trình cực kỳ khó khăn và cần sự dũng cảm để thực hiện, nhưng bạn có thể làm được. Nếu muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 nhé!  Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Vô cảm trong gia đình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Xã hội càng phát triển, con người càng trở nên vô cảm hơn, không chỉ với người ngoài mà ngay cả với gia đình mình. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng ta sẽ dần mất đi cảm xúc tích cực, không còn nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Làm sao để đối phó với tình trạng ghen tuông mù quáng?

Ghen tuông mù quáng là một dạng ghen tuông cực đoan, phi lý và tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ của một cá nhân. Tình trạng này vượt qua giới hạn của những điều bình thường...

“Bắt bệnh” những kiểu hôn nhân độc hại

Dấu hiệu của kiểu hôn nhân độc hại là thái độ khinh miệt, kiểm soát và cô lập, giữ hết tiền, dùng sự im lặng như vũ khí, luôn thấy không an toàn,...

Mối quan hệ độc hại là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào?

Mối quan hệ độc hại (Toxic relationship) là tất cả những mối quan hệ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau khổ…

Cách nhận biết và đối phó với một người độc hại

Biểu hiện của người độc hại là thường xuyên phàn nàn, phán xét, không trung thực, cứng nhắc, đa nghi, không biết đồng cảm, thích kiểm soát,..
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi