Hội chứng con vịt: Áp lực của sự hoàn hảo

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cuộc sống, rất nhiều người dù luôn nỗ lực gấp nhiều lần người khác, nhưng họ không bao giờ nói cho ai biết. Thậm chí, họ còn khoác lên mình vẻ ngoài bình thản, như thể đã đạt thành tựu mà chẳng cần nỗ lực gì. Tình trạng này được biết đến với cái tên hội chứng con vịt (duck syndrome).

 

Hội chứng con vịt.

Hội chứng con vịt.

 

Hội chứng con vịt là gì?

    Hội chứng con vịt miêu tả tình trạng một người hoàn hảo trong mắt mọi người và lúc nào cũng có vẻ chẳng cần cố gắng gì. Nhưng thực chất, họ đang phải vô cùng nỗ lực và chịu nhiều áp lực để đạt được sự hoàn hảo đó.

   Tên gọi của hội chứng này xuất phát từ cách loài vịt bơi. Bề ngoài có vẻ như con vịt đang di chuyển dễ dàng trên mặt nước, tư thế chậm rãi, nhẹ nhàng như thể không tốn bất kỳ công sức nào, nhưng thực ra đôi chân nhỏ bé của chúng đang phải đạp cật lực dưới nước để không bị chìm.

   Sự tương phản giữa sự thoải mái bề ngoài và nỗ lực tiềm ẩn tạo nên hiện tượng tâm lý có tên gọi "Hội chứng con vịt", được các nhà nghiên cứu của ĐH Stanford đề xướng.

   Một số ví dụ về hội chứng con vịt:  Các nữ idol Hàn Quốc trông như luôn tận hưởng trên mạng xã hội qua các tấm ảnh ăn, chơi, họ luôn có vẻ ngoài “chuẩn không cần chỉnh”. Trên thực tế, sau mỗi lần đi ăn là họ phải ăn kiêng vô cùng khốc liệt. Bạn cùng bàn cứ tỏ ra là chưa học chút nào nhưng luôn đạt được điểm cao. Trên thực tế, người bạn này thực ra đã phải thức đến sáng học bài từ nhiều đêm trước đó.

 

Điều gì gây ra hội chứng con vịt?

   Các giáo sư tại trường Đại học Loyola ở Chicago đã đưa ra nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này:

Tập trung vào cái tôi (Ego orientation)

   Theo thuyết định hướng mục tiêu (goal orientation theory), động lực thúc đẩy một người gặt hái thành công được chia thành hai nhóm

  • Hướng đến công việc (task orientation): Đề cao quá trình học hỏi và phát triển bản thân.
  • Hướng đến cái tôi (ego orientation): Đánh giá thành công của mình dựa trên việc mình có xuất chúng hay không. Những người “hướng đến cái tôi” phải thể hiện rằng bản thân chỉ bỏ ít công sức vào quá trình làm việc. Vì họ tin rằng điều đó sẽ khiến mình trông giỏi hơn những người khác.

Thuyết so sánh xã hội (Social comparison)

   Trong môi trường có nhiều cá nhân xuất chúng, chúng ta thường có xu hướng so sánh trên, tức là so sánh với người hơn mình. Nhưng khi so sánh kéo dài, chúng ta sẽ dần không hài lòng về cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng ta cũng mong muốn được so sánh dưới để có cảm giác “hơn người”. Với nhiều người, việc nỗ lực để thành công thì không có gì đặc biệt cả nên họ cố gắng tỏ ra mình đạt được thành công mà không cần chút nỗ lực nào để bản thân trở nên đặc biệt hơn.

Tư duy cố định (Fixed mindset)

   Theo thuyết tư duy (mindset theory) của nhà tâm lý học Carol Dweck, con người có 2 lối tư duy chính:

  • Tư duy cầu tiến (growth mindset): Tin rằng việc trở nên giỏi hơn là một điều có thể dễ dàng rèn luyện.
  • Tư duy cố định (fixed mindset): Tin rằng trí thông minh, tài năng và tính cách vĩnh viễn không bao giờ thay đổi được. Nếu như bạn thành công thì đó là do bẩm sinh

   Vì niềm tin ấy, những người có tư duy cố định tuân theo ba quy tắc:

  • Cố gắng để trông thông minh mọi lúc.
  • Trí thông minh là không cần nỗ lực.
  • Che giấu sai lầm và khuyết điểm.

  Vì vậy, họ luôn tìm cách che giấu những nỗ lực của bản thân, bởi với họ, nỗ lực sẽ đồng nghĩa với yếu kém.

 

Ảnh hưởng của hội chứng con vịt

   Những người mắc hội chứng con vịt sẽ luôn tự tạo áp lực cho bản thân rằng mình phải trở nên thành công hoặc mình phải đạt được những kỳ vọng cao. Họ cho rằng mình đang sống trong sự giả dối, tự dằn vặt, đấu tranh tâm lý với chính mình. Điều này khiến những người này cảm thấy căng thẳng tuyệt vọng, tổn thương, thậm chí xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực về bản thân.  Họ cũng có xu hướng nghĩ rằng những người khác luôn làm tốt hơn mình về mọi mặt. Điều này khiến họ càng cảm thấy càng chán nản và mệt mỏi hơn khi bản thân phải nỗ lực quá nhiều.

 

Hội chứng con vịt gây ra nhiều căng thẳng, áp lực không cần thiết.

Hội chứng con vịt gây ra nhiều căng thẳng, áp lực không cần thiết.

 

    Hội chứng con vịt cũng cô lập bạn khỏi những nguồn hỗ trợ tiềm năng, khiến bạn rất khó nhận được sự chia sẻ và hỗ trợ từ những người khác.

    Hội chứng con vịt không chỉ gây hại cho bản thân người thành công mà còn gây áp lực lên những người xung quanh. Khi thấy một người có thể dễ dàng đạt được thành công mà không cần nỗ lực sẽ khiến những người xung quanh tự nghi ngờ bản thân, thấy mình vô dụng, là một kẻ thất bại.

 

Làm sao để hạn chế sự ảnh hưởng của hội chứng con vịt?

   Hội chứng con vịt không phải là một căn bệnh nhưng có thể để lại nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần như mất ngủ, suy giảm khả năng tập trung và suy nghĩ, rối loạn lo âu và trầm cảm.

   Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ hội chứng con vịt, bạn nên:

  • Trò chuyện, tâm sự với những người bạn tin tưởng về khó khăn của mình bởi việc được lắng nghe và thấu hiểu luôn là một liều thuốc chữa lành.
  • Ngừng so sánh bản thân với người khác: Việc liên tục nhìn thấy những người thành công, hoàn hảo trên mạng xã hội sẽ khiến bạn có áp lực phải trở nên giống họ. Nhưng bạn hãy nhớ, tất cả mọi người đều phải nỗ lực, dù bằng cách này hay cách khác. Người duy nhất bạn cần so sánh chính là bản thân mình của quá khứ, mỗi ngày bạn hãy cố gắng tốt hơn ngày hôm qua đã là một thành công rất lớn rồi.

 

Cách giúp bạn thoát khỏi sự so sánh tiêu cực

 

  • Đừng quá khắt khe với bản thân: Chúng ta thường nghĩ mọi người sẽ chú ý đến từng lỗi lầm của mình nhưng thực ra, người khác thường không quá quan tâm đến bạn nhiều như bạn nghĩ. Vậy nên, bạn đừng quá khắt khe với bạn thân mình, hãy thư giãn và dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân.

 

Đừng quá khắt khe với bản thân mình.

Đừng quá khắt khe với bản thân mình.

 

   Trên đây là một số thông tin về hội chứng con vịt. Hội chứng này sẽ không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây áp lực lên những người xung quanh. Bạn nên cố gắng thả lỏng bản thân, tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với mình hiện tại và hãy học cách chia sẻ cảm xúc với những người thân thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tại sao chúng ta phải yêu bản thân?

Chúng ta vẫn thường được dạy phải biết yêu thương, quan tâm người khác nhưng lại ít được dạy phải biết yêu thương bản thân mình. Nhưng nếu bạn không yêu chính mình thì cũng rất khó thực sự yêu thương người khác

10 dấu hiệu của người có lòng tự trọng thấp

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Đây là một đức tính không thể thiếu của mỗi người. Tuy vậy, có những người có lòng tự trọng cao, nhưng cũng có những người có lòng tự trọng thấp.

Áp lực khi đi họp lớp - Nguyên nhân và cách đối phó

Có nhiều nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy áp lực khi đi họp lớp, như: Áp lực đồng trang lứa, sợ bạn bè soi mói…

Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Áp lực đồng trang lứa là tình trạng một ai đó áp lực khi không đạt được thành công giống bạn bè đồng trang lứa.

4 dấu hiệu cho thấy bạn cần tránh xa mạng xã hội

Mạng xã hội là một “con dao hai lưỡi”. Nếu bạn đang có 4 biểu hiện dưới đây thì bạn cần phải tránh xa mạng xã hội…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi