Mục lục [Ẩn]
Khi không kiểm soát được cảm xúc lo lắng, căng thẳng của bản thân, bạn sẽ dễ bị rối loạn lo âu, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, vừa giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ 7 cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả.
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là tình trạng một người không thể kiểm soát được cảm xúc lo lắng của bản thân, thường xuyên căng thẳng, lo âu quá mức.
Tình trạng này là một thể bệnh rối loạn tâm thần phổ biến với nhiều dạng khác nhau như:
- Rối loạn lo âu lan tỏa
- Rối loạn ám ảnh sợ hãi
- Rối loạn stress sau sang chấn
- Rối loạn lo âu xã hội
- …
Dù ở dạng nào, tình trạng này cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định với sức khỏe tâm thần, thể chất và chất lượng cuộc sống, cụ thể:
- Tâm trạng luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi nên người bệnh khó tập trung, khiến kết quả học tập và hiệu quả công việc giảm sút.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý mất ngủ, tiểu đường, tim mạch…
- Tinh thần kiệt quệ, suy sụp, dễ dẫn đến tự tử
Hiện nay, biện pháp điều trị rối loạn lo âu thường là sử dụng thuốc tây kết hợp với tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm, rối loạn lo âu đều có nhiều tác dụng phụ, hại đến gan thận.
Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên người bệnh tập luyện thêm một số cách để kiểm soát cảm xúc của bản thân.
7 cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả
Để vượt qua rối loạn lo âu an toàn và hiệu quả, bạn nên:
Học cách chia sẻ với những người xung quanh
Các chuyên gia nhận thấy rằng, đa phần, người mắc chứng rối loạn lo âu thường có tính cách hướng nội, sống khép kín, tâm lý nhạy cảm…
Thay vì chia sẻ nỗi lo với những người xung quanh, bệnh nhân có xu hướng tự suy nghĩ và tưởng tượng ra các tình huống xấu nhất (dù các tình huống này gần như không có khả năng xảy ra). Họ hay lo xa, sợ mọi thứ một cách vô lý.
Người bị rối loạn lo âu thường sống khép kín, tâm lý nhạy cảm
Theo đó, người rối loạn lo âu dễ bị chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, chán nản, có cái nhìn bi quan về tất cả mọi thứ. Lâu dài, họ dần cô lập bản thân, cách ly với mọi người và giảm tương tác xã hội.
Vì vậy, để vượt qua chứng rối loạn lo âu, bạn cần học cách chia sẻ với người khác những vấn đề mà bản thân lo lắng. Người đó có thể là bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình…
Khi bạn chia sẻ, trải lòng mình với người khác, những nỗi lo, muộn phiền sẽ giảm đi đáng kể.
Hơn nữa, cái nhìn khách quan của những người xung quanh sẽ giúp bạn nhận định đúng đắn hơn mức độ của vấn đề. Từ đó, bạn dần thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, có tâm lý thoải mái hơn khi phải đối mặt với mọi chuyện trong cuộc sống.
Nếu bạn chia sẻ với một người mà chưa tìm ra hướng giải quyết hợp lý thì hãy tâm sự với nhiều người.
Ngoài ra, bạn có thể tìm đến chuyên gia tâm lý. Họ là người có chuyên môn, sẽ giúp bạn nhận ra suy nghĩ sai lệch, cũng như cách khắc phục vấn đề.
Học cách kiểm soát stress
Sự lo lắng, căng thẳng quá mức là khởi nguồn dẫn đến cảm giác lo âu thái quá. Ngoài ra, stress còn gây các triệu chứng thực thể như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Do đó, bạn cần trang bị những kỹ năng kiểm soát stress để vượt qua chứng bệnh này.
Một số cách giúp giảm căng thẳng, lo lắng bao gồm:
- Hít thở sâu: Đây là liệu pháp thư giãn đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Bạn hít sâu nhẹ nhàng, sau đó giữ hơi thở khoảng 3 giây rồi thở ra từ từ trong 6 – 7 giây. Bạn nên thực hành liệu pháp này nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước hoặc sau khi đối mặt với những tình huống căng thẳng.
Hít thở sâu giúp bạn bình tĩnh khi đối mặt với các tình huống căng thẳng
- Ngồi thiền: Thiền định giúp gạt bỏ những suy nghĩ, lo âu, thư giãn đầu óc và mang lại nguồn năng lượng tích cực cho người bệnh. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc. Bạn nên thiền định 10-15 phút mỗi ngày để giải tỏa lo lắng, căng thẳng.
- Liệu pháp mùi hương: Đây là cách sử dụng tinh dầu từ các loại thảo dược có mùi thơm như hương thảo, vỏ quế, vỏ cam, lavender… để giảm căng thẳng.
- Một số liệu pháp khác: Nghe nhạc không lời, vẽ tranh, chơi với thú cưng, chăm sóc cây cối,… Các hoạt động này đều giúp tinh thần bạn thoải mái hơn, hạn chế suy nghĩ về những chuyện tiêu cực.
Giảm thiểu các tình huống căng thẳng trong cuộc sống
Khi gặp tình huống căng thẳng, tâm lý bạn sẽ lại xuất hiện những suy nghĩ lo lắng quá mức. Bởi vậy, ngoài việc đối phó với stress, bạn nên hạn chế để bản thân phải đối mặt với tình huống đó bằng cách:
- Không tham việc mà hãy chia sẻ công việc với người khác.
- Tránh tiếp xúc với người có thái độ và cách hành xử tiêu cực.
- Tránh xa các mối quan hệ độc hại
- Hạn chế tham gia những cuộc tranh cãi về tôn giáo, chính trị.
Viết nhật ký
Người rối loạn lo âu luôn có nhiều nỗi lo về những vấn đề xung quanh cuộc sống. Những nỗi lo âu này chồng chéo, đan xen vào nhau khiến họ không thể tập trung làm việc, mất hứng thú với mọi thứ.
Vì vậy, bạn nên viết ra những suy nghĩ, nỗi lo lắng của bản thân để có thể nhìn nhận lại mọi thứ, từ đó đưa ra đánh giá và cách giải quyết vấn đề.
Viết nhật ký những nỗi lo lắng của bản thân sẽ giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề
Theo đó, việc viết nhật ký sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, tránh tình trạng hoảng loạn do các nỗi lo chồng chéo, cảm xúc sẽ được kiểm soát hiệu quả.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vì thiếu dinh dưỡng. Não bộ giảm tiết hormone kiểm soát tâm trạng là serotonin, dopamine… khiến tinh thần bạn càng ủ rũ, buồn bã hơn.
Bởi vậy, bạn nên ăn uống đủ bữa, đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm lành mạnh chứa L-tryptophan, L- Phenylalanine, vitamin nhóm B, C, D, canxi, magie, kẽm, Omega 3,… để cải thiện tâm trạng.
Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục là biện pháp vừa giúp nâng cao sức khỏe thể chất, vừa giải tỏa căng thẳng, stress, thư giãn tinh thần hiệu quả. Những lợi ích mà biện pháp này mang lại cho người bệnh rối loạn lo âu bao gồm:
- Tăng tiết hormone cải thiện tâm trạng là serotonin, dopamine.
- Giúp cơ thể dẻo dai, giảm tình trạng đau nhức xương khớp do lo âu, căng thẳng gây ra.
- Giúp điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Hầu hết, các bộ môn luyện tập đều mang lại hiệu quả đối với chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, bệnh nhân nên lựa chọn các bộ môn có cường độ vừa phải để tránh tình trạng suy nhược cơ thể, chẳng hạn như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga và bơi lội…
Sử dụng BoniBrain của Mỹ
BoniBrain là sản phẩm từ tinh chất thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin, dopamin, giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, buồn bã, thư giãn tinh thần, khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Trên đây là những cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì hoặc bạn gặp khó khăn khi thực hiện những cách trên thì hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được giúp đỡ, cảm ơn các bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập