Sự thật về Dopamine: Hormone tạo động lực

Mục lục [Ẩn]

 

 

      Là 1 trong 4 loại hormone hạnh phúc của con người, dopamine còn có tên gọi khác, thể hiện cho chức năng chính của nó, đó là “hormone tạo động lực”. Vậy cụ thể, vai trò của dopamine là gì?

 

Dopamine là gì?

 

Dopamine là gì?

   Hormone hạnh phúc Dopamine thực chất là một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất trong não và phục vụ các chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể chúng ta. Dopamine được sử dụng chủ yếu bởi hệ thống thần kinh để truyền tải tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

   Chất dẫn truyền thần kinh này được giải phóng khi chúng ta đạt được một phần thưởng hay mục tiêu nào đó. Và khi nồng độ dopamine trong não tăng cao, chúng ta lại trở nên tràn đầy năng lượng và tinh thần sẵn sàng chinh phục những mục tiêu tiếp theo. Đó chính là lý do vì sao dopamine lại được gọi với cái tên “hormone tạo động lực”.

 

Dopamine tác động tới tinh thần, cảm xúc của chúng ta như thế nào?

   Tìm hiểu rõ hơn thì dopamine điều chỉnh mong muốn của chúng ta và khiến chúng ta tìm kiếm những thứ và hoạt động có thể khiến mình trở nên hạnh phúc. Nó tác động đến nỗ lực tìm kiếm những trải nghiệm mới, thu thập kiến thức, khơi dậy trí tò mò của chúng ta. Nó khiến chúng ta không ngừng đưa ra những mục tiêu cho riêng mình để chinh phục. Và khi đã chinh phục được những mục tiêu đó, dopamine lại càng tiết nhiều hơn, chúng ta lại càng giàu năng lượng và háo hức với những kế hoạch tiếp theo.

   Khi chúng ta có mức dopamine cao, bộ não chúng ta coi những yếu tố căng thẳng tiềm ẩn là những thử thách cần vượt qua, thay vì coi chúng là những mối đe dọa cần né tránh. Tư duy như vậy có thể giúp chúng ta đối phó với căng thẳng hàng ngày và sống một cuộc sống tích cực và thành công hơn.

   Ngược lại, khi chúng ta có mức dopamine thấp, chúng ta cảm giác không có sức sống, không có hứng thú với bất kỳ hoạt động hay sự chinh phục nào. Nguy hiểm hơn, sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, rối loạn lo âu trầm cảm là hai căn bệnh phổ biến nhất có liên quan chặt chẽ với mức dopamine thấp.

 

Dopamine có vai trò gì?

   Ở phần trên, chúng ta đã đi sâu vào tác động của dopamine với tinh thần, cảm xúc. Tuy nhiên, loại hormone hạnh phúc này còn mang rất nhiều vai trò khác trên toàn bộ cơ thể của chúng ta. Cụ thể:

 

Dopamine có vai trò gì?

 

1. Chức năng vật lý

  • Kiểm soát nhịp tim và chức năng tim
  • Kiểm soát lưu lượng máu
  • Kiểm soát chức năng thận
  • Điều hòa hoạt động tiết insulin ở tuyến tụy
  • Điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa
  • Tham gia vào quá trình tạo phản xạ nôn và buồn nôn
  • Điều tiết giấc ngủ
  • Xử lý các cơn đau

 

2. Chức năng hành vi

  • Tạo cảm giác vui mừng và khát khao chinh phục
  • Điều hòa tâm trạng, mang đến cho chúng ta cảm giác hạnh phúc
  • Tăng cường sự tập trung và trí nhớ
  • Tăng khả năng học hỏi
  • Tạo động lực cho mọi hoạt động
  • Ứng phó và quản lý căng thẳng
  • Điều tiết cảm xúc, quản lý cơn tức giận

 

Thiếu Dopamine nguy hiểm như thế nào?

   Hầu hết các tình trạng sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và rất khó xác định một nguyên nhân duy nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng sự thiếu hụt dopamine đóng một vai trò quan trọng trong khởi phát một số vấn đề sức khỏe tâm thần và thể chất.

   Nồng độ dopamine thấp sẽ gây ra một số vấn đề như:

  • Người mệt mỏi, thiếu năng lượng, không có động lực làm bất cứ việc gì
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm trí nhớ, kém tập trung
  • Chuột rút, co thắt cơ
  • Mất thăng bằng, di chuyển hoặc nói chậm hơn bình thường
  • Tâm trạng thất thường
  • Dẫn đến chứng trầm cảm nặng với các triệu chứng điển hình: buồn chán, lòng tự trọng thấp, mất hứng thú, có ý định tự làm hại bản thân, thậm chí có ý nghĩ tự_tử…

 

Thiếu dopamine liên quan chặt chẽ với triệu chứng của trầm cảm

Thiếu dopamine liên quan chặt chẽ với triệu chứng của trầm cảm

  • Ảo giác, hoang tưởng

   Ở những thời điểm đầu của thiếu hụt dopamine, đa phần mọi người đều cảm thấy buồn chán, có những ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Không ít người đã lựa chọn phương án đó là tìm tới rượu bia hoặc các chất kích thích để cải thiện tâm trạng. Nhưng điều này lại càng làm mức dopamine giảm thấp hơn.

 

Nguyên nhân thiếu hụt dopamine

1. Yếu tố thể chất

   Mức dopamine thấp có liên quan tới lối sống thiếu khoa học và một số tình trạng bệnh lý.

   Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người có thói quen lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là ma túy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới số lượng và chất lượng của dopamine. Ở những đối tượng này, ngưỡng cần thiết để dopamine phát huy tác dụng cao hơn người bình thường. Tức là với cùng một hàm lượng dopamine, người lạm dụng chất kích thích sẽ khó cảm nhận được những tác động tích cực của dopamine hơn.

   Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa và thiếu protein khiến cơ thể thiếu hụt một loại acid amin cơ thể không thể tự tổng hợp mà cần bổ sung qua chế độ ăn đó là L-Tyrosine. Acid amin này là tiền chất của dopamine, khi đi vào cơ thể, L-tyrosine sẽ được chuyển hóa thành dopamine. Do đó, chế độ dinh dưỡng có liên quan rất lớn tới nồng độ dopamine trong cơ thể.

   Cùng với đó, một số bệnh lý như Parkinson đặc trưng bởi sự thoái hóa các tế bào thần kinh cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất dopamine của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng mất thăng bằng, nói chậm đặc trưng của bệnh Parkinson.

 

2. Yếu tố tâm lý

   Mặc dù bệnh lý hoặc chế độ dinh dưỡng có thể gây thiếu hụt dopamine nhưng tâm lý mới là nguyên nhân quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua. Dopamine được não bộ giải phóng rất nhiều khi chúng ta đạt được một thành tựu nào đó. Vì vậy, bất kỳ yếu tố nào gây cản trở việc chúng ta tận hưởng thành quả của mình đều khiến lượng hormone hạnh phúc này giảm sút.

   Một người quá cầu toàn sẽ luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao ngất ngưởng và họ không bao giờ cảm thấy hài lòng vì những gì đã đạt được. Thậm chí, họ bỏ qua hoàn toàn những thành tựu đơn giản và nhỏ bé trong khi đây mới được coi là nguồn tiết dopamine chính tạo động lực cho mọi hoạt động của chúng ta. Do đó, người cầu toàn sẽ có mức dopamine thấp và mặc dù họ vẫn không ngừng cố gắng nhưng nguồn động lực của họ xuất phát từ tính cách bẩm sinh thay vì được thúc đẩy bởi dopamine.

   Một ví dụ khác đó là những người có lòng tự trọng thấp như người trầm cảm. Họ không ngừng coi bản thân là vô dụng và phủ nhận mọi điều tốt đẹp mà mình đã thực hiện. Mức độ hài lòng về bản thân thấp dẫn đến lượng dopamine thấp. Vì vậy mà mất hứng thú, mất động lực với mọi hoạt động thường ngày là những triệu chứng điển hình của trầm cảm. Do đó, dopamine thấp vừa được coi là nguyên nhân, vừa được coi là hệ quả của trầm cảm, khiến vòng xoáy bệnh lý này trở nên vô cùng khó khắc phục.   

 

Cách tăng Dopamine

   Một số biện pháp đơn giản dưới đây có thể giúp bạn tăng lượng dopamine trong não một cách tự nhiên:

  • Đặt mục tiêu thực hiện một công việc đơn giản nào đó, chẳng hạn như tập thể dục. Khi hoàn thành mục tiêu đó, cơ thể sẽ tiết dopamine nhiều hơn và lại tạo động lực cho chúng ta thực hiện những hoạt động tiếp theo.
  • Tiêu thụ sản phẩm có nhiều lợi khuẩn
  • Tăng cường thực phẩm giàu protein và tyrosine như cá, trứng, thịt, sữa, đậu nành, quả hạch…
  • Tránh các thực phẩm nhiều chất béo và đường
  • Ngủ đủ giấc
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền định, tập thở
  • Nghe nhạc
  • Tắm nắng

 

Cách tăng Dopamine

 

   Xin mời bạn đọc thêm bài viết liên quan: Làm thế nào để tăng mức dopamine một cách tự nhiên?

 

   Như vậy, dopamine là một loại hormone rất quan trọng cho hoạt động cơ thể của chúng ta, đặc biệt là điều tiết cảm xúc và tạo động lực. Nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu thiếu dopamine, hãy thử một số biện pháp trên đây. Cám ơn các bạn đã đón xem!

  

   

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không?

“Người bị trầm cảm có tự khỏi được không?” - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân trầm cảm và người nhà họ thắc mắc. Vậy sự thật thì như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu các cấp độ bệnh trầm cảm và cách điều trị

Trầm cảm nhẹ, vừa, nặng… đều là các cấp độ bệnh trầm cảm. Mỗi cấp độ đều có cách điều trị khác nhau

Nên làm gì khi cảm thấy vô dụng, vô giá trị?

Nên làm gì khi cảm thấy vô dụng, vô giá trị? Nếu vậy, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và tồi tệ đó nhé!

Đổ lỗi cho nạn nhân - Khi kẻ xấu được bảo hộ, người bị hại nhận chỉ trích

Đổ lỗi cho nạn nhân là một hiện tượng thường được bắt gặp, và có thể để lại những hệ lụy xấu cho cả bản thân nạn nhân và toàn cộng đồng.

Trầm cảm khi chồng không chịu đóng góp tài chính và giải pháp

Chị Quách Thị Hồng Ánh, 34 tuổi trú tại số 41A/1F khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi