Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm ở trẻ em thường ít gặp hơn so với các lứa tuổi khác nhưng hậu quả lại nghiêm trọng hơn rất nhiều, như ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, giảm khả năng học tập... Những hệ lụy đó còn tác động đến cả tương lai sau này của con nếu không được điều trị kịp thời. Vậy khi trẻ nhỏ bị trầm cảm, cha mẹ nên làm gì?

 

Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

 

Các triệu chứng nhận biết trầm cảm ở trẻ em

   Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở xã hội hiện đại ngày nay. Nó khiến cho người bệnh trở nên buồn bã, tuyệt vọng và không còn hứng thú đối với cuộc sống bên ngoài.

   Với trẻ em, căn bệnh này thường gây ra các triệu chứng bao gồm:

  • Buồn rầu hoặc dễ kích động, cáu gắt
  • Mất hứng thú với mọi đồ chơi, kể cả các sở thích ngày trước
  • Trốn ở trong phòng cả ngày
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống khiến người mệt mỏi, hay mắc bệnh.
  • Luôn tự ti về bản thân, khó tập trung, kết quả học tập sa sút
  • Có hành vi tự hại

   Nếu trầm cảm ở trẻ em không được điều trị sớm, quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sẽ bị cản trở, ảnh hưởng đến tương lai sau này của con.

 

Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

   Sau khi nhận thấy các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em, cha mẹ nên:

Tìm hiểu thông tin về căn bệnh trầm cảm

   Việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh nên làm khi phát hiện con có dấu hiệu bị trầm cảm chính là tìm hiểu và nắm kỹ thông tin về bệnh lý này.

   Hiện nay, mạng xã hội phát triển mạnh. Bạn có thể tìm kiếm thông tin bệnh trầm cảm trên các trang báo uy tín hoặc trong sách vở.

   Nếu nghi ngờ con bị trầm cảm, cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Đồng thời, bạn hãy tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ, chuyên gia tâm lý về cách chăm sóc trẻ khi gặp bệnh này.

 

Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ, chuyên gia tâm lý về bệnh trầm cảm ở trẻ em

Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ, chuyên gia tâm lý về bệnh trầm cảm ở trẻ em

 

   Việc nắm rõ về tình trạng bệnh của con cũng như biết được vì sao trẻ bị trầm cảm sẽ giúp cha mẹ thấu hiểu, hỗ trợ trẻ vượt qua tốt hơn.

   Đặc biệt, trường hợp trầm cảm ở trẻ em do nguyên nhân từ gia đình không hạnh phúc như cha mẹ thường xuyên cãi vã, ép buộc con quá mức… Điều cha mẹ cần làm trước hết là nhìn nhận và tự thay đổi bản thân. Từ đó, bạn mới có thể giúp con thoát ra khỏi căn bệnh này.

Tránh tạo áp lực quá lớn đối với con

   Nhiều cha mẹ hay ép con cái làm những điều trẻ không thích, bắt con học tập quá mức, cắt bỏ những sở thích của trẻ… Nếu trẻ không đạt được như kỳ vọng của họ thì họ nổi nóng, chê bai, thậm chí trách mắng con. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em.

   Những áp lực đó khiến trẻ mệt mỏi, nghĩ bản thân vô dụng, dần thu mình lại. Nếu con đang bị trầm cảm, áp lực từ phụ huynh sẽ càng khiến bệnh tình tồi tệ hơn.

   Do đó, cha mẹ hãy tạo không gian học tập, vui chơi thoải mái cho con trẻ. Khi con đã cố gắng hết mình, dù kết quả ra sao cũng nên dành cho trẻ những lời động viên hoặc công nhận nỗ lực của con.

Động viên con vui chơi, thư giãn

   Khi nhận thấy trẻ buồn bã, mệt mỏi, chán nản, cha mẹ không nên dồn ép, đặt ra quá nhiều câu hỏi cho con. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ sự tự do, thoải mái vui chơi hoặc làm những điều con thích.

   Bạn cũng có thể cùng trẻ tham gia các hoạt động giải trí dựa theo sở thích của con như đọc sách, chơi thể thao, vẽ tranh…

   Ngoài ra, bạn nên cùng con phơi nắng vào buổi sáng để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Các chuyên ra đã nhận thấy, ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tăng tiết hormone serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng và điều hòa giấc ngủ rất tốt.

Lắng nghe, đồng cảm với con

   Dù công việc bận rộn thì sau khi về nhà, cha mẹ vẫn nên dành thời gian để tâm sự với con. Trẻ nhỏ luôn cần sự quan tâm của cha mẹ. Đôi khi, thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của gia đình cũng là yếu tố làm khởi phát các triệu chứng bệnh trầm cảm.

 

Lắng nghe, đồng cảm với con là việc rất quan trọng

Lắng nghe, đồng cảm với con là việc rất quan trọng

 

   Do đó, để giúp con thoát ra khỏi chứng tâm lý này, cha mẹ nên lắng nghe và đồng cảm với trẻ nhiều hơn, không nên ngắt lời hoặc vội vàng phán xét con. Nếu con gặp vấn đề nào đó, phụ huynh cần tìm nguyên nhân đồng thời đưa ra lời khuyên phù hợp cho trẻ.

   Bạn nên duy trì thói quen trò chuyện với trẻ mỗi ngày để con cảm thấy tin tưởng và có thể chia sẻ nhiều hơn. Đặc biệt, bạn cũng cần tôn trọng ý kiến riêng của trẻ, đừng ép buộc bé phải nói ra ngay. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ biết cha mẹ luôn ở bên và sẵn sàng hỗ trợ con bất cứ lúc nào.

Dành cho con nhiều lời khen ngợi

   Những lời khen ngợi chính là liều thuốc tinh thần giúp người bệnh trầm cảm có thêm động lực. Bạn chỉ cần nói rằng “con đã làm rất tốt” sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn về bản thân. Qua đó, bệnh trầm cảm cũng dần được cải thiện.

Gợi ý cho trẻ những hoạt động mới

   Trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng muốn ở một mình, không thích tham gia bất kì hoạt động nào. Để kéo con ra khỏi xu hướng đó, bạn hãy gợi ý cho trẻ một số hoạt động giải trí mới mẻ và đầy thú vị.

   Bạn có thể cùng con nuôi thú cưng, trồng cây hay xây nhà đồ chơi… Việc được tiếp xúc với những điều mới mẻ, lạ lẫm sẽ kích thích sự tò mò của trẻ, giúp tâm trạng con tốt hơn.

Đảm bảo sức khỏe thể chất của trẻ

   Sức khỏe tinh thần luôn gắn liền với thể chất. Người trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống… Chính tình trạng đó càng khiến tinh thần họ suy sụp hơn.

 

Cha mẹ nên chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho trẻ

Cha mẹ nên chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho trẻ

 

   Do vậy, cha mẹ cũng nên chú ý để chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi của trẻ để nâng cao thể lực. Bạn hãy cho con ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau củ quả tươi, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nhiều chất béo.

   Đồng thời, bạn cần giúp trẻ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học, rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy khoa học. Nếu con cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc, bạn cần điều chỉnh lại không gian phòng ngủ của trẻ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ như đọc sách, kể chuyện cho trẻ.

   Bên cạnh đó, cha mẹ nên khuyến khích và động viên con tập thể dục, vận động mỗi ngày. Bạn có thể cùng trẻ đặt mục tiêu nhỏ, ví dụ như thức dậy sớm để cùng nhau tập thể dục, cùng nhau nấu ăn, cùng nhau chăm sóc cây cảnh…   

   Những hoạt động đó sẽ giúp tinh thần con được thoải mái hơn, sức khỏe thể chất cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Đồng hành với con tham gia trị liệu tâm lý

   Trị liệu tâm lý là biện pháp phổ biến để cải thiện tâm trạng cho người bệnh trầm cảm. Các chuyên gia sẽ giúp trẻ hiểu hơn về bản thân, dần kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực.

   Trong những buổi trị liệu đó, cha mẹ nên đồng hành cùng con. Việc này rất quan trọng. Nó giúp phụ huynh thấu hiểu suy nghĩ, cảm nhận của con, tăng cường sự kết nối giữa cha mẹ với con cái. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em do yếu tố gia đình, các chuyên gia cũng sẽ giúp cha mẹ thay đổi hành vi, cảm xúc, suy nghĩ sai lệch. Từ đó, quá trình điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ mới có hiệu quả.

   Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm. Khi phát hiện và điều trị sớm, trầm cảm ở trẻ em sẽ được khắc phục hiệu quả, phòng ngừa những hệ lụy nghiêm trọng. Nếu gặp khó khăn gì về vấn đề tâm lý, mời các bạn liên hệ số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được hỗ trợ sớm nhất!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm ẩn là gì? Làm cách nào để đối phó với tình trạng này?

Trầm cảm ẩn là tình trạng người bệnh che giấu những triệu chứng của bệnh trầm cảm, tỏ ra mình hoàn toàn bình thường, thậm chí là còn…

Sự khác biệt giữa “Nỗi buồn” và “Trầm cảm”

Một số người thường xuyên bị nỗi buồn ghé thăm thì nghi ngờ mình bị trầm cảm, trong khi có những người mắc chứng trầm cảm thì lại cho rằng mình chỉ đang buồn. Nhầm lẫn giữa trầm cảm và buồn bã sẽ khiến việc điều trị trầm cảm chậm trễ, để lại hậu quả nặng nề.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Trầm cảm hậu Covid: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục

Dù dịch Covid đã qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn còn đeo bám dai dẳng, nhất là vấn đề về tâm lý. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng và giải pháp khắc phục ra sao?

Tại sao trầm cảm và bệnh tim mạch thường xuất hiện cùng nhau? Đâu là cách khắc phục hiệu quả?

Trầm cảm và bệnh tim mạch có quan hệ mật thiết, một người mắc phải bệnh lý này, thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh còn lại, bởi lẽ…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách ch-ữa lành trầm cảm do những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Cách ch-ữa lành trầm cảm do những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty mỹ phẩm. Từ nhỏ, chị em tôi luôn được bố mẹ lo cho ăn học sung túc, đầy đủ, không thiếu thốn thứ gì.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi