Tìm hiểu các cấp độ bệnh trầm cảm và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Giống như các bệnh lý thực thể, trầm cảm cũng có cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Khi hiểu rõ từng giai đoạn của bệnh, bạn sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Vậy cụ thể, các cấp độ bệnh trầm cảm là gì? Cách điều trị ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Các cấp độ bệnh trầm cảm là gì?

Các cấp độ bệnh trầm cảm là gì?

 

Các cấp độ của bệnh trầm cảm

   Trầm cảm một dạng bệnh rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, chán nản, mất năng lượng, mất hứng thú với mọi thứ.

   Dựa vào tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà các chuyên gia phân loại cấp độ của bệnh trầm cảm như sau:

Trầm cảm cấp độ nhẹ (độ 1)

   Đây là giai đoạn người bệnh mới bị trầm cảm với các biểu hiện gồm:

  • Người mệt mỏi, cảm giác buồn bã tạm thời, tự ti về bản thân
  • Khó chịu, dễ tức giận
  • cảm giác tội lỗi thoáng qua
  • Mất hứng thú với những hoạt động mà trước đây từng yêu thích
  • Động lực giảm, khó tập trung khi làm việc
  • Không muốn giao tiếp với người khác;
  • Mất ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày

   Những triệu chứng về mặt tâm lý ở giai đoạn trầm cảm này thường nhẹ, ít được chú ý.

   Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng về mặt thực thể như đau nhức không rõ nguyên nhân, khó thở, hồi hộp,... Khi đi khám, bác sĩ thường không tìm ra nguyên nhân nhưng thực tế, đó là biểu hiện của trầm cảm.

Trầm cảm cấp độ vừa

   Khi trầm cảm cấp độ 1 không được điều trị sẽ tiến triển dần thành cấp độ 2 còn gọi là trầm cảm vừa.

   Ở cấp độ này, các triệu chứng tương tự như trầm cảm nhẹ nhưng mức độ nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các vấn đề như:

  • Nhạy cảm, dễ tổn thương lòng tự trọng
  • Cảm thấy bản thân vô dụng
  • Lo lắng thái quá

 

Trầm cảm cấp độ 2 là người bệnh cảm thấy bản thân vô dụng

Trầm cảm cấp độ 2 là người bệnh cảm thấy bản thân vô dụng

 

   Sự khác biệt lớn nhất giữa trầm cảm cấp độ 2 với cấp độ 1 là các triệu chứng đủ nghiêm trọng để gây ảnh hưởng đến công việc, hoạt động hằng ngày của người bệnh.

   Trong các cấp độ bệnh trầm cảm, từ cấp độ vừa trở đi, người bệnh dễ dàng nhận biết bản thân có vấn đề về tâm lý.

Trầm cảm cấp độ nặng không kèm theo loạn thần

   Ở cấp độ này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

  • Buồn bã kéo dài
  • Luôn mất tự tin vào bản thân
  • Dễ kích động, cảm thấy mình vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi kéo dài
  • Tự hại bản thân hoặc những người xung quanh
  • Có suy nghĩ muốn tự tử hoặc thực hiện hành vi tự tử.

   Thời gian xuất hiện các triệu chứng thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Người bệnh ít có khả năng hoạt động xã hội, khó hoặc không thể duy trì công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày.

Trầm cảm cấp độ nặng kèm theo loạn thần

   Đây là giai đoạn nặng nhất trong các cấp độ bệnh trầm cảm. Người bệnh không chỉ có triệu chứng trầm cảm mà còn kèm theo hiện tượng loạn thần hoang tưởng, xuất hiện ảo giác, ví dụ nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ hoặc tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra,...

 

Cách điều trị trầm cảm theo từng cấp độ

   Sau khi xác định được các cấp độ bệnh trầm cảm của bệnh nhân, các chuyên gia sẽ đưa ra hướng điều trị như sau:

  • Ở cấp độ nhẹ: Người bệnh sẽ được hướng dẫn vượt qua trầm cảm bằng cách điều chỉnh lối sống, chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa suy nghĩ, viết nhật ký, đồng thời sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để cải thiện tâm trạng. Bác sĩ thường chưa kê thuốc tây ở giai đoạn này để hạn chế tác dụng phụ.

 

Viết nhật ký giúp bạn nhìn nhận lại mọi việc một cách khách quan

Viết nhật ký giúp bạn nhìn nhận lại mọi việc một cách khách quan

 

  • Ở cấp độ vừa: Bệnh nhân được chỉ định liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm. Trong đó, trị liệu tâm lý được áp dụng phổ biến nhất là biện pháp nhận thức hành vi CBT. Ở biện pháp này, bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ tiêu cực, sai lệch và dần thay đổi lại.
  • Ở cấp độ nặng hoặc trầm cảm kèm theo loạn thần: Bác sĩ thường chỉ định thuốc tây và phối hợp với các biện pháp khác như trị liệu tâm lý, sốc điện… để giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

 

Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm

  • Tập thể dục thường xuyên: Cách này vừa giúp tăng cường thể lực, vừa kích thích não bộ tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng.
  • Cắt giảm thời gian lên mạng xã hội: Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn giải trí nhưng cũng có thể khiến bạn bị nghiện, tổn thương tâm lý. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên kiểm soát thời gian lên mạng, thay vào đó, hãy tham gia các hoạt động thực tế với người thân, bạn bè.
  • Xây dựng mối quan hệ bền chặt: Sự kết nối chặt chẽ giữa bạn với người khác sẽ giúp bạn tránh được bóng ma cô độc, phòng ngừa nguy cơ trầm cảm.
  • Giảm căng thẳng, stress bằng cách:
  1. Tránh ôm đồm quá nhiều việc
  2. Thực hành lòng biết ơn
  3. Tập chánh niệm hoặc thiền định
  4. Thực hành chánh niệm hoặc thiền định;
  5. Tránh xa những mối quan hệ độc hại
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên phơi nắng mỗi ngày.

   Trên đây là những thông tin về các cấp độ bệnh trầm cảm và cách điều trị. Nếu thấy bản thân đang có vấn đề về tâm lý, bạn hãy gọi tới 0243.760.6666 để chuyên gia tư vấn cho bạn cách giải quyết. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở tuổi dậy thì - Những điều mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Nguyên nhân gây trầm cảm ở tuổi dậy thì là do thay đổi hormone, áp lực học tập, gia đình không hạnh phúc, nghiện game, bạo lực học đường,...

Phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm

Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới với những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của hai dạng rối loạn tâm thần này.

Mất cảm xúc và hứng thú với mọi thứ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất cảm xúc và hứng thú với mọi thứ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nỗi lòng thầm kín của người bệnh ung thư

Khi phải đối mặt với bệnh ung thư, tâm lý người bệnh đa phần đều bàng hoàng, sốc, không chấp nhận sự thật. Họ vừa cảm thấy đau buồn cho bản thân, vừa cố gắng kìm nén tâm trạng để giấu gia đình, người thân.

Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm nói chung đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn. Người bệnh thường chán nản, mất hứng thú và động lực với mọi việc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh này có nhiều loại khác nhau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi