Hội chứng sợ tiếng ồn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Với người rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu, họ luôn thường trực một nỗi sợ nhất định như sợ già, sợ vật nhọn, sợ không gian hẹp… Khi phải đối mặt với tác nhân gây sợ hãi, họ sẽ trở nên hoảng loạn, khó kiểm soát được cảm xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ tiếng ồn, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Thế nào là hội chứng sợ tiếng ồn?

Thế nào là hội chứng sợ tiếng ồn?

 

Thế nào là hội chứng sợ tiếng ồn?

   Hội chứng sợ tiếng ồn - Misophonia là tình trạng một người sợ hãi quá mức và kéo dài dai dẳng liên quan đến những âm thanh, tiếng ồn thông thường, nó khác hẳn với cảm giác khó chịu khi phải nghe âm thanh có cường độ lớn. Người mắc hội chứng này sẽ luôn căng thẳng, lo sợ vô lý đối với những âm thanh mà họ nghe được, kể cả những tiếng thở, tiếng nhai thức ăn,…

   Thực tế đôi khi, chúng ta cũng cảm thấy khó chịu và không được thoải mái khi nghe thấy những âm thanh nhai chóp chép, những tiếng thở dài trong không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác bình thường và nó sẽ dần biến mất ngay sau đó.

   Thế nhưng đối với người mắc hội chứng sợ tiếng ồn, nỗi sợ hãi của họ biểu hiện một cách quá mức, không tương xứng với mức độ nguy hiểm của thực tế.

   Họ cảm thấy vô cùng căng thẳng, bực bội hoặc thậm chí xuất hiện các hành vi tiêu cực, mất kiểm soát khi nghe thấy những tiếng ồn, âm thanh bên ngoài.

 

Hội chứng sợ tiếng ồn có biểu hiện gì?

   Thực tế, người bị hội chứng sợ tiếng ồn có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều âm thanh khác nhau, phổ biến nhất là:

  • Tiếng nhai khi ăn uống.
  • Tiếng thở dài hoặc âm thanh phát ra từ mũi
  • Tiếng các ngón tay va chạm

   Khi gặp những âm thanh đáng sợ, họ sẽ có các biểu hiện bao gồm:

  • Nhạy cảm quá mức đối với các tiếng động, âm thanh bên ngoài.
  • Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn khi nghe thấy những âm thanh gây ám ảnh.
  • Có xu hướng né tránh những đồ vật, địa điểm, hoạt động có thể phát ra âm thanh gây khó chịu.
  • Tình trạng lo lắng kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến họ trằn trọc, không thể ngon giấc.
  • Người bệnh có xu hướng giận giữ, trở nên thù hằn hoặc thậm chí có ý định tấn công người tạo ra âm thanh.

 

Người bệnh căng thẳng, hoảng loạn khi nghe thấy âm thanh gây ám ảnh

Người bệnh căng thẳng, hoảng loạn khi nghe thấy âm thanh gây ám ảnh

 

Các biểu hiện về thể chất:

  • Run rẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh
  • Thở gấp, thở nông, khó thở
  • Mặt tái
  • Khô môi, khó nói.
  • Cơ thể nóng bừng
  • Hoảng loạn, thậm chí ngất xỉu

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ tiếng ồn

   Hội chứng sợ tiếng ồn thường gặp ở nữ giới, độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi. Các nhà khoa học đã xác định một số yếu tố tác động, dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Vấn đề trong não bộ: Nỗi sợ hãi phi lý về âm thanh, tiếng ồn do ảnh hưởng từ sự kích thích âm thanh trong não bộ. Bộ não nhận định những tiếng ồn đó là nguy hiểm và phản ứng tiêu cực để chống lại.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc phải tình trạng này hoặc các ám ảnh sợ hãi khác thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.

   Hội chứng sợ tiếng ồn tuy không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày. Bởi quá nhạy cảm với tiếng ồn nên người bệnh thường có xu hướng tránh né các tình huống phát ra âm thanh ám ảnh.

   Ví dụ, nếu họ cảm thấy sợ về tiếng nhai thức ăn thì họ dường như không bao giờ ăn uống cùng những người xung quanh, liên tục từ chối việc góp mặt vào các buổi tiệc liên hoan. Điều này dễ khiến họ trở thành người cô độc, ít mối quan hệ xã hội.

   Thêm nữa, hội chứng sợ tiếng ồn còn ảnh hưởng đến khả năng tập trung, cản trở việc học. Đặc biệt, cảm giác căng thẳng, lo lắng, bất an kéo dài còn khiến người bệnh hình thành những cảm xúc tiêu cực. Họ có thể cảm thấy chán ghét bản thân, cho rằng mình là kẻ vô dụng, bất tài và điều này làm gia tăng nguy cơ khởi phát các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm.

 

Hội chứng sợ tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh

Hội chứng sợ tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh

 

Cách khắc phục hội chứng sợ tiếng ồn

   Các biện pháp khắc phục hội chứng sợ tiếng ồn bao gồm:

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu là biện pháp phổ biến áp dụng cho người mắc phải chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể. Việc can thiệp tâm lý sẽ giúp họ dần hiểu rõ hơn về nỗi sợ vô lý, cố gắng kiểm soát các yếu tố gây sợ hãi và ngăn chặn những ảnh hưởng của nó.

   Một số phương pháp tâm lý trị liệu được dùng cho người bị hội chứng sợ tiếng ồn là:

   Nếu người bệnh có triệu chứng căng thẳng, lo lắng quá mức, nhà trị liệu sẽ cân nhắc chỉ định thêm các thuốc an thần, chống trầm cảm.

Liệu pháp kiểm soát ù tai (TRT)

   Đặc điểm của liệu pháp này là người bệnh sử dụng thiết bị hỗ trợ tạo ra âm thanh mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Nhờ đó, người bệnh dần có liên kết ổn định, hài hòa hơn đối với âm thanh. Họ cũng sẽ giảm bớt sự nhạy cảm, căng thẳng khi đối diện với các âm thanh, tiếng ồn bên ngoài.

Các biện pháp hỗ trợ khác

   Ngoài các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh cũng có thể chủ động khắc phục hội chứng sợ tiếng ồn bằng cách:

  • Sử dụng các thiết bị, công cụ hạn chế tiếng ồn như tai nghe, nút bịt tai.
  • Thay thế các âm thanh khó chịu bằng những âm thanh thư giãn.
  • Nếu cảm thấy quá căng thẳng, bực bội vì âm thanh xung quanh, bạn hãy chủ động rời đi để tránh phát sinh các triệu chứng mất kiểm soát.
  • Chia sẻ nỗi sợ với những người thân, bạn bè đáng tin cậy để được hỗ trợ.
  • Tìm kiếm các biện pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, lo lắng như hít thở sâu, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu thơm
  • Duy trì lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thể dục thể thao mỗi ngày.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm nhiều thông tin về hội chứng sợ tiếng ồn cũng như cách khắc phục tình trạng này. Nếu cần tư vấn gì về tâm lý, mời bạn liên hệ đến tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ chết là gì?

Chứng sợ chết làm bạn sống trong lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, bạn nên biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách vượt qua…

5 năm đau dạ dày, tưởng ung thư hóa rối loạn lo âu

Bệnh nhân trào ngược dạ dày, chướng bụng, mất ngủ, điều trị 5 năm không khỏi, tưởng ung thư dạ dày nhưng cuối cùng bác sĩ lại phát hiện nguyên nhân là do rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi do bị lừa đảo: Giải pháp là gì?

Người cao tuổi thường là “miếng mồi béo bở” của kẻ lừa đảo. Và khi nhận ra mình bị lừa, họ dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm…

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?

Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi