Mục lục [Ẩn]
Khi gặp biến cố nào đó không như mong muốn, chúng ta thường xuất hiện suy nghĩ tiêu cực. Đây là hiện tượng bình thường, khó tránh trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm soát chúng, cả sức khỏe lẫn công việc, học tập của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống?
Suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống?
Suy nghĩ tiêu cực là tất cả suy nghĩ bi quan, thiếu khách quan về những đối tượng và vấn đề trong cuộc sống. Chúng thường xuất hiện khi một người phải trải qua chuyện buồn hay đối mặt với áp lực, khó khăn.
Người có suy nghĩ tiêu cực thường thiếu tự tin về bản thân, nhìn nhận tương lai theo hướng tăm tối, luôn cho rằng tất cả các kế hoạch đều thất bại và có kết quả xấu nhất. Lối suy nghĩ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống, cụ thể:
Gây cảm xúc tiêu cực
Suy nghĩ có mối liên hệ mật thiết đối với cảm xúc và hành động. Suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra một loạt những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, bi quan, lo lắng, tuyệt vọng, chán chường,…
Nếu giữ những suy nghĩ bi quan trong thời gian dài, bạn sẽ rơi vào trạng thái trầm mặc, u uất và căng thẳng. Thậm chí, suy nghĩ tiêu cực còn “nhấn chìm” tất cả những điều tích cực. Về lâu dài, bạn sẽ quên mất ý nghĩa thực sự của cuộc sống, luôn cảm thấy áp lực, nặng nề.
Gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ
Người có suy nghĩ tiêu cực gần như không bao giờ cảm thấy vui vẻ hay lạc quan. Ngược lại, họ thường sống trong lo lắng, căng thẳng, nghi ngờ và bất an về mọi thứ. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đến mối quan hệ yêu đương.
Suy nghĩ tiêu cực gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ
Suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc và hành vi tương tự. Không ai muốn làm bạn hay yêu một người luôn bi quan, ca thán mọi thứ. Bởi vậy, bạn sẽ khó xây dựng được mối quan hệ bền chặt. Hơn nữa, lối suy nghĩ này dễ làm bạn nổi nóng, cáu kỉnh. Theo đó, các xung đột, mâu thuẫn với mọi người sẽ xảy ra.
Hoặc trường hợp tranh luận một vấn đề nào đó, người có suy nghĩ tiêu cực luôn đánh giá sự việc một cách phiến diện. Họ cảm thấy mọi phương án đều có rủi ro, lo sợ thất bại. Điều này khiến mâu thuẫn ngày một leo thang, thậm chí là sự kết thúc một mối quan hệ.
Ảnh hưởng đến học tập và công việc
Suy nghĩ tiêu cực cũng gây ảnh hưởng đến học tập và công việc. Lối suy nghĩ này làm bạn luôn sống trong cảm xúc buồn chán, căng thẳng, đố kỵ… Nó khiến bạn khó tập trung học tập hay làm việc. Hơn nữa, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực còn làm cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, nặng nề, thiếu năng lượng. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất công việc, cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống
Người có suy nghĩ tiêu cực luôn nhìn vào mặt hạn chế của vấn đề. Họ thiếu tự tin vào bản thân, luôn lo sợ thất bại. Chính vì vậy, họ dễ bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống.
Người suy nghĩ tiêu cực dễ bỏ lỡ cơ hội quý giá trong cuộc sống
Họ cho rằng mọi tình huống và kế hoạch đều có kết quả xấu nên không dám thử những điều mới, ngại thay đổi công việc hoặc tạo dựng các mối quan hệ mới. Tuy nhiên, chính thói quen này lại khiến cho cuộc sống trở nên nhàm chán và quẩn quanh với những khó khăn, áp lực.
Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến não bộ
Người có suy nghĩ tiêu cực thường có thói quen suy nghĩ quá nhiều, hay lo lắng và bất an. Trạng thái này ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ. Nó làm các tế bào não phải hoạt động liên tục, dễ bị suy nhược thần kinh.
Đặc biệt, suy nghĩ tiêu cực còn kích thích cơ thể tăng sinh hormone gây stress như adrenaline và cortisol. Chúng đều hại đến tế bào thần kinh, tăng tốc độ lão hóa. Theo đó, người có lối suy nghĩ này dễ phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến não bộ như thiếu máu não, choáng đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, mất ngủ,…
Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực kéo dài còn là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson và nhiều hội chứng sa sút trí tuệ khác.
Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý
Đây là hậu quả thường gặp nhất ở người hay suy nghĩ tiêu cực. Việc nhận thức theo hướng bi quan sẽ khiến cuộc sống của bạn chìm trong cảm xúc tiêu cực. Tình trạng này khiến não bộ giảm tiết các hormone hạnh phúc serotonin và dopamin. Khi cơ thể thiếu hụt những hormone này, tâm lý con người càng trở nên buồn bã, mất động lực, mất hứng thú trong cuộc sống.
Về lâu dài, suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh…
Có thể thấy, suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát lối suy nghĩ này càng sớm càng tốt.
Cách kiểm soát suy nghĩ tiêu cực là gì?
Cách kiểm soát suy nghĩ tiêu cực
Để kiểm soát suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Chia sẻ, giải tỏa suy nghĩ tiêu cực với người đáng tin cậy
- Viết nhật ký những dòng suy nghĩ xấu ra trang giấy trắng, từ đó bạn có thể bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề tốt hơn.
- Thư giãn tinh thần bằng cách:
- Hít thở sâu: Đây là biện pháp đơn giản nhất, dễ áp dụng nhất. Khi có căng thẳng, bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu bằng mũi rồi giữ hơi trong vài giây và thở ra bằng miệng. Sau nhiều lần thở như vậy, suy nghĩ và tâm trạng của bạn sẽ ổn định trở lại.
- Ngồi thiền: Bộ môn này hướng đến sự hợp nhất của thể chất và tinh thần, đồng thời đưa tâm trí trở về trạng thái cân bằng. Nó giúp giảm căng thẳng, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, phiền muộn, giảm lo âu,…
- Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, giảm đau nhức xương khớp, căng cơ,… mà bộ môn này còn kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin, dopamine. Hai hormone này mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc, tăng động lực và năng lượng cho bạn.
- Các biện pháp khác: Tắm nước ấm, massage, nghe nhạc…
- Tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực với sức khỏe và cuộc sống. Tất nhiên khi chúng ta gặp chuyện không như mong muốn, lối suy nghĩ đó sẽ xuất hiện. Điều quan trọng là bạn học cách kiểm soát nó, giữ tinh thần thoải mái đối mặt với mọi việc.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập