Sợ tiếp xúc với người lạ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhiều người cảm thấy nhút nhát, sợ hãi, e ngại khi phải giao tiếp, gặp gỡ những người chưa từng quen biết - tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều tới công việc và cuộc sống hàng ngày của họ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ? Làm sao để khắc phục được tình trạng này?

 

Sợ tiếp xúc với người lạ do nguyên nhân gì?

Sợ tiếp xúc với người lạ do nguyên nhân gì?

 

Nguyên nhân gây ra tâm lý sợ tiếp xúc với người lạ

   Sợ giao tiếp với người lạ là tình trạng e ngại, thiếu tự tin và sợ hãi khi phải giao tiếp với những người không quen biết. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ em, tuy nhiên, không ít người lớn cũng mắc phải vấn đề này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ:

Gia đình bao bọc quá mức

   Đây là nguyên nhân thường gặp khiến gây ra tâm lý sợ tiếp xúc với người lạ. Nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng con của mình còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng tiếp xúc với cuộc sống và sợ con tổn thương. Từ đó khiến họ bao bọc, che chở một cách thái quá và ngăn cản tất cả cơ hội để con tiếp xúc và kết bạn với mọi người xung quanh. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ dù con đã lớn nhưng vẫn che chở con, không muốn con va chạm với cuộc sống.

   Điều này dẫn đến những đứa con của họ không cảm thấy an toàn khi phải nói chuyện với người chưa từng tiếp xúc, dẫn đến trẻ bị cô lập và không biết cách mở lòng với người khác.

Thiếu kỹ năng giao tiếp

   Nhiều gia đình cha mẹ chỉ chú tâm đến việc phát triển thể chất, nâng cao các kiến thức sách vở mà không chú tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con. Việc thiếu hụt kỹ năng giao tiếp khiến trẻ không đủ tự tin trong việc trò chuyện, kết nối. Từ đó, trẻ thường có xu hướng trốn tránh, sợ hãi khi phải tiếp xúc với một người nào đó.

   Nhiều người sau khi trưởng thành vẫn không thể rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, điều này khiến họ gặp nhiều thất bại trong việc kết nối với người khác. Họ sẽ dần dần thu mình lại, trở nên tự ti, nhút nhát và sợ tiếp xúc với người lạ.

Ảnh hưởng từ môi trường sống

   Môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành tính cách của một người. Những người sống trong môi trường mà mọi người đều trầm tính, ít nói và e ngại tương tác xã hội thì rất dễ bị ảnh hưởng và hình thành tâm lý tương tự.

Do sang chấn tâm lý khi còn nhỏ

   Nếu một người từng bị tổn thương, nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ thì rất dễ hình thành tâm lý lo sợ, phòng thủ và không muốn nói chuyện với những người xung quanh.

 

Những đứa trẻ bị sang chấn tâm lý từ nhỏ sẽ hình thành tâm lý sợ tiếp xúc người lạ.

Những đứa trẻ bị sang chấn tâm lý từ nhỏ sẽ hình thành tâm lý sợ tiếp xúc người lạ.

  

   Ví dụ: Trẻ từng bị bắt cóc, tấn công bởi người lạ thường có xu hướng muốn né tránh những người không quen biết.

Rối loạn lo âu xã hội

   Trong nhiều trường hợp, sợ tiếp xúc với người lạ là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn lo âu xã hội - một dạng của rối loạn lo âu. Đây là bệnh lý tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng, bất an quá mức và kéo dài dai dẳng về hầu hết các vấn đề giao tiếp, tương tác xã hội.

   Bên cạnh việc sợ giao tiếp với người lạ, một số triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu xã hội là:

  • Luôn cảm thấy lo âu, căng thẳng thái quá, không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ khi phải giao tiếp xã hội.
  • Khi sắp phải tham dự một sự kiện nào đó, họ thường cảm thấy lo lắng kéo dài, thậm chí lo đến mất ăn mất ngủ.
  • Sợ hãi bị người khác nhận xét, đánh giá trong những tình huống giao tiếp bình thường.
  • Khi phải giao tiếp xã hội, họ có thể có một số triệu chứng thực thể như căng cơ, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ọe, tim đập nhanh hơn,...

   Hầu hết những người bị rối loạn lo âu xã hội chỉ cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với những người thân thiết.

   Rối loạn lo âu xã hội thường khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, họ có thể phải đối diện với các hậu quả nghiêm trọng.

 

Làm sao để khắc phục tình trạng sợ giao tiếp với người lạ?

   Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ:

Cải thiện kỹ năng mềm

   Để vượt qua nỗi sợ tiếp xúc với người lạ, bạn nên cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân, trong đó quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp.

    Một số lưu ý giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp:

  • Nhìn thẳng vào mắt của người khác khi trò chuyện (hoặc có thể nhìn vào khoảng trống ở chính giữa mắt nếu ngại giao tiếp bằng mắt).
  • Điều chỉnh tốc độ và âm lượng để tạo cảm giác dễ chịu.
  • Giữ khuôn mặt bình tĩnh, thoải mái và phát âm rõ ràng.
  • Biết lắng nghe khi người khác nói.

   Sau những lần giao tiếp thành công, chắc hẳn bạn sẽ thấy tự tin hơn và giảm bớt nỗi sợ giao tiếp với người lạ.

Trò chuyện nhiều hơn với người xung quanh

   Đây cũng là một biện pháp giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bạn không cần phải giao tiếp với những người xa lạ ngay từ đầu mà hãy bắt đầu trò chuyện với người thân trong gia đình, bạn bè. Giao tiếp mỗi ngày giúp bạn trở nên tự tin hơn và giảm phần nào cảm giác sợ hãi, e ngại khi gặp gỡ với những người chưa thân quen.

Tập kết bạn với những người đồng trang lứa

   Để giảm dần nỗi sợ khi tiếp xúc với người lạ, bạn nên tập kết bạn với những người đồng trang lứa. Vì có cùng độ tuổi nên bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi trò chuyện và dễ dàng tìm vấn đề để duy trì cuộc trò chuyện lâu dài. Một số gợi ý cho bạn:

  • Nếu trẻ còn đi học, hãy tập cho trẻ trò chuyện với những người bạn cùng lớp, cùng độ tuổi.
  • Nếu đang đi làm, bạn có thể kết bạn với những người cùng chức vụ và trạc tuổi. Bạn cũng có thể tham gia một câu lạc bộ bạn yêu thích như tập nhảy, đánh cầu lông,...

   Về lâu dài, bạn sẽ quên đi nỗi sợ và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với người lạ.

Chia sẻ nỗi sợ với người thân, bạn bè

   Nếu không thể tự mình vượt qua nỗi sợ, bạn nên trò chuyện với người thân và bạn bè.

   Bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích hoặc những lời động viên để vượt qua nỗi sợ và tự tin hơn. Việc chia sẻ cũng giúp bạn thoải mái tinh thần hơn, không bị căng thẳng, nặng nề do kìm nén quá mức.

   Việc chia sẻ cũng giúp mọi người hiểu được vấn đề bạn đang gặp phải. Đôi lúc những người bên cạnh không thể biết được lý do vì sao bạn lại cố tình tránh né và liên tục từ chối các buổi tụ họp. Lâu dần họ sẽ cảm thấy chán nản và không còn muốn thân thiết với bạn nữa.

Gặp các chuyên gia tâm lý

 Nếu nỗi sợ về việc tiếp xúc với người lạ nghiêm trọng dần theo thời gian, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Các chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng người, sau đó xem xét can thiệp liệu pháp phù hợp để điều chỉnh suy nghĩ và hành vi cho phù hợp.

Sử dụng thuốc

Nếu việc sợ tiếp xúc với người lạ là do rối loạn lo âu xã hội thì người bệnh có thể sẽ được kê các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu… Tuy nhiên các thuốc này đều có rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm BoniBrain của Mỹ, an toàn mà rất hiệu quả với bệnh nhân bị rối loạn lo âu xã hội nhờ cơ chế kích thích cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin và dopamin.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây ra tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ. Nếu nhận thấy các nỗi sợ biểu hiện thái quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày thì cần đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi