Rối loạn lo âu bệnh tật - Dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu bạn thấy mình liên tục kiểm tra cơ thể để tìm các dấu hiệu bệnh tật hoặc lo sợ rằng mình mắc một căn bệnh nguy hiểm, mặc dù bác sĩ đã nói không sao thì có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do bệnh tật (IAD).Hãy tìm hiểu về tình trạng này và cách khắc phục nó để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn ở bài viết ngay sau đây nhé!

 

Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

 

Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

    Rối loạn lo âu bệnh tật (IAD) là một tình trạng rối loạn tâm thần, trong đó người bệnh có sự lo lắng quá mức và thái quá về việc mình mắc một hoặc nhiều căn bệnh nguy hiểm nào đó. Trước đây, tình trạng này được gọi là hypochondria or hypochondriasis.

    Những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật bị ám ảnh về cơ thể và sức khỏe của họ, có một nỗi sợ hãi tột độ về bệnh tật. Họ thường xuyên tự kiểm tra cơ thể, quan tâm đặc biệt đến một số triệu chứng bất thường và tự chẩn đoán mình đã mắc bệnh nào đó.

    Sự căng thẳng quá mức do lo lắng về bệnh tật này có thể xảy ra bất kể việc họ có thực sự mắc bệnh hay không. Ngay cả khi họ đã được chẩn đoán một bệnh lý cụ thể nào đó, họ vẫn có những sự lo lắng thái quá không tương xứng về căn bệnh họ đang mắc phải. Ví dụ, khi họ và bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm họng, nhưng họ vẫn đinh ninh và lo sợ mình bị ung thư phổi. 

 

Các triệu chứng của tình trạng rối loạn lo âu bệnh tật

   Những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường có triệu chứng như:

  • Thường xuyên nghĩ về việc mình đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
  • Cho rằng các triệu chứng nhẹ hoặc cảm thấy cơ thể của mình đang có dấu hiệu của căn bệnh ác tính. Ví dụ, chỉ bị đau đầu, họ liền cho rằng mình bị ung thư não. Hoặc chỉ có một chấm đỏ trên da, họ liền nghĩ mình đã mắc bệnh sởi.

 

Triệu chứng rối loạn lo âu bệnh tật

Triệu chứng rối loạn lo âu bệnh tật

 

  • Dễ hoảng sợ với những triệu chứng và bệnh lý mình đang gặp phải.
  • Không có sự yên tâm khi bác sĩ chẩn đoán họ không có bệnh hoặc mắc bệnh nhẹ, hoặc từ các kết quả xét nghiệm âm tính.
  • Thể hiện sự đau khổ và lo sợ quá mức về các bệnh có thể xảy ra và điều đó gây cản trở cho hoạt động hàng ngày.
  • Thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện các dấu hiệu ốm đau hoặc bệnh tật.
  • Liên tục đi khám để có thể yên tâm hơn nhưng khi có kết quả âm tính thì lại tỏ ra không tin tưởng. Một số khác lại trốn tránh khám bệnh vì sợ bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Bỏ qua việc gặp gỡ mọi người, đến những nơi đông người hoặc tham gia hoạt động cộng đồng vì sợ mắc bệnh nào đó. Ví dụ, khi có dịch cúm A, họ không chịu ra ngoài mà tự nhốt mình trong nhà. Hoặc có những bệnh nhân không ra nắng vì sợ ung thư da.
  • Liên tục nói về sức khỏe và các bệnh lý có thể xảy ra.
  • Thường xuyên dùng internet để tìm kiếm nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh mà họ đang mắc hoặc nghĩ rằng mình đang gặp phải.

 

Các loại rối loạn lo âu bệnh tật

Rối loạn lo âu bệnh tật có thể được chia thành hai loại:

  • Kiểu muốn được điều trị thái quá: Họ cần được trấn an liên tục về sức khỏe, thường xuyên đến gặp bác sĩ cho dù mọi kết quả kiểm tra sức khỏe của họ đều bình thường, hay nói về các triệu chứng của mình với bạn bè và người thân. 
  • Kiểu trốn tránh khám và điều trị: Người bệnh tránh đi khám bác sĩ vì sợ sẽ tìm ra bệnh lý nghiêm trọng. Họ cũng không chia sẻ về những lo lắng của mình với người thân vì họ sợ rằng nếu nói ra, mình sẽ phải đi khám và phát hiện bệnh, hoặc sợ rằng sẽ không ai quan tâm đến những lo lắng của họ.

 

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

   Rối loạn lo âu bệnh tật có thể do các nguyên nhân như: 

  • Luôn có một niềm tin phi lý rằng tất cả các cảm giác của cơ thể đều nghiêm trọng và là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm.
  • Tiền sử từng mắc bệnh nghiêm trọng thời thơ ấu.
  • Ngày còn nhỏ từng chứng kiến người thân mắc bệnh nặng, kéo dài và tử vong.
  • Tiền sử gia đình có các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, v.v.
  • Tiền sử bị lạm dụng hoặc chấn thương thời thơ ấu.
  • Sử dụng Internet quá mức và đọc nhiều bài viết liên quan đến sức khỏe

 

Cách Điều Trị Chứng Rối Loạn Lo Âu do Bệnh tật

   Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu bệnh phổ biến bao gồm:

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến cho rối loạn lo âu bệnh tật. Người bệnh thường sẽ được áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). CBT có thể giúp giảm bớt mức độ căng thẳng liên quan đến IAD vì nó chỉ cho người bệnh những kỹ năng cần thiết có thể giúp kiểm soát sự lo lắng thái quá của mình, nhận ra những suy nghĩ sai lệch và méo mó, từ đó thay đổi chúng. 

Để tăng cường hiệu quả, bệnh nhân được khuyến khích sử dụng thêm các sản phẩm giúp tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin và dopamin, ví dụ như dùng BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp người dùng giảm căng thẳng, lo lắng, thư giãn tinh thần, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, bình tĩnh hơn.

Dùng thuốc

    Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp tâm lý, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị. Trong đó, thuốc chống trầm cảm, ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) thường được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn lo âu bệnh tật.

    Tuy nhiên, các thuốc tây điều trị rối loạn lo âu đều là thuốc độc bảng A, gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý sử dụng mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Một số mẹo để cải thiện triệu chứng của rối loạn lo âu bệnh tật

  • Tự tìm hiểu về chứng rối loạn lo âu bệnh tật, nhận biết các tác nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng và tránh xa chúng. Ví dụ, nếu nguyên nhân do bạn đọc quá nhiều bài viết về bệnh tật trên internet, hãy ngưng làm những việc đó và dành thời gian cho những công việc khác ý nghĩa hơn. 
  • Cố gắng giữ cho mình bận rộn và tham gia vào các hoạt động mang lại cho bạn sự hỗ trợ và giúp bạn phân tâm.
  • Tránh sử dụng ma túy, rượu hoặc bất kỳ chất nào khác bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn lo âu của bạn.
  • Tránh thôi thúc liên tục tự kiểm tra, tự chẩn đoán và bận tâm đến cơ thể của mình.
  • Tránh tham khảo ý kiến ​​của nhiều bác sĩ hoặc tìm đến phòng cấp cứu thường xuyên vì điều đó sẽ chỉ khiến việc điều trị của bạn trở nên khó khăn hơn.

   Như vậy, với chứng rối loạn lo âu bệnh tật, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, dùng BoniBrain kết hợp với thực hiện các mẹo như trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ

Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình.

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ vật nhọn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

Để hoàn thành thiên chức làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua “cửa sinh tử” vượt cạn với cơn đau đẻ khủng khiếp. Mức độ đau dữ dội khiến nhiều người ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, dần hình thành hội chứng sợ sinh con. 

Phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm

Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới với những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng của hai dạng rối loạn tâm thần này.

Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!

Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi