Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ thường rơi vào độ tuổi từ 45 - 55. Đây là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với nhiều phụ nữ. Đặc biệt, phụ nữ trong giai đoạn này có nguy cơ mắc trầm cảm hơn rất nhiều. Do đó, khi bước vào độ tuổi này, bạn cần chủ động trang bị kiến thức và tìm hiểu về những dấu hiệu trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

 

Phụ nữ thời mãn kinh có nguy cơ trầm cảm cao hơn những đối tượng khác.

Phụ nữ thời mãn kinh có nguy cơ trầm cảm cao hơn những đối tượng khác.

 

Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Một số triệu chứng thường gặp ở phụ nữ bị trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh như:

  • Buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bi quan kéo dài.
  • Không còn hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những việc đã từng rất yêu thích trước đây.
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn thực hiện bất cứ việc gì, có xu hướng muốn ngồi yên một chỗ.
  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Rối loạn ăn uống như giảm cảm giác ngon miệng, gây chán ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc cảm thấy thèm ăn và ăn không kiểm soát.
  • Mất tập trung, giảm chú ý, hay quên, không thể hoàn thành tốt bất cứ công việc nào.
  • Cảm thấy vô dụng, tội lỗi và không xứng đáng, sống khép kín, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
  • Gặp phải khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn hàng ngày, kể cả những việc đơn giản nhất.
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

 

Các nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Biến động nội tiết tố

   Nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh được cho rằng là do sự thay đổi nội tiết tố. Cụ thể, khi bước vào thời kỳ mãn kinh, hệ trục vàng não bộ - tuyến yên - buồng trứng hoạt động suy giảm, dẫn đến bộ ba nội tiết tố trong cơ thể (estrogen, progesterone và testosterone) có sự biến động, bất ổn định.

   Bình thường, nếu nội tiết tố trong cơ thể hài hòa, estrogen sẽ giúp ức chế cortisol, và kích thích sự dẫn truyền thần kinh serotonin, mang lại sự thoải mái hơn cho cơ thể. Đồng thời, estrogen cũng làm tăng lượng dopamine trong não, là chất chịu trách nhiệm điều chỉnh tinh thần, niềm vui.

   Trong khi đó, progesterone được xem như chất làm dịu và ngăn chặn hoạt động của một chất dẫn truyền thần kinh khác, glutamate. Đây là chất dẫn truyền thần kinh hưng phấn giúp kích thích hoạt động của não, nhưng nếu glutamate cao sẽ làm tăng sự lo lắng, hoảng loạn ở người phụ nữ.

   Ngoài ra, testosterone là hormone mang lại sự tự tin, tăng khả năng chịu đựng căng thẳng. Khi bị suy giảm nội tiết tố này, chị em tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh thường tự ti, mệt mỏi và thiếu năng lượng.

   Giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ thường bị suy giảm là nguyên nhân chính gây ra nhiều xáo trộn bên trong cơ thể, trong đó có ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của chị em, đặc biệt là những phụ nữ từng có các rối loạn tâm lý trước đó.

Sức khỏe suy giảm

   Bước vào thời kỳ mãn kinh, sức khoẻ của nữ giới bị suy giảm đáng kể. Họ có thể phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe, như:

  • Các bệnh lý tim mạch.
  • Loãng xương.
  • Các vấn đề răng miệng.
  • Các bệnh phụ khoa.
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như béo phì, đái tháo đường.
  • Thiếu hụt estrogen dẫn đến dễ nhiễm khuẩn đường tiểu, xuất hiện chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ mãn kinh.
  • Có nguy cơ mắc ung thư sinh dục như ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung.

 

Phụ nữ mãn kinh dễ gặp các vấn đề thể chất.

Phụ nữ mãn kinh dễ gặp các vấn đề thể chất.

 

Việc này khiến họ luôn sống trong lo sợ về sức khoẻ của chính mình, từ đó làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Vấn đề về giấc ngủ

   Phụ nữ thường rất dễ bị mất ngủ trong thời kỳ đầu của giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân thường là do cơ bắp căng cứng cộng thêm hiện tượng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm. Từ đó khiến chị em bị gián đoạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ và ngủ không say giấc. Giấc ngủ kém có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 10 lần.

Cuộc sống có nhiều thay đổi

   Phụ nữ trung niên thường phải lo toan, nặng gánh trách nhiệm gia đình, cũng như phấn đấu công việc ở ngoài xã hội, chẳng hạn như:

  • Cha mẹ già hoặc mất đi.
  • Áp lực nghề nghiệp.
  • Những vấn đề về sức khỏe thể chất.
  • Con cái ra ở riêng.
  • Mối quan hệ vợ chồng.

   Tất cả những điều này chính là yếu tố cộng hưởng đè nặng lên tâm lý của chị em. Lúc này, chị em dễ rơi vào tâm lý bất ổn, hay cáu gắt vô cớ, lo lắng quá mức, thậm chí nhiều người còn rơi vào trầm cảm, không muốn giao tiếp, suy nghĩ tiêu cực.

 Thay đổi ngoại hình

   Phụ nữ thường được tôn vinh là “phái đẹp”, hầu hết nữ giới đều rất coi trọng ngoại hình của bản thân mình. Tuy nhiên, thời kỳ mãn kinh lại gây ra nhiều tác động tiêu cực tới ngoại hình của nữ giới. Cụ thể, người phụ nữ cảm nhận cơ thể bắt đầu già đi với những biểu hiện về ngoại hình như cơ thể mất cân đối, không còn săn chắc, thon gọn, sạm nám.

   Điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy buồn bã, kém tự tin và làm suy giảm lòng tự trọng khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

 

Điều trị trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

   Tùy vào mức độ nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng của trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

   Các phương pháp điều trị chính thường được áp dụng bao gồm:

Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm

   Trong trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm nặng hoặc có những biểu hiện nguy hiểm như tự làm hại bản thân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân. Tuy những loại thuốc này không có tác dụng điều trị triệt để bệnh trầm cảm nhưng nó có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ tự sát.

   Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có nhiều tác dụng không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn,…Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

>>> Xem thêm: 8 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách đối phó với nó

 

Trị liệu tâm lý

  Trị liệu tâm lý là phương pháp được khuyến khích sử dụng với người bệnh trầm cảm nhờ sự hiệu quả và an toàn của nó. Đây là biện pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để cải thiện các vấn đề tâm lý cho con người. Người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với chuyên gia, từ đó nhìn nhận được những biểu hiện sai lệch và tiêu cực của bản thân để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên

 

Trị liệu tâm lý là phương pháp được khuyến khích cho bệnh nhân trầm cảm.

Trị liệu tâm lý là phương pháp được khuyến khích cho bệnh nhân trầm cảm.

 

Liệu pháp thay thế estrogen

    Trong một số nghiên cứu nhận thấy liệu pháp thay thế estrogen có thể giúp phụ nữ mãn kinh bị  trầm cảm giảm bớt các triệu chứng bệnh và ổn định hơn về cảm xúc. Các chuyên gia sẽ cân nhắc để chỉ định người bệnh sử dụng thuốc hoặc dùng miếng dán trên da.

 

Các biện pháp phòng ngừa trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

Để hạn chế nguy cơ bị trầm cảm thời kỳ mãn kinh, bạn cần xây dựng cho mình một tâm lý và lối sống vững vàng, như:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống với đầy đủ dưỡng chất, hàm lượng calo cần thiết. Một khẩu phần ăn cần phải đảm bảo được lượng vitamin, khoáng chất, canxi, magie,…thiết yếu cho cơ thể. Bạn cần chú ý lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều phytoestrogen để cân bằng nồng độ hormone thiếu hụt trong cơ thể.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao. Tốt nhất nên dành ra 30 phút để đi bộ, chạy bộ, tập yoga, thái cực quyền để nâng cao sức đề kháng và ổn định tinh thần tốt hơn.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế tình trạng thức khuya, tốt nhất là nên ngủ trước 23 giờ đêm.
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, cộng đồng để giải tỏa căng thẳng. Đồng thời điều này cũng giúp bạn cởi mở hơn trong việc giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ để tránh tình trạng cảm thấy cô đơn.
  • Luôn giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái, tránh những suy nghĩ tiêu cực, bi quan. Tốt nhất là nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân bên cạnh để giải tỏa tâm trạng và chia sẻ những khó khăn đang gặp phải.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Trên đây là một số thông tin tham khảo về tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Phụ nữ mãn kinh sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với các đối tượng khác và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Nếu cần được tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm do mạng xã hội: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Mạng xã hội là nơi chúng ta cập nhật tin tức, thể hiện cá tính của bản thân hoặc liên lạc với nhau. Thế nhưng, nó cũng là con dao hai lưỡi, có thể khiến chúng ta buồn bã, thất vọng, tăng nguy cơ trầm cảm

Tổng hợp các cách điều trị trầm cảm 2023

Sử dụng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý, sốc điện… là những cách điều trị trầm cảm.

Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không?

“Người bị trầm cảm có tự khỏi được không?” - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân trầm cảm và người nhà họ thắc mắc. Vậy sự thật thì như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

Trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng: Nguyên nhân và hướng giải quyết

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là vấn đề rất thường gặp ở mỗi gia đình. Nếu không biết cách giải quyết, tình trạng này không chỉ đe dọa hạnh phúc gia đình mà còn có nguy cơ khiến người người trong cuộc rơi vào trạng thái trầm cảm.

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Liệu pháp hành vi biện chứng giúp chúng ta phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi