Mục lục [Ẩn]
Ở Việt Nam, có khoảng 15 triệu người mắc phải một trong 10 bệnh lý tâm thần kinh thường gặp, trong đó có rối loạn lo âu. Tuy tỷ lệ mắc cao như vậy nhưng không phải ai cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nguy hiểm đến mức nào? Cần làm gì khi nghi ngờ hoặc đang mắc rối loạn lo âu? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh rối loạn lo âu là gì?
Bệnh rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu (anxiety disorder) là một chứng rối loạn tâm thần thường gặp. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng như bệnh nhân bị lo lắng, sợ hãi quá mức và kéo dài. Đi kèm với đó là những triệu chứng như khô miệng, không thể ở yên một chỗ mà đi lại liên tục, cảm thấy nghi ngờ bản thân, mệt mỏi, uể oải…
Có nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau như:
- Rối loạn lo âu lan tỏa
- Rối loạn lo âu xã hội
- Rối loạn lo âu hoảng loạn
- Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
- …
Mỗi một dạng sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng, nguyên nhân gây bệnh cũng có một số điều khác biệt. Từ đó, hậu quả gây ra và cách điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau.
Bệnh rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Khi bị rối loạn lo âu, người bệnh cần được can thiệp điều trị sớm. Bởi nếu không, họ có thể gặp phải những biến chứng hoặc vấn đề nguy hiểm như sau:
Lạm dụng các chất kích thích
Người bệnh thường có xu hướng tìm đến các chất kích thích để áp chế cảm giác sợ hãi, lo lắng của mình. Những thứ này có thể là rượu, bia, thuốc lá, thuốc lắc, thậm chí là thuốc phiện.
Những chất kích thích không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là yếu tố khiến chứng rối loạn lo âu ngày càng trầm trọng hơn. Cứ như vậy, họ lại càng lệ thuộc vào các chất này. Hậu quả là, cả tinh thần và sức khỏe của người bệnh đều bị tàn phá, bào mòn nghiêm trọng theo thời gian.
Người mắc rối loạn lo âu có thể sẽ tìm đến các chất gây nghiện
Trầm cảm
Các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm khá giống nhau. Vậy nhưng, về mức độ thì trầm cảm nặng và nguy hiểm hơn.
Người trầm cảm có cảm giác buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực, cực kỳ mất năng lượng, vô vọng về tương lai và có xu hướng tìm tới cái chết.
Và thông thường, những người bị rối loạn lo âu nếu không được điều trị thì sẽ dẫn tới trầm cảm. Căn bệnh này khiến người bệnh trở nên xa lánh với xã hội, sống khép kín hơn và dần bào mòn năng lượng của họ. Rối loạn lo âu gây mất ngủ, việc thiếu ngủ lâu ngày cũng sẽ khiến họ đối mặt với bệnh trầm cảm.
Rối loạn lo âu có thể tiến triển thành trầm cảm
tự_tử
tự_tử là một trong những hậu quả giúp chúng ta biết rõ rối loạn lo âu có nguy hiểm không. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cố gắng tìm đủ mọi cách để tự kết thúc cuộc sống của mình. Vì vậy, dù không mắc bệnh lý thực thể nghiêm trọng nào nhưng người bệnh vẫn có thể tử vong.
Rối loạn lo âu khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không muốn gồng mình chống đỡ nữa, tinh thần của họ bị kiệt quệ. Tất cả những điều này đẩy họ đến suy nghĩ muốn tự sát để chấm dứt chuỗi ngày đau khổ đó.
Theo một thống kê của Liên minh Quốc gia trợ giúp người mắc bệnh thần kinh Hoa Kỳ thì hơn 90% người tự_tử đều có dấu hiệu của bệnh tâm thần, trong đó có bệnh rối loạn lo âu.
Nguy hiểm hơn nữa là gần đây, do sự phát triển của mạng xã hội, các thông tin về tự_tử ngày càng nhiều. Điều đó như một động lực vô hình thúc đẩy họ biến mong muốn của mình thành hiện thực.
Người bị rối loạn lo âu có thể tự_tử hoặc tự làm hại bản thân
Xin mời các bạn theo dõi thêm bài viết: Hội chứng tự hại bản thân nguy hiểm như thế nào?
Gây các bệnh lý thực thể
Không chỉ gây các vấn đề về tâm lý khác mà rối loạn lo âu còn gây ra các bệnh lý trên thực thể.
Việc lo lắng, căng thẳng kéo dài khiến hệ miễn dịch của người bệnh yếu đi, việc ăn uống không đảm bảo dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Khi lo lắng, hồi hộp trong thời gian dài cũng ảnh hưởng nhiều đến hệ tim mạch. Hoặc khi người bệnh tự nhốt mình trong nhà, không vận động thể lực, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng khiến sức khỏe của họ bị suy yếu.
Rối loạn lo âu khiến con người bị mất ngủ. Không ngủ đủ giấc sẽ gây hàng loạt các vấn đề khác trên sức khỏe như tăng huyết áp, tăng nguy cơ tiểu đường, bệnh lý tim mạch.
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Có thể thấy, rối loạn lo âu rất nguy hiểm và bạn cần có biện pháp phòng ngừa, điều trị ngay từ bây giờ. Nếu thấy mình có những triệu chứng rối loạn lo âu, bạn nên thực hiện 1 bài test, sau đó đi khám khi thấy mình có mức lo âu từ vừa trở lên.
Các triệu chứng rối loạn lo âu
Sau đây là những triệu chứng rối loạn lo âu bạn cần nắm được:
- Cảm thấy căng thẳng, thậm chí là sợ hãi trước những sự việc không quá nghiêm trọng.
- Căng thẳng, hồi hộp thái quá trước khi có 1 sự kiện nào đó diễn ra.
- Lo lắng quá nhiều về bệnh tật và cái chết, ví dụ như thấy mình hay hồi hộp, tim đập nhanh thì nghĩ mình bị bệnh tim mạch và sắp chết.
- Thấy hoảng loạn, sợ sệt, cảm thấy không được an toàn, hoặc không thấy chắc chắn trước khi làm gì đó.
- Khó ngủ, sợ hãi, lo lắng cả trong giấc mơ.
- Không thể đứng yên, không thể giữ bình tĩnh.
- Lặp lại một số hành động như kiểm tra khóa cửa, rửa tay… nhiều lần.
Khi thấy mình có những triệu chứng bất thường như trên, bạn nên làm 1 bài test rối loạn lo âu sau đây.
Bài test rối loạn lo âu
Bài test này dựa trên thang đo lo âu - trầm cảm - stress DASS 21 gồm 21 câu hỏi. Trong đó, có 7 câu để kiểm tra mức độ rối loạn lo âu. Bạn trả lời lần lượt và tự tính điểm như sau:
0 điểm |
Không đúng với tôi chút nào cả |
1 điểm |
Đúng với tôi phần, hoặc thỉnh thoảng mới đúng |
2 điểm |
Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng |
4 điểm |
Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng |
7 câu hỏi trong test rối loạn lo âu
7 câu hỏi trong test rối loạn lo âu là:
- Tôi bị khô miệng.
- Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)
- Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...).
- Tôi lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười.
- Tôi thấy mình gần như hoảng loạn.
- Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp).
- Tôi hay sợ vô cớ.
Sau khi tính điểm cho từng câu hỏi, bạn cộng điểm lại rồi nhân với 2 và so với kết quả:
Điểm |
Mức độ lo âu |
0-7 điểm |
Bình thường
|
8-9 điểm |
Lo âu nhẹ |
10-14 điểm |
Lo âu vừa |
15-19 điểm |
Lo âu nặng |
Tự làm bài test rối loạn lo âu tại nhà
Làm gì khi có kết quả test rối loạn lo âu?
Nếu số điểm từ 8-9 thì bạn đang lo âu nhẹ. Lúc này, việc cần làm đó là:
- Điều chỉnh lại tâm trạng.
- Thực hiện các thói quen lành mạnh giúp bạn bình tĩnh và thư giãn hơn như:
- Ngủ đủ giấc
- Tập thiền.
- Tập thể dục
- Ăn uống lành mạnh (ăn sạch, đủ dinh dưỡng), tập thở sâu.
- Tránh xa các chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu bia.
- Tâm sự với bạn bè, người thân.
- Dành thời gian làm điều mình thích.
Nếu số điểm từ 10 trở lên, bạn nên đi thăm khám để có hướng điều trị thích hợp. Điều trị rối loạn lo âu gồm 2 phương pháp chính là dùng thuốc và không dùng thuốc.
Các thuốc điều trị rối loạn lo âu thường gây nhiều tác dụng phụ. Chúng đều thuộc nhóm các thuốc độc bảng A. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ ưu tiên dùng các phương pháp như: liệu pháp nhận thức - hành vi CBT, tư vấn và điều trị tâm lý. Ngoài ra, bệnh nhân được khuyến khích dùng thêm BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, giúp kích thích cơ thể tăng tiết hai hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Hai hormon này sẽ có vai trò điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn, thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng, tăng khả năng chú ý và tập trung. Từ đó, bệnh của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả.
Xin mời bạn theo dõi bài viết: Có chữa dứt điểm rối loạn lo âu được không?
Hy vọng, đến đây bạn đã biết được rối loạn lo âu có nguy hiểm không và có cho mình sự cảnh giác nhất định về chứng bệnh này. Để không để những hậu quả nặng nề đó xảy ra, hãy thực hiện 1 bài test và áp dụng các phương pháp theo hướng dẫn ở trên nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập