Khủng hoảng hiện sinh: Khi cảm thấy cuộc sống trống rỗng và biện pháp đối phó

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn đã bao giờ cảm thấy lạc lối hoặc choáng ngợp trước những câu hỏi về mục đích tồn tại của mình hoặc ý nghĩa của cuộc sống chưa? Nếu có thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một cuộc khủng hoảng hiện sinh.

 

Khủng hoảng hiện sinh là gì?

    Khủng hoảng hiện sinh là một giai đoạn bạn căng thẳng, không chắc chắn về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Đó là cảm giác lạc lõng hoặc bị ngắt kết nối với thế giới xung quanh. Đó là khi bạn bắt đầu tự hỏi liệu cuộc sống này còn điều gì thú vị hơn những gì bạn đang trải qua không hay liệu sự tồn tại của bạn có ý nghĩa gì không.

    Theo các nhà tâm lý học, một cuộc khủng hoảng hiện sinh được đánh dấu bằng sự thiếu mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống. Đi kèm với đó là một số cảm xúc tiêu cực như:

  • Lo âu
  • Phiền muộn
  • Đau khổ
  • Trống rỗng
  • Kiệt sức
  • Tuyệt vọng

    Những cảm xúc tiêu cực và cảm giác thiếu ý nghĩa này khiến chúng ta không ngừng đặt câu hỏi về bản thân và sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, vì các câu hỏi có thể rất sâu sắc và phức tạp khiến chúng ta không thể tìm ra câu trả lời. Hậu quả là chúng ta càng trở nên bối rối và căng thẳng hơn. Khi những cảm xúc và suy nghĩ này không được giải quyết, chúng có thể tác động tiêu cực đến cách chúng ta định hướng trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn cả đó là chứng trầm cảm.

 

Khủng hoảng hiện sinh có phải trầm cảm?

    Điều gì sẽ xảy ra nếu những cảm giác nghi ngờ và không chắc chắn về bản thân và cuộc sống cứ mãi đeo bám bạn? Đó chính là lúc ranh giới giữa khủng hoảng hiện sinh và trầm cảm trở nên mờ nhạt. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai vấn đề này.

    Khủng hoảng hiện sinh là cảm giác không chắc chắn, sợ hãi và bất an có thể nảy sinh khi bạn suy ngẫm về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời mình. Nó thường đi kèm với tâm trạng bồn chồn, lạc lõng.

   Còn với trầm cảm, đó là cảm giác buồn bã, tuyệt vọng sâu sắc khi chúng ta phải vật lộn với những câu hỏi về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Nó thường đi kèm với cảm giác trống rỗng, mất kết nối và lòng tự trọng thấp.

 

Cảm giác trống rỗng, mất mục tiêu kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm

Cảm giác trống rỗng, mất mục tiêu kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm

 

    Như vậy, trầm cảm có thể xem là một tình trạng rối loạn tâm thần ở mức độ nặng hơn. Cảm giác trống rỗng của khủng hoảng hiện sinh có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được can thiệp.

 

Tôi có đang gặp khủng hoảng hiện sinh không?

Nếu bạn đang tự hỏi mình có đang trong giai đoạn khủng hoảng hiện sinh hay không thì dưới đây là một số biểu hiện:

  • Đặt những câu hỏi sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống. Chẳng hạn, “Tôi sống để làm gì?” hoặc “Tại sao tôi lại tồn tại?”.
  • Cảm thấy lạc lõng hoặc bối rối về định hướng của mình.
  • Đặt câu hỏi về niềm tin và giá trị của bản thân.
  • Cảm thấy trống rỗng hoặc thiếu thỏa mãn, ngay cả khi mọi thứ dường như vẫn đang rất tốt đẹp.
  • Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc đặt mục tiêu cho mình.
  • Cảm thấy bế tắc hoặc không có động lực trong cuộc sống.

    Đặt câu hỏi, hoài nghi về bản thân là một phần bình thường trong trải nghiệm của con người. Đó có thể là cơ hội để bạn phát triển và khám phá về những năng lực của bản thân.

   Mời bạn đọc thêm: Nghệ thuật khám phá bản thân: Cách tìm kiếm năng lực thực sự của bạn.

 

Một số loại khủng hoảng hiện sinh

    Dựa vào những biểu hiện và câu hỏi mà bạn đang đặt ra cho mình, có thể chia khủng hoảng hiện sinh thành một số loại:

 

1. Khủng hoảng danh tính

    Loại khủng hoảng này tập trung vào các câu hỏi liên quan đến bạn là ai và điều gì khiến bạn trở nên độc đáo. Nó có thể được kích hoạt bởi những thay đổi trong sự nghiệp, mối quan hệ của bạn. Điều này dẫn đến cảm giác bối rối, lo lắng và nghi ngờ bản thân.

 

2. Khủng hoảng nghề nghiệp

   Nó có thể xảy ra khi bạn cảm thấy không thỏa mãn và đặt câu hỏi về mục đích, giá trị của công việc và sự nghiệp mình đang theo đuổi.

 

Bạn không chắc chắn về sự nghiệp mình đang theo đuổi

Bạn không chắc chắn về sự nghiệp mình đang theo đuổi

 

3. Khủng hoảng tinh thần

    Một cuộc khủng hoảng tinh thần xảy ra khi bạn thấy vỡ mộng, bối rối về những niềm tin, đức tin và giá trị cốt lõi mình từng tin tưởng.

 

4. Khủng hoảng mối quan hệ

    Điều này phát sinh khi bạn đặt câu hỏi về ý nghĩa và mục đích của các mối quan hệ mình đang có. Nó khiến bạn ngắt kết nối với những người khác trong cuộc sống của mình. Nặng nề hơn là nỗi cô độc khi không có bất kỳ ai xung quanh.

 

5. Khủng hoảng khi về già

    Loại khủng hoảng này xuất hiện khi bạn già đi và bắt đầu suy ngẫm về cái chết của mình. Bạn đặt câu hỏi về ý nghĩa tồn tại của mình trong phần còn lại của cuộc đời.

 

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

8 cách hiệu quả để đối phó với khủng hoảng hiện sinh

    Đối phó với cảm giác trống rỗng, ngờ vực của khủng hoảng hiện sinh là trải nghiệm đầy thử thách. Nếu bạn đang tìm kiếm biện pháp thì đây là cách bắt đầu:

 

1. Thừa nhận cảm xúc của bạn

    Bước đầu tiên cần thực hiện đó là thừa nhận cảm xúc của bạn và cho phép bản thân trải nghiệm chúng. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy lạc lõng hoặc không chắc chắn về ý nghĩa của cuộc sống nhưng thẳng thắn đối diện là biện pháp duy nhất để bạn vượt qua chúng.

 

2. Suy nghĩ về các giá trị của bạn

    Bạn nên dành thời gian để suy ngẫm về các giá trị của bản thân mình, suy nghĩ về những gì mình có thể làm, những gì mình đang có và đâu là điều quan trọng nhất với bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các ưu tiên và mục tiêu của mình. Đồng thời, nó cũng giúp bạn tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống.

 

3. Trau dồi lòng biết ơn

    Thực hành lòng biết ơn giúp chuyển sự tập trung của bạn từ những gì còn thiếu trong cuộc sống sang những gì tốt đẹp bạn đang sở hữu. Cách đơn giản nhất giúp bạn trau dồi lòng biết ơn đó là viết “Nhật ký biết ơn”.

 

Viết nhật ký để trau dồi lòng biết ơn

Viết nhật ký để trau dồi lòng biết ơn

 

     Hãy dành thời gian khoảng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày, nhớ lại và ghi lại tất cả những gì diễn ra trong ngày hôm đó mà bạn cảm thấy biết ơn. Sự biết ơn không chỉ xuất phát từ một điều gì đó quá to tát. Đôi khi bạn có thể thấy biết ơn chỉ vì thời tiết hôm nay đẹp, được người nào đó giúp một việc dù chỉ là rất nhỏ.

 

4. Thực tập thiền định

    Thực hành chánh niệm, thiền định giúp loại bỏ những suy nghĩ mơ hồ, những câu hỏi viển vông để trở về với thực tại. Nó giúp bạn xác định điều gì là quan trọng nhất, đâu là mục đích sống của mình.

 

5. Thực hành chăm sóc bản thân

    Chăm sóc bản thân cả về thể chất và tinh thần là một phần quan trọng trong việc đối phó với cảm giác trống rỗng, mất mục đích sống. Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Bạn cũng có thể tập yoga, nghe nhạc nhẹ, đọc sách để giúp thư giãn, giảm stress.

 

   Mời bạn đọc thêm: 10 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress

 

6. Tham gia các hoạt động sáng tạo

    Các hoạt động sáng tạo như viết lách, vẽ tranh hoặc âm nhạc có thể giúp bạn khai thác những suy nghĩ và cảm xúc bên trong một cách hiệu quả và tích cực.

 

7. Kết nối với người khác

    Trong mọi vấn đề liên quan đến tâm lý thì việc kết nối, chia sẻ với người khác luôn là một chìa khóa quan trọng giúp bạn kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Đừng để cảm giác trống rỗng, ngờ vực tách rời bạn khỏi các mối quan hệ xã hội.

 

8. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp

    Nếu tất cả những biện pháp trên vẫn chưa thể giúp ích được cho bạn thì đây là lúc bạn nên cân nhắc tới sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ là người có thể giúp bạn vượt qua cảm xúc trống rỗng và xây dựng các chiến lược đối phó hiệu quả.

 

   Quá trình vượt qua khủng hoảng hiện sinh có thể khó khăn và đầy đau khổ. Tuy nhiên, nó cũng là cơ hội để bạn trưởng thành và khám phá bản thân. Bằng cách suy ngẫm về các ưu tiên của mình và biết ơn những gì đang có, bạn có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện sinh với sự biết ơn sâu sắc hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Chúc bạn thành công!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Có ch-ữa rối loạn lo âu được không?

Bạn có thể chữa dứt điểm rối loạn lo âu. Tuy nhiên, đó là 1 quá trình dài, bạn cần có sự kiên trì và kết hợp đồng thời nhiều phương pháp…

Các triệu chứng do rối loạn lo âu cần biết

Rối loạn lo âu là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị càng sớm càng tốt.  Và việc nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu (được trình bày chi tiết trong bài viết này) sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi ngay nhé!

Sự khác biệt giữa “Nỗi buồn” và “Trầm cảm”

Một số người thường xuyên bị nỗi buồn ghé thăm thì nghi ngờ mình bị trầm cảm, trong khi có những người mắc chứng trầm cảm thì lại cho rằng mình chỉ đang buồn. Nhầm lẫn giữa trầm cảm và buồn bã sẽ khiến việc điều trị trầm cảm chậm trễ, để lại hậu quả nặng nề.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ là gì? Các loại rối loạn lo âu ám ảnh sợ thường gặp

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là 1 trong 5 dạng của rối loạn lo âu. Bệnh đặc trưng bởi nỗi sợ, sự lo lắng quá mức và dai dẳng về những đối tượng và tình huống thông thường.

Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

  Bạn có cảm thấy bố hoặc mẹ mình có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây? Họ không còn hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích? Họ dần trở nên khó tính hơn trước?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi