Trầm cảm học đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Người ta thường nói tuổi học trò là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người. Thế nhưng hiện nay, không ít bạn trẻ bị trầm cảm học đường, tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là tự tử. 

 

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường là gì?

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường là gì?

 

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường

   Tháng 10/2021, “Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu” tại Việt Nam do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT nghiên cứu trên quy mô gần 8.000 học sinh từ 13-18 tuổi của 81 trường ở 20 tỉnh thành cho thấy, hơn 15% học sinh thực sự nghĩ đến ý định tự tử.

   Đây là con số rất đáng báo động. Nếu không được can thiệp kịp thời, trầm cảm học đường sẽ hủy hoại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ - những mầm non tương lai của đất nước.

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm học đường bao gồm:

Áp lực học tập, thi cử

   Đây là nguyên nhân chủ yếu gây trầm cảm học đường.

   Trong xã hội hiện đại ngày nay, hầu hết người trưởng thành chỉ quan tâm đến thành tích. Họ áp đặt con cái phải học giỏi, điểm cao, đạt nhiều giải thưởng để nở mày nở mặt. Theo đó, nhiều phụ huynh liên tục đăng ký cho con học thêm, những hoạt động vui chơi đều cắt hết để dành thời gian học.

   Bởi vậy, các em thường phải học liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, kể cả sau khi tan trường. Ngoài việc tiếp thu kiến thức trong lớp học thì trẻ còn phải đến các lớp học thêm, các lớp năng khiếu để bồi dưỡng kiến thức, tối đến phải ôn lại bài vở và chuẩn bị bài cho ngày học tiếp theo.

   Với lịch trình dày đặc như thế, các em không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi đúng với lứa tuổi. Khi bị điểm kém thì cha mẹ chì chiết, trách móc.

   Điều này khiến trẻ dần cảm thấy mệt mỏi, tự ti, buồn chán, căng thẳng, dần rơi vào trạng thái trầm cảm.

Bạo lực học đường

   Ngoài áp lực học tập thì bạo lực học đường cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến trầm cảm ở tuổi học trò.

   Bạo lực học đường là các hành vi có tính chất xâm phạm, gây tác động tiêu cực đến thể chất và tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học, hoặc các cơ sở giáo dục khác.

 

Bạo lực học đường là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tuổi học trò

Bạo lực học đường là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tuổi học trò

 

   Những nạn nhân của bạo lực học đường thường cảm thấy lo sợ, hoang mang, căng thẳng khi phải đến trường.

   Đặc biệt, phần lớn các em có xu hướng trốn tránh, không dám chia sẻ sự việc cho bất kỳ ai. Bởi vậy mà tình trạng này cứ lặp lại mỗi ngày. Cứ thế, trẻ phải chịu đựng bạo lực học đường trong thời gian dài, lâu dần sẽ trở nên bế tắc, suy sụp và trầm cảm.

Tâm lý nhạy cảm

   Lứa tuổi học đường là khoảng thời gian các em bước vào thời kỳ dậy thì. Giai đoạn này, tâm sinh lý trở nên nhạy cảm, trẻ chưa có đủ nhận thức về một vấn đề gặp phải.

   Nếu không được định hướng đúng đắn, trẻ dễ xuất hiện suy nghĩ và hành động tiêu cực.

Thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình

   Theo các chuyên gia, những đứa trẻ được dạy dỗ và phát triển trong tình yêu thương của gia đình sẽ có tinh thần mạnh mẽ, phòng chống được những vấn đề tâm lý nguy hiểm. Ngược lại, trẻ nhỏ thiếu vắng tình cảm gia đình từ bé hoặc không nhận được sự chăm sóc của ba mẹ, người thân dễ bị tổn thương tâm lý, tự ti, trầm cảm.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

   Thời đại 4.0 hiện nay, trẻ nhỏ dễ dàng tìm hiểu được nhiều thông tin ở mọi khía cạnh trong đời sống. Tuy nhiên, nếu vô tình tiếp cận điều không tốt trên mạng xã hội, các em dễ bị mất định hướng, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội.

   Ngoài ra, tâm lý trẻ mới lớn thường tò mò, muốn trải nghiệm mọi thứ. Nếu không được dạy dỗ tốt, các em có nguy cơ hình thành thói hư tật xấu như dùng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, thường xuyên sử dụng bạo lực, ăn ngủ không khoa học, lạm dụng thiết bị công nghệ,…

 

Trẻ mới lớn hay tò mò, dễ hình thành thói hư tật xấu

Trẻ mới lớn hay tò mò, dễ hình thành thói hư tật xấu

 

   Lối sống không lành mạnh này cũng là yếu tố góp phần trầm cảm học đường.

  Ngoài ra, những biến cố trong gia đình cũng làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở học sinh, sinh viên. Nhất là trường hợp phải đối diện với sự mất mát người thân, gia đình không hạnh phúc, tai nạn nghiêm trọng…

 

Triệu chứng nhận biết trầm cảm học đường

   Để biết một đứa trẻ có bị trầm cảm hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng như:

  • Tâm trạng buồn rầu, chán nản, tuyệt vọng, suy nghĩ bi quan về cuộc sống.
  • Không còn hứng thú đối với bất kỳ hoạt động nào xảy ra bên ngoài, kể cả những việc bản thân đã từng rất yêu thích trước đó.
  • Cảm xúc thay đổi bất thường, có khi khóc lóc, buồn bã nhưng cũng có lúc cáu gắt, nóng giận, kích động vô cớ.
  • Cảm thấy bản thân là người vô dụng, bất tài, tự đổ lỗi cho chính mình.
  • Suy giảm khả năng tập trung, chú ý.
  • Trí nhớ kém, không thể ghi nhớ tốt, kết quả học tập giảm sút.
  • Có xu hướng xa lánh với tất cả mọi người xung quanh, lẩn trốn việc gặp gỡ và giao tiếp với người khác.
  • Thường xuyên chống đối, phản kháng hoặc thậm chí có những hành vi gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
  • Trở nên vô cùng nhạy cảm với những lời phán xét, phê bình, chê bai của người khác.
  • Rối loạn giấc ngủ, phần lớn sẽ mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mơ gặp ác mộng hoặc buồn ngủ liên tục, ngủ rất nhiều.
  • Thói quen ăn uống bị thay đổi nghiêm trọng, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn uống không kiểm soát, ăn quá nhiều.
  • Cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, di chuyển chậm chạp, có xu hướng chỉ muốn nằm yên một chỗ.
  • Thường xuyên mắc phải các vấn đề sức khỏe như đau đầu, đau lưng, chóng mặt, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, cảm cúm,…
  • Suy nghĩ tiêu cực, có ý định muốn tự tử.

 

Trầm cảm học đường phải làm sao?

Trầm cảm học đường phải làm sao?

 

Cách khắc phục trầm cảm học đường

   Các biện pháp để khắc phục trầm cảm học đường bao gồm:

Trị liệu tâm lý

   Đây là biện pháp phổ biến được áp dụng cho trầm cảm học đường. Các chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi, trò chuyện với các bạn, tạo cảm giác thoải mái để trẻ chia sẻ về những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của bản thân.

   Theo đó, chuyên gia giúp trẻ nhận ra những suy nghĩ sai lệch, tháo gỡ nút thắt trong lòng, từ đó thay đổi tư duy theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.

Điều trị bằng thuốc

   Trường hợp trầm cảm học đường biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng, trẻ nhỏ có xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, có hành vi tự hại hoặc có ý định tự sát thì sẽ được chỉ định một số loại thuốc.

   Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm nhiều tác dụng phụ, thậm chí còn làm tồi tệ hơn một số triệu chứng (mất ngủ, dễ bị kích động, tăng nguy cơ tự tử). Bởi vậy, việc dùng thuốc cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.

Biện pháp cải thiện tại nhà

   Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo các phương pháp điều trị của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, bản thân các em nên:

  • Sắp xếp và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học tập, thi cử căng thẳng, tham gia các hoạt động yêu thích như chơi thể thao, nghe nhạc… 
  • Ngủ đủ và ngủ ngon giấc mỗi ngày.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau củ quả tươi, hạn chế sử dụng đồ hộp chế biến sẵn, không uống rượu bia, chất kích thích.

   Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng cần trao đổi kỹ lưỡng với nhau về cách giáo dục và áp dụng chương trình học tập phù hợp cho trẻ. Phụ huynh không nên đặt nặng thành tích, tạo nhiều áp lực khiến trẻ mệt mỏi.

   Thay vào đó, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm và chia sẻ với con, định hướng, giải tỏa khúc mắc kịp thời cho trẻ.

   Nếu con buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ, cha mẹ nên cho bé dùng thêm  sản phẩm BoniBrain của Mỹ để thư giãn tinh thần, giải tỏa lo âu, căng thẳng hiệu quả.

   Trầm cảm học đường có thể dẫn đến tự tử nếu không được khắc phục kịp thời. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ kiến thức về tình trạng này để có biện pháp hỗ trợ, cũng như phòng ngừa cho bé ngay từ bây giờ. Nếu gặp khó khăn gì, mời các bạn liên hệ tổng đài tư vấn tâm lý 0243.760.6666 giờ hành chính để được giải đáp nhanh nhất!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạo lực học đường là gì? Cách nhận diện trẻ bị bạo hành

Bạo lực học đường là một vấn đề mang tính thời sự, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong những năm trở lại đây. Tình trạng này để lại nhiều sự ám ảnh, vết thương tâm lý đối với các em học sinh, thậm chí là gây ra những hậu quả thương tâm.

Tổng hợp các nguyên nhân nghiện game của giới trẻ và cách phòng ngừa

Sự hấp dẫn của trò chơi trực tuyến, muốn thể hiện bản thân… là nguyên nhân khiến trẻ nghiện game.

Stress trong thời gian ôn thi vào lớp 10 và cách giải tỏa

Stress trong thời gian ôn thi vào lớp 10 và cách giải tỏa.

Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Trong gia đình, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, nếu bố mẹ cãi nhau thường xuyên trước mặt con cái, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cân bằng tâm lý và sức khoẻ trước kỳ thi Trung học Phổ thông

Cách cân bằng tâm lý và sức khoẻ trước kỳ thi Trung học Phổ thông
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi