Cẩn trọng nguy cơ tăng huyết áp ở bệnh nhân rối loạn lo âu

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn lo âu đang là một tâm bệnh dần trở nên phổ biến hiện nay. Nếu không được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, rối loạn lo âu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, như làm tăng huyết áp. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu nguy cơ tăng huyết áp ở bệnh nhân rối loạn lo âu.

 

Bệnh nhân rối loạn lo âu dễ bị tăng huyết áp.

Bệnh nhân rối loạn lo âu dễ bị tăng huyết áp.

 

Tại sao rối loạn lo âu lại gây tăng huyết áp?

   Rối loạn lo âu là một bệnh rối loạn cảm xúc với cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng liên quan đến thần kinh tự chủ như hồi hộp, khô miệng, bứt rứt không thể ở yên một chỗ, vã mồ hôi, đau đầu…

   Vậy tại sao rối loạn lo âu lại gây tăng huyết áp? Nguyên nhân là khi bị lo lắng và sợ hãi quá mức, nồng độ hormone cortisol và adrenaline sẽ tăng mạnh. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng làm nhịp tim tăng nhanh, đường kính mạch máu bị giảm, từ đó gây ra tình trạng tăng huyết áp.

   Cụ thể, adrenalin có tác dụng làm tăng tần số và tăng lực bóp cơ tim; làm tăng thể tích tâm thu và mức tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm thu.

   Tương tự như adrenalin, hormone cortisol cũng làm tăng huyết áp và tăng chức năng co bóp của tim. Bên cạnh đó, hormone cortisol còn có tác dụng tăng đường huyết, kháng viêm và chống dị ứng. Đặc biệt, nếu hormone cortisol bị tăng trong thời gian dài thì bệnh nhân có thể bị mắc bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

 

Tăng huyết áp do rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

   Tăng huyết áp do rối loạn lo âu thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, thường ít có nguy cơ phát triển thành mãn tính nếu bệnh nhân kiểm soát tốt sự lo âu, hoảng sợ, bất an của mình.

   Ngược lại, nếu bệnh rối loạn lo âu không được kiểm soát tốt thì có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp mãn tính, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim. Thậm chí, tình trạng tăng huyết áp có thể tiến triển thành bệnh tim nếu người bệnh đã có sẵn tiền sử hoặc đang mắc các vấn đề tim mạch.

   Ngoài ra, nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ như béo phì, thói quen lạm dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), mắc bệnh xơ vữa động mạch hoặc một số vấn đề về sức khỏe thận thì tình trạng tăng huyết áp cũng rất dễ tiến triển thành mãn tính.

   Ngoài tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch, tình trạng rối loạn lo âu kéo dài còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như đau nửa đầu, tiểu đường, mất ngủ, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích,... Những vấn đề sức khỏe này tác dụng ngược lại tình trạng rối loạn lo âu, khiến người bệnh càng lo lắng, căng thẳng.

 

Tăng huyết áp có thể tiến triển thành bệnh tim.

Tăng huyết áp có thể tiến triển thành bệnh tim.

 

Phải làm thế nào khi bị tăng huyết áp do rối loạn lo âu?

   Ở bệnh nhân bị tăng huyết áp do rối loạn lo âu, việc kiểm soát sự lo lắng, căng thẳng sẽ giúp huyết áp của bạn trở lại mức an toàn hơn.

   Dưới đây là một số biện pháp khắc phục:

Trị liệu tâm lý

   Phương pháp tâm lý trị liệu thường được sử dụng nhất là liệu pháp nhận thức hành vi CBT. Theo đó, phương pháp này tập trung cải thiện những bất thường về cảm xúc và tư duy của người bệnh. Từ đó, nó thay đổi dần hành vi và giúp người bệnh hình thành những thói quen tốt. Khi các cảm xúc tiêu cực được kiểm soát, tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, đây được xem là giải pháp dài hạn đối với bệnh nhân rối loạn lo âu và người mắc các chứng bệnh tâm thần khác.

   Ngoài ra, người bệnh sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để giảm thiểu các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng.

Điều trị bằng thuốc

    Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân rối loạn lo âu gây tăng huyết áp:

  • Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu nhằm cải thiện tình trạng tăng huyết áp, đánh trống ngực, bất an, hồi hộp,… do sự gia tăng của hormone cortisol và adrenaline. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng khi cần thiết vì tiềm ẩn không ít rủi ro và tác dụng phụ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Đây là nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu, nhằm cải thiện một số triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc an thần: Ngoài thuốc chống trầm cảm, một số bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc an thần để cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu. Trong đó, nhóm benzodiazepin được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có khả năng gây nghiện nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
  • Các loại thuốc khác: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống loạn thần và các viên uống cung cấp vitamin, khoáng chất, thuốc bồi bổ thần kinh.

   Việc dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc.

Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt

   Để có thể kiểm soát tốt bệnh rối loạn lo âu và phòng tránh nguy cơ huyết áp thì người bệnh cần phải nhanh chóng thay đổi lối sống của mình theo chiều hướng tích cực và lành mạnh hơn.

   Một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể hình thành lối sống tốt, hạn chế và khắc phục tình trạng tăng huyết áp do rối loạn lo âu như:

  • Tránh các yếu tố gây căng thẳng: Bạn nên tránh những yếu tố gây căng thẳng như làm việc cường độ cao, thức khuya,…
  • Để giải tỏa căng thẳng và lo âu, nên thiền định mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ.
  • Không sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá, hạn chế ăn mặn, cay nóng và các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu Omega 3 và probiotic (lợi khuẩn) để cải thiện sức khỏe và chức năng tim mạch.
  • Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và thúc đẩy trao đổi chất.
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên chia sẻ để cải thiện sự lo lắng, phiền muộn, bất an của bản thân.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi phù hợp: Bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách làm những việc mình thích như vẽ tranh, nhảy múa, đi chơi,...
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi của người bệnh rối loạn lo âu.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ giúp giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ giúp giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân rối loạn lo âu. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân rối loạn lo âu nên tích cực điều trị và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.  Nếu tình trạng tăng huyết áp do lo lắng, căng thẳng kéo dài thì bạn cũng cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để có được hướng giải quyết chuyên sâu hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Liệu pháp gia đình là gì? Phân loại và các kỹ thuật ứng dụng

Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình.

5 bước áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT là liệu pháp thường được sử dụng trong trị liệu tâm lý. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. 

Cách thực hành chánh niệm để giảm căng thẳng

Phương pháp chánh niệm đang được nhiều người tìm hiểu và áp dụng như một biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần. Vậy làm thế nào để thực hành chánh niệm hiệu quả?

Các cách giúp bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu các biện pháp giúp người bệnh rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập!

Thua cờ bạc tiền tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần

Thua cờ bạc tiền tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

17 tuổi, tôi đã r-ạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

17 tuổi, tôi đã r-ạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi