Mục lục [Ẩn]
Có thể nói, xã hội càng phát triển, con người càng phải chịu nhiều áp lực, bất kể độ tuổi nào. Trong đó, áp lực ở trẻ em, thanh thiếu niên đa phần đến từ việc học tập và thi cử. Không ít trường hợp, các bạn học sinh, sinh viên bị trầm cảm, thậm chí là tự tử vì nguyên nhân này.
Vậy, nguyên nhân nào gây ra áp lực học tập? Cách đối phó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên và cách đối phó
Nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên là gì?
Hiện nay, chúng ta đã được nghe không ít thông tin khác nhau về áp lực học tập ở học sinh, sinh viên. Áp lực có thể xuất hiện ngay từ khi các em bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa học đường và trở nên rõ ràng nhất khi các kỳ thi đến gần, đặc biệt là kỳ thi chuyển cấp.
Theo đó, những nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên có thể kể đến như:
Ám ảnh về thành tích và điểm số
Nền giáo dục ở Việt Nam hiện tại vẫn đang đề cao quá mức tầm quan trọng của điểm số. Năng lực của học sinh, sinh viên chủ yếu được đánh giá dựa trên những con số từ bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ. Trong khi đó, các trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đồng thời, nhiều trường học dường như bị ám ảnh bởi thứ được gọi là “đạt thành tích cao trong học tập”. Chúng ta không khó để nhận thấy những ngôi trường với “trên 90% học sinh giỏi và xuất sắc”, thậm chí có nơi lên đến 100%. Đương nhiên, những thành tích “đáng tự hào” này hầu hết đều đến từ… điểm số.
Tuy nhiên, để có được điểm số tốt như vậy, các em học sinh, sinh viên đã phải hy sinh một phần thú vui cuộc sống, sở thích, thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng bạn bè, thậm chí là sức khỏe. Cuộc sống của các bạn dường như chỉ xoay quanh việc học mà thôi.
Áp lực học tập đến từ tâm lý điểm số cao, thành tích tốt
Kỳ vọng quá cao từ gia đình
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình sẽ có một tương lai rộng mở, nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao và được xã hội trọng vọng. Nhiều gia đình luôn muốn con mình sau này phải đi du học, làm bác sĩ, giáo viên,...
Những mong muốn này là chính đáng, không hề sai. Tuy nhiên, cách mà các gia đình đặt kỳ vọng lên vai các con thì chưa chắc đã đúng. Trên thực tế, không ít gia đình ép con học trường chuyên, lớp chọn ngay từ nhỏ để có được môi trường học tập tốt nhất, khiến trẻ chịu nhiều áp lực.
Cha mẹ không để tâm khả năng của con mình đến đâu và cũng không biết con mình có năng khiếu ở bộ môn nào. Rõ ràng, việc bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật đi học lập trình hay điện tử là không phù hợp. Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây, thì nó sẽ sống cả đời với ý nghĩ mình là người vô dụng.
Kỳ vọng quá cao từ gia đình sẽ gây ra nhiều áp lực với các bạn trẻ
Thời gian học tập quá nhiều
Chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh các em học sinh cắp sách đi học sau giờ học trên lớp. Không chỉ những bạn học sinh cuối cấp, mà ngay cả những bạn học sinh mới vào lớp 1 cũng đã bắt đầu đi học thêm.
Việc tiếp thu và trau dồi thêm nhiều kiến thức là điều chính đáng. Tuy nhiên, nếu như đã học 8 tiếng trên lớp, rồi học thêm 6 - 7 buổi một tuần, về nhà lại tiếp tục học, thì áp lực mà các bạn phải chịu là không hề nhỏ.
Cách đối phó với những tác động từ áp lực học tập
Chúng ta đều biết rằng, không có áp lực thì không có kim cương. Tuy nhiên, nếu phải chịu áp lực quá lớn thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy tai hại. Học tập quá nhiều khiến các bạn học sinh, sinh viên rơi vào trạng thái quá tải. Sức khỏe các em sẽ bị giảm sút đi nhiều nếu không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Lao động trí óc cường độ cao có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
Nhiều trường hợp, vì học hành vất vả, bị so sánh với bạn khác giỏi hơn mà các bạn học sinh, sinh viên rơi vào trầm cảm, thậm chí là tự tử. Vì vậy, điều chỉnh việc học và thay đổi các tư duy sai lệch là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó, một số phương pháp giúp đối phó với áp lực học tập có thể kể đến như:
- Điểm số và thành tích không phải là tất cả. Điểm số không phản ánh toàn bộ quá trình học tập, mà chỉ có giá trị ở một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, bạn hãy học vì mục đích nâng cao kiến thức, chứ không phải vì điểm số, hay thành tích tốt.
- Không so sánh với người khác. Mỗi người sẽ có một khả năng khác nhau dù là ở cùng một lĩnh vực. Nếu chỉ đánh giá phiến diện, bằng một tiêu chí cụ thể thì sẽ gây tổn thương, tạo tâm lý tự ti, mặc cảm. Do đó, các bạn học sinh không nên tự so sánh mình với người khác. Cha mẹ, thầy cô cũng không nên so sánh các em với nhau.
- Sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, không quá sa đà vào việc học. Các bạn trẻ nên được ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, bên cạnh đó là dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời, vui chơi với bạn bè để nạp lại năng lượng.
- Tâm sự với thầy cô, cha mẹ để họ hiểu về những áp lực học tập mà bạn đang phải chịu. Từ đó, mọi người có thể cùng ngồi xuống và thảo luận cách giảm thiểu áp lực, chia sẻ gánh nặng trong quá trình học tập.
- Dành thời gian để tập thể dục, chơi thể thao ngoài trời mỗi ngày, nhằm giảm bớt căng thẳng, stress, mệt mỏi.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để luôn giữ được sức khỏe tốt nhất.
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực, vui vẻ, hạnh phúc hơn, tăng năng lượng, tạo động lực và giảm căng thẳng, lo lắng, buồn phiền, mất ngủ thường xuyên do lao động trí óc cường độ cao.
- Tìm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. Nếu gặp khó khăn trong việc tự giải quyết căng thẳng, stress, hay các suy nghĩ tiêu cực thì bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý. Họ có nhiều cách để giúp bạn nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực hơn, ví dụ như: liệu pháp nhận thức - hành vi CBT.
Hãy sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi một cách khoa học
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những nguyên nhân gây ra áp lực học tập, cũng như cách đối phó hiệu quả. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập