Lối sống khép kín, sợ giao tiếp xã hội của giới trẻ hiện nay

Mục lục [Ẩn]

 

   Giao tiếp xã hội là một phần không thể thiếu giúp con người hoà nhập với thế giới xung quanh, giúp xã hội vận hành một cách bình thường. Tuy nhiên hiện nay, không ít các bạn trẻ lại lựa chọn thu mình lại, sống một lối sống khép kín và sợ giao tiếp xã hội.

 

Nhiều bạn trẻ lựa chọn lối sống khép kín, tránh giao tiếp xã hội.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn lối sống khép kín, tránh giao tiếp xã hội.

 

Nhiều bạn trẻ lựa chọn lối sống khép kín, tránh giao tiếp xã hội

   Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang dần lựa chọn lối sống khép kín, tránh giao tiếp xã hội, như trường hợp của bạn Phương Anh (23 tuổi, Hà Nội). Phương Anh cho biết, công việc hiện tại không phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân của bạn nhưng vì mong muốn  của gia đình, cô ép mình phải tiếp tục. Mỗi ngày, Phương Anh đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán chường vì sự gò bó của chốn công sở, mâu thuẫn với đồng nghiệp, văn hóa công ty không phù hợp. Thêm vào đó, áp lực công việc đè nén, cộng thêm tâm lý sợ thua kém bạn bè khiến cô ngày càng thu mình lại.

   Trước đây, mỗi khi buồn bã, Phương Anh thường tìm tới bạn bè để giãi bày tâm sự. Tuy nhiên, những phản ứng cô nhận được lại là sự hời hợt và những lời khuyên sáo rỗng "nên làm thế này, thế kia…". Điều đó khiến cô cảm thấy mình như một gánh nặng, làm phiền tới người khác và dần dần, Phương Anh không chia sẻ với bạn bè nữa.  Vòng lặp nhàm chán của việc đi làm, về nhà, làm thêm ngoài giờ khiến cô  chai lì cảm xúc, không còn động lực trải nghiệm những điều mới mẻ, mất dần đi các kết nối trong cuộc sống.

   Không chỉ Phương Anh, còn rất nhiều bạn trẻ khác cũng đang thu mình lại, hạn chế các giao tiếp xã hội vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí, lối sống này được đặt một cái tên riêng là Hikikomori (Hội chứng xa lánh cộng đồng). Trong Tiếng Việt, Hikikomori được giải nghĩa là “Thu mình vào bên trong, trở nên hạn chế hoạt động”. Hội chứng này xuất phát từ Nhật Bản – một đất nước luôn được ca ngợi về nền văn minh, tiến bộ, sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là chất lượng cuộc sống. Hiện nay, lối sống này đang dần xuất hiện và trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

   Số lượng giới trẻ có lối sống này cũng tăng lên rất nhanh, đặc biệt là do tác động của đại dịch Covid – 19 vừa qua. Sự kết nối của các bạn trẻ với gia đình, bạn bè hay mối quan hệ rộng hơn ngoài xã hội đang dần bị ngăn cách, thậm chí đứt đoạn và dẫn đến nhiều vấn đề đáng lưu tâm khác.

 

Thời gian làm việc, học tập tại nhà trong thời kỳ Covid - 19 cũng thúc đẩy lối sống thu mình lại và hạn chế giao tiếp của giới trẻ.

Thời gian làm việc, học tập tại nhà trong thời kỳ Covid - 19 cũng thúc đẩy lối sống thu mình lại và hạn chế giao tiếp của giới trẻ.

 

Nguyên nhân gì khiến các bạn trẻ lựa chọn lối sống khép kín ngày càng nhiều?

   Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau hình thành nên lối sống khép kín, sợ giao tiếp xã hội, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, như:

  • Tổn thương, cú sốc tâm lý trong quá khứ: Như từng trải qua tai nạn, khủng hoảng trong công việc, bố mẹ ly hôn hay mất đi người thân, thay đổi môi trường sống đột ngột,…. Những cú sốc này sẽ khiến họ đau buồn, tổn thương và mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Những vấn đề tâm lý này sẽ khiến họ thu mình lại, tự cô lập bản thân khỏi những giao tiếp xã hội.
  • Do áp lực công việc: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến giới trẻ sống khép kín, sợ giao tiếp. Xã hội phát triển thì yêu cầu với công việc sẽ cao hơn, giới trẻ cần phải nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn, thậm chí để hoàn thành nhiệm vụ thì cần phải đánh đổi thời gian, sức khoẻ và sở thích cá nhân. Một số bạn trẻ vì phải tập trung cho công việc mà không có thời gian kết nối với các mối quan hệ khác ngoài công việc, từ đó dẫn đến mất dần các mối quan hệ, trở nên cô đơn, lạc lõng.
  • Những tổn thương thời thơ ấu: Như ở trong gia đình độc hại, chịu bạo hành về thể xác và tinh thần,... Bản thân họ đã từng bị tổn thương và nó đã hằn sâu trong tâm trí, cảm thấy mối quan hệ không còn chất lượng, bản thân mình không có giá trị, luôn là người có lỗi và điều này dẫn đến tình trạng mất kết nối với mọi người xung quanh.
  • Tâm hồn yếu đuối”: Những người có lối sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội một phần là do không có khả năng để đối mặt với những vấn đề mà bản thân đang gặp phải, họ phải thu mình trong thế giới của riêng mình.
  • Ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19: Đây là nguyên nhân khách quan khiến lối sống khép kín, sợ giao tiếp xã hội ngày càng “lây lan” rộng hơn trên phạm vi toàn thế giới. Thời gian giãn cách xã hội quá lâu, toàn dân hạn chế ra đường và gặp gỡ nhau khiến giới trẻ không được đi ra ngoài học tập, làm việc bình thường và dần trở thành thói quen giao tiếp trên mạng.

 

Giải pháp để các bạn trẻ tự nhìn nhận vấn đề của mình, vượt qua nỗi sợ của bản thân

Với bản thân

   Với những tình trạng mà các bạn trẻ gặp vấn đề tâm lý, sống khép kín, sợ giao tiếp xã hội, trước hết các bạn phải nhận ra được vấn đề của mình và phải là người mạnh mẽ nhất để có thể vượt qua vấn đề đó.

    Khi đã nhận dạng được vấn đề của mình, bạn nên xây dựng những thói quen tích cực dù là rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, thay vì chỉ ở trong phòng lên mạng,… thì tập thể dục nhiều hơn, đọc sách và ra ngoài hoạt động. Thay đổi trạng thái cơ thể sẽ giúp thay đổi trạng thái cảm xúc cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, việc chia sẻ với người thân trong gia đình những khó khăn mà mình gặp phải cũng là điều vô cùng cần thiết.

Về phía gia đình

   Khi nhận thấy con em trong gia đình mình có dấu hiệu sống khép kín và thu mình lại, người thân cần bình tĩnh, không nóng vội, có nhận thức đúng. Bạn không nên vội trách móc hay mắng nhiếc trẻ mà cần quan tâm và yêu thương đúng cách, gia tăng sự kết nối giữa những thành viên trong gia đình với nhau để các bạn ấy thấy được sự an toàn.

 

Người thân trong gia đình cần bình tĩnh, quan tâm và yêu thương trẻ đúng cách.

Người thân trong gia đình cần bình tĩnh, quan tâm và yêu thương trẻ đúng cách.

 

   Lối sống khép kín và sợ giao tiếp xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ và tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho chính bản thân họ và xã hội sau này. Để vượt qua điều này, bên cạnh sự cố gắng của chính bản thân họ thì sự giúp đỡ, chia sẻ, thấu cảm của gia đình, bạn bè và xã hội là rất cần thiết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm vì người chồng lười biếng, rượu bia, tôi phải làm gì?

Trầm cảm vì người chồng lười biếng, rượu bia, tôi phải làm gì?

Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi