Con trầm cảm nặng, bố mẹ nói 'lấy cớ, giả vờ'

Mục lục [Ẩn]

 

   Với bệnh nhân trầm cảm, sự thấu hiểu và giúp đỡ từ gia đình là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh trầm cảm lại không nhận được sự hỗ trợ này.

 

Nữ sinh 2 lần tự tử nhưng vẫn bị nói là “lấy cớ”, “giả vờ”.

Nữ sinh 2 lần tự tử nhưng vẫn bị nói là “lấy cớ”, “giả vờ”.

 

Con trầm cảm nặng, bố mẹ nói 'lấy cớ, giả vờ'

   Trầm cảm (Depression) là một loại rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Từ đó, người bệnh sẽ có những suy nghĩ và hành vi vô cùng tiêu cực.

   Hiện nay, trầm cảm đang trở thành mối lo ngại lớn của toàn thế giới. Theo ước tính của WHO, có hơn 300 triệu người trên toàn cầu đang phải chung sống với căn bệnh này.

   Một trong những biện pháp để giúp người bệnh trầm cảm sớm vượt qua tình trạng này chính là sự chia sẻ và hỗ trợ từ gia đình. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trầm cảm không nhận được sự hỗ trợ này. Thậm chí, gia đình của họ còn cho rằng họ chỉ đang “giả vờ”, “lấy cớ” hay “làm quá lên”.

    Như trường hợp của Mai 18 tuổi, em bị stress vì áp lực học tập từ những năm cấp 2. Áp lực học tập khiến em thường xuyên bị căng thẳng, đau đầu. Tuy nhiên, khi chia sẻ với mẹ thì em không những không được quan tâm, mẹ em còn mắng mỏ  "Lại lấy cớ phải không? Hãy xem bạn bè đang làm những gì kia kìa". Quá stress mà không được chia sẻ, Mai nhiều lần âm thầm rạch tay, cào cấu làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc. Đầu năm nay, tình trạng của em ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, Mai thường xuyên nghe thấy hiện tượng ảo thanh với tiếng nói như "Mày tệ lắm", "Mày sống chẳng có ích gì" hay "mày nên chết đi thôi". Những lời nói trong đầu đã thôi thúc cô gái nhỏ mua 9 viên thuốc an thần uống, người nhà tình cờ phát hiện, đưa em nhập viện.

   Lần tự tử bất thành này của Mai không khiến cho mẹ em nhìn thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thậm chí, bà còn cho rằng con gái mình chọn cách tự tử để hù dọa nên đã mắng chửi và răn đe nghiêm khắc, yêu cầu con hứa không lặp lại sai phạm. Từ ngày xuất viện, Mai càng thu mình, không muốn giao tiếp, tự nhốt mình trong phòng. Đầu tháng 6, em được người nhà phát hiện tự tử lần hai, đưa đi cấp cứu kịp thời. Nữ sinh cho biết "Em thấy cuộc sống thật bế tắc khi không ai hiểu mình nên quyết định giải thoát".

   Mai được chẩn đoán bị  trầm cảm nặng với triệu chứng loạn thần, phải điều trị thuốc và kết hợp liệu pháp tâm lý.

   Cùng rơi vào hoàn cảnh bị trầm cảm nhưng không được phát hiện và chia sẻ kịp thời, Lam (18 tuổi) cũng có hành vi tự sát sau khi chứng kiến quá nhiều xung đột trong gia đình.

   Theo đó, Lam vốn là một học sinh xuất sắc nhiều năm, tuy nhiên học lực của em bỗng nhiên giảm sút khi bắt đầu học cấp 3. Khi tâm sự với chuyên gia, Nam cho biết "Bố mẹ lúc nào cũng cãi nhau, bố bỏ đi khỏi nhà, mẹ thì quát mắng, con cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa".

 

Lam bị trầm cảm do chứng kiến quá nhiều xung đột trong gia đình.

Lam bị trầm cảm do chứng kiến quá nhiều xung đột trong gia đình.

 

   Từ đó, nam sinh luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, dần tách khỏi bạn bè và các hoạt động ở trường. Em thường xuyên mơ thấy cảnh bố mẹ bạo hành lẫn nhau. Khi thức giấc, Lam đã rạch tay, những vết rạch cứ ngày càng nhiều và to dần. Khi thấy con kéo rèm, đóng cửa, nằm một chỗ, bỏ tắm rửa, mẹ cậu không hỏi han, chỉ trách mắng nam sinh "lấy cớ để lười biếng". Đến khi Lam có hành vi tự sát, phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán trầm cảm nặng, người mẹ mới biết đến căn bệnh này.

 

Hệ lụy từ việc thiếu sự lắng nghe của gia đình

   Trầm cảm ở trẻ vị thành niên là chứng rối loạn tâm lý phổ biến,khiến trẻ cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với xã hội, rối loạn ăn uống, giấc ngủ, tự hạ thấp giá trị bản thân. thậm chí có xu hướng suy nghĩ về cái chết, tự tử khi ở mức độ nghiêm trọng

   Tuy nhiên, hiện nay nhiều cha mẹ vẫn đang gặp khó khăn  trong nhận biết các biểu hiện trầm cảm cũng như tìm kiếm phương thức để cùng con vượt qua. Một số cho rằng "đây là biểu hiện của sự yếu đuối", yêu cầu trẻ "phải mạnh mẽ, dùng nỗ lực và ý chí vượt qua". Thậm chí, một số người bày tỏ định kiến về bệnh, cho rằng con "giả vờ, lấy cớ, diễn, làm quá".

   Theo báo cáo mới được công bố nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, không có căn bệnh nào mà người dân sợ bị kỳ thị và thành kiến như các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

   Đơn cử như Việt Nam, người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường bị xem là “điên”, “khùng” thậm chí là “thần kinh”. Lối sống, cách sống của gia đình bệnh nhân cũng bị những người xung quanh lôi ra để đàm tiếu, phê phán. Vì vậy, người dân thường có khuynh hướng giấu bệnh và chỉ tiếp cận với các dịch vụ y tế khi tình trạng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống.

 

Sự thấu hiểu, hỗ trợ của người thân là vô cùng quan trọng.

Sự thấu hiểu, hỗ trợ của người thân là vô cùng quan trọng.

 

   Thiếu sự đồng cảm, lắng nghe từ gia đình khiến việc điều trị của bệnh nhân trầm cảm trở nên khó khăn hơn, do:

  • Bệnh nhân không tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời: Những định kiến từ gia đình với bệnh trầm cảm khiến bệnh nhân không dám cởi mở nói về vấn đề của mình, thậm chí có nhiều người không muốn chấp nhận mình bị trầm cảm. Điều này dẫn tới việc tiếp cận các dịch vụ y tế không được kịp thời, làm giảm hiệu quả điều trị, có thể dẫn tới các hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tự tử.
  • Ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị: Khi bệnh nhân không nhận được sự chia sẻ và hỗ trợ từ người nhà và không có cái nhìn đúng đắn về bệnh, hiệu quả điều trị sẽ giảm xuống rất nhiều. Hơn nữa, việc không được đồng cảm và sẻ chia sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mình đang bị cô lập, không được yêu thương. Điều này khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

   Vì vậy, mỗi người cần nâng cao nhận thức của bản thân mình về bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Đồng thời, cha mẹ cần luôn lắng nghe, chia sẻ và đồng hành cùng con để tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Chăm sóc người bị trầm cảm tại nhà bằng cách nào?

   Trầm cảm là một vấn đề tâm lý rất thường gặp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay địa vị xã hội. Vì vậy, mọi người cần nâng cao nhận thức của bản thân về căn bệnh này để phòng tránh và xử lý kịp thời. Nếu cần được giúp đỡ, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760. 6666. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

20 dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng và cách điều trị

Trầm cảm nặng là một trong những vấn đề rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng sẽ rất quan trọng…

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Liệu pháp hành vi biện chứng giúp chúng ta phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân…

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...

Cách phòng ngừa trầm cảm khi mang thai và sau sinh

Với người phụ nữ mang thai và sau sinh, tinh thần họ rất nhảy cảm do cơ thể thay đổi đột ngột các hormone. Nếu không được chồng và gia đình quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ nuôi con thì sau sinh, họ rất dễ rơi vào trầm cảm.

Vì sao người béo phì dễ bị trầm cảm?

Chúng ta đều biết, béo phì thường là khởi nguồn của các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng này còn tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý, điển hình là trầm cảm
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi