Những điều cần làm khi cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ

Mục lục [Ẩn]

 

    Mất hứng thú với mọi thứ, ngay cả với những điều trước đây từng yêu thích là triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể do một số chứng rối loạn tâm thần khác gây ra. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mất hứng thú và cách đối phó hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây. 

 

Nên làm gì khi bị mất hứng thú với mọi thứ?

Nên làm gì khi bị mất hứng thú với mọi thứ?

 

Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ là gì?

    Sự mất hứng thú trong cuộc sống là một hiện tượng tâm lý có tên gọi là anhedonia. Nó có thể được chia thành anhedonia xã hội và anhedonia thể chất.

  • Anhedonia xã hội là sự mất hứng thú và không quan tâm tăng dần đối với tất cả các khía cạnh của mối quan hệ với các cá nhân khác, thiếu đi niềm vui trong các tình huống xã hội.
  • Anhedonia thể chất là người bệnh không có khả năng cảm nhận những thú vui liên quan đến các giác quan như khi ăn uống, nghe nhạc, đụng chạm hoặc quan hệ tình dục…

    Mất hứng thú là triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm. Người bệnh trầm cảm thường sẽ có các triệu chứng khác như buồn bã, mất năng lượng, cảm giác tuyệt vọng và trống rỗng, khó tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định…

    Ngoài ra, tình trạng mất hứng thú có thể do một số vấn đề rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn do sử dụng chất gây nghiện (bao gồm nghiện rượu), bị bệnh parkinson hoặc đau mạn tính…

   Một số ví dụ cho việc một người đang bị mất hứng thú, đó là:

  • Bạn đã từng thích đá bóng với bạn bè, nhưng bây giờ không còn muốn chơi, cũng không muốn giao tiếp, tương tác với bất kỳ đồng đội nào nữa. 
  • Nấu ăn từng là sở thích của bạn, nhưng giờ bạn không còn hứng thú với nó nữa, thậm chí là chán ghét việc vào bếp.
  • Bạn không còn hào hứng với việc đi chơi cùng bạn bè cho dù trước đây, bạn luôn vui vẻ vì điều đó.
  • Bạn cảm thấy thờ ơ, không muốn gần gũi và giảm ham muốn tình dục nghiêm trọng. 

 

Mất hứng thú với mọi thứ

Mất hứng thú với mọi thứ

 

    Một lưu ý bạn cần nắm được đó là người mất hứng thú có biểu hiện tránh xa các hoạt động hay tình huống xã hội, nhưng nó không phải một dạng rối loạn lo âu xã hội. Người bệnh tránh gặp gỡ người khác, không tham gia vào bữa tiệc hay đến những nơi đông người là vì họ không có hứng thú với điều đó, chứ không phải do lo sợ. 

 

Làm thế nào để lấy lại hứng thú với những thứ bạn từng yêu thích?

    Khi bị mất hứng thú và có những cảm xúc tiêu cực khác, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng mình đang gặp phải là gì. Nếu trầm cảm, rối loạn lo âu hay những bệnh lý rối loạn tâm thần khác là nguyên nhân khiến bạn mất hứng thú, bạn cần điều trị hiệu quả các căn bệnh này bằng những phương pháp như trị liệu tâm lý, dùng thuốc và nên kết hợp sử dụng thêm BoniBrain của Mỹ.

    BoniBrain giúp cơ thể tăng tiết serotonin (điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn) và dopamin (giúp con người có cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng). Khi tiết đủ hai hormon này, bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu… sẽ được cải thiện, những cảm xúc tiêu cực bị đẩy lùi, thay vào đó là cảm giác hạnh phúc, lấy lại hứng thú và niềm vui trong cuộc sống.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

 

   Ngoài ra, dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn lấy lại hứng thú với những điều mà trước đây bạn yêu thích: 

  • Đến gặp chuyên gia tâm lý để được giải đáp các thắc mắc và những khúc mắc khó giãi bày trong cuộc sống và tâm lý, đồng thời được đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
  • Đầu tư chăm sóc bản thân: Nếu bạn không chăm sóc bản thân, nghĩa là cả cơ thể và tâm trí, đam mê và sở thích của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Thực hành chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn thấy mình tốt hơn, điều đó giúp bạn lấy lại động lực trong cuộc sống.
  • Tìm một người bạn có cùng sở thích: Kết bạn với ai đó có cùng sở thích với bạn có thể mang lại động lực, nguồn cảm hứng, thậm chí là người đó sẽ hỗ trợ bạn lấy lại cảm hứng, hứng thú.
  • Tham gia một lớp học hoặc tham gia một câu lạc bộ: Tham gia các câu lạc bộ hoặc lớp học có thể giúp bạn kết nối lại với niềm đam mê của mình, giải quyết tình trạng mất hứng thú bằng cách cho bạn cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và gặp gỡ những người khác có cùng sở thích với bạn.
  • Bắt đầu lập kế hoạch: Lập kế hoạch và tạo mục tiêu cho tương lai gần (trong vài tuần) hoặc tương lai xa hơn (trong vài năm tới) là một cách hiệu quả để chống lại cảm giác mất hứng thú. Ngay cả những mục tiêu có vẻ nhỏ nhặt như “Tôi muốn đi dạo 3 lần/tuần” hoặc “Tôi muốn cứ 2 tuần lại đi uống cà phê với bạn” cũng sẽ mang lại cho bạn điều gì đó tích cực. Những mục tiêu lớn hơn như tham vọng nghề nghiệp, mà để hướng tới nó thì cần những mục tiêu nhỏ hơn (học tiếng anh, thực tập ở đâu đó…) có thể mang lại cho bạn cảm giác thỏa mãn, sự thành công. Nếu bạn muốn tạo hứng khởi, hãy thử đặt ra 5 đến 10 mục tiêu cá nhân, cả nhỏ và lớn, sau đó sử dụng chúng như nguồn cảm hứng để thực hiện và lấy lại hứng thú với cuộc sống.
  • Hãy suy nghĩ về lý do tại sao trước đây bạn yêu thích một điều gì đó:  Nhớ lại những lý do bạn từng thích một hoạt động hoặc sở thích nào đó có thể giúp bạn vượt qua sự thiếu hứng thú và tìm lại niềm đam mê, khả năng của mình.

 

Lập kế hoạch chi tiết với từng mục tiêu lớn và nhỏ, sau đó thực hiện như một nguồn cảm hứng

Lập kế hoạch chi tiết với từng mục tiêu lớn và nhỏ, sau đó thực hiện như một nguồn cảm hứng

 

    Khi cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ trong thời gian dài, bạn nên đi khám và thực hiện theo các hướng dẫn như trên để dần cải thiện tình trạng của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: bệnh trầm cảm

Bài viết liên quan

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Bệnh trầm cảm có di truyền không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất gây ra…

Gia đình không tin người thân của họ bị mắc bệnh trầm cảm

Khi thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh trầm cảm như lo âu, buồn bã kéo dài hoặc cảm thấy mình vô dụng, có suy nghĩ muốn tự tử.Tuy nhiên, điều họ nhận lại không phải là sự sẻ chia, giúp đỡ mà là sự nghi ngờ. Gia đình cho rằng họ đang làm quá mọi việc.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi