Mục lục [Ẩn]
Bạn nghĩ rằng mình trông như thế nào? Bạn có hài lòng về cơ thể của mình không? Trên thực tế, những gì bạn cảm nhận về cơ thể mình chưa chắc đã là ngoại hình thật sự của bạn, thậm chí có thể không có bất cứ liên quan nào. Cách chúng ta tự cảm nhận hình ảnh cơ thể có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể thế nào, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Bạn cảm nhận thế nào về cơ thể của mình?
Tự cảm nhận hình ảnh cơ thể là gì?
Tự cảm nhận hình ảnh cơ thể (body imagine) đề cập đến cách một người nhìn nhận cơ thể của chính mình và cách họ cảm thấy thế nào về nó. Nó gồm 2 khía cạnh chính:
- Nhận thức về cơ thể (Body perception): Liên quan đến cách một người nhìn nhận về cơ thể của mình. Ví dụ: Một người có thể thấy mình béo dù cân nặng của họ ở mức độ bình thường, thậm chí có thể gầy.
- Khái niệm cơ thể (body concept): Đề cập tới những suy nghĩ và cảm xúc mà bạn liên kết với ngoại hình của mình. Ví dụ: Tự ti, chán ghét, hài lòng,...
Khi một người cảm thấy ngoại hình của họ không đạt được những “tiêu chuẩn” mà xã hội, gia đình, bạn bè và phương tiện truyền thông mong đợi, họ sẽ phát sinh ra những cảm nhận tiêu cực về bản thân mình. Chẳng hạn, họ tập trung vào những khuyết điểm về thể chất hoặc liên tục so sánh bản thân với người khác. Họ có thể thiếu tự tin, xấu hổ, lòng tự trọng thấp, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Hình ảnh cơ thể tiêu cực có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Việc bạn nhìn nhận bản thân tiêu cực có thể dẫn đến nhiều hệ quả. Bạn sẽ thường xuyên tự nói chuyện tiêu cực với bản thân (ví dụ: tôi béo quá, sao tôi không giảm được cân, người khác sẽ thấy tôi là một người xấu xí,...). Họ cũng có thể làm mọi cách để đáp ứng các tiêu chuẩn về vẻ đẹp, ví dụ như phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa các bộ phận trên cơ thể như ý muốn, nhưng trên thực tế nó không khác gì so với mọi người. Người bệnh sẽ thường xuyên theo đuổi những phẫu thuật không cần thiết, thói quen giảm cân không an toàn.
Bên cạnh đó, việc tự cảm nhận hình ảnh cơ thể tiêu cực cũng dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tinh thần như sau:
- Rối loạn ăn uống: Bao gồm chứng cuồng ăn, chán ăn tâm thần hoặc ăn uống vô độ. Mỗi loại rối loạn ăn uống có một đặc điểm khác nhau, nhưng hầu hết đều xuất phát từ cảm giác xấu hổ, tội lỗi hoặc đau khổ về ngoại hình, cân nặng, kích thước và/hoặc thói quen ăn uống của một người.
- Rối loạn lo âu về ngoại hình hay mặc cảm ngoại hình: Những người mắc chứng rối loạn lo âu về ngoại hình (BDD) thường lo lắng quá mức về những khiếm khuyết về ngoại hình của bản thân dù những khuyết điểm này rất nhỏ hoặc không tồn tại. Vì vậy, họ cố gắng hết sức để thay đổi ngoại hình hoặc thường xuyên suy nghĩ về những khuyết điểm này, dẫn đến sự tự ti, đau khổ và mệt mỏi.
Tự cảm nhận hình ảnh cơ thể tiêu cực có thể dẫn đến mặc cảm ngoại hình.
- Các tình trạng sức khỏe tâm thần khác: Nhiều người cảm nhận tiêu cực về hình ảnh của bản thân có các triệu chứng của ít nhất một tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách,....
Ngoài ra, việc nhìn nhận hình ảnh cơ thể bản thân mình tiêu cực cũng gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Đôi khi họ oán trách bậc cha mẹ đã sinh ra họ trong hình hài không như mong muốn, làm cho mối quan hệ trong gia đình trở nên tồi tệ, hoặc cố tránh xa các tình huống mang tính chất cộng đồng, tụ tập nơi đông người vì sợ bị đánh giá, đây là mầm mống cho căn bệnh ám ảnh sợ xã hội.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng cho thấy những người không hài lòng về cơ thể của mình thường có mức độ bất an và ghen tuông cao trong các mối quan hệ tình cảm, đi kèm với đó là mức độ thỏa mãn tình dục kém hơn.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hình ảnh cơ thể?
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến việc một người tự cảm nhận cơ thể của chính mình, như:
- Lòng tự trọng: Lòng tự trọng và hình ảnh cơ thể thường song hành cùng nhau. Nghiên cứu cho thấy, những người có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực hơn về cân nặng và ngoại hình của họ. Ngược lại, những người không hài lòng về hình ảnh cơ thể cũng thường có mức độ tự tin thấp hơn.
- Đặc điểm tính cách: Nghiên cứu cho thấy, một số đặc điểm tính cách, chẳng hạn như tính cầu toàn, tính tận tâm và hay lo lắng có mối tương quan cao với việc cảm nhận hình ảnh cơ thể tiêu cực.
- Chấn thương: Các chấn thương trong quá khứ cũng làm tăng nguy cơ phát triển việc tự cảm nhận hình ảnh cơ thể tiêu cực. Một phân tích tổng hợp năm 2022 cho thấy những người bị lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu có nguy cơ tự cảm nhận hình ảnh cơ thể tiêu cực cao hơn đáng kể khi trưởng thành.
- Các phương tiện truyền thông xã hội: Việc sử dụng mạng xã hội được phát hiện có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tự cảm nhận hình ảnh cơ thể, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy các sinh viên đại học đang bị trầm cảm và rối loạn lo âu khi giảm một nửa thời gian sử dụng mạng xã hội có cải thiện đáng kể về cách tự cảm nhận hình ảnh cơ thể.
Các phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về cơ thể họ.
Làm thế nào để cải thiện hình ảnh cơ thể thông qua việc tự chăm sóc
Dưới đây là một số cách để bạn cải thiện cách tự cảm nhận hình ảnh cơ thể:
- Tập trung vào những phẩm chất, tài năng và ưu điểm của bản thân: Ai cũng có ưu và khuyết điểm riêng, không có ai là hoàn hảo cả. Vì vậy, thay vì cứ nhìn vào những khuyết điểm của bản thân mình, bạn hãy nhìn vào những ưu điểm. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và trân trọng bản thân hơn. Bạn hãy nói những điều tốt đẹp với bản thân về cơ thể và ngoại hình của bạn, bạn có thể sử dụng nhật ký, các từ giấy nhắc nhở hay đơn giản là lặp đi lặp lại những điều tích cực này trong đầu. Điều này sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng, giảm tự ti.
- Chăm sóc bản thân một cách toàn diện: Hãy trân trọng và chăm sóc bản thân mình, điều này sẽ giúp cho bạn có những cái nhìn tích cực hơn về nó. Hãy đặt ra các mục tiêu tích cực, tập trung về sức khỏe thay vì các mục tiêu liên quan đến cân nặng. Ví dụ: Đảm bảo ngủ đủ giấc, chăm tập thể dục, ăn uống lành mạnh, đủ chất, làm những việc bạn yêu thích.
- Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh: Các mối quan hệ lành mạnh là chìa khóa giúp bạn duy trì sự tự tin và những cảm xúc tích cực. Bạn hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè, chia sẻ với họ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cảm thấy căng thẳng, áp lực.
- Sử dụng các biện pháp giảm căng thẳng: Các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như các bài tập thở và thiền sẽ giúp bạn kiểm soát suy nghĩ tốt hơn, giảm căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ, sản phẩm này làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin nhờ các thành phần tự nhiên như thảo dược, các acid amin, vitamin và dưỡng chất, từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu.
BoniBrain của Mỹ.
- Giảm sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội: Việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thường gây ra sự so sánh và dẫn đến các tiêu chuẩn sắc đẹp không thực tế. Vì vậy, bạn hãy giảm việc sử dụng các phương tiện này, thậm chí bỏ theo dõi những người đang làm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về ngoại hình.
Hãy nhớ rằng vẻ bề ngoài không phải là thước đo đánh giá phẩm chất và giá trị của bạn, ai cũng có những khiếm khuyết riêng. Vì vậy, thay vì chỉ nhìn vào những điểm yếu của mình, bạn hãy phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm có thể khắc phục được với một tinh thần lạc quan, tích cực. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập