Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

Mục lục [Ẩn]

 

   Sự đồng cảm giúp bạn nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác, thấu hiểu được cảm xúc của họ và xây dựng các mối quan hệ bền chặt. Nhờ đó, nó có thể giảm bớt sự đau khổ của người khác cũng như của chính bạn.

   Tuy nhiên, khả năng này cũng cần được tôi luyện. Vậy, làm cách nào để trở thành một người biết đồng cảm?

 

Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

 

Tại sao sự đồng cảm lại quan trọng?

   Đồng cảm có thể cải thiện và củng cố các mối quan hệ xung quanh bạn. Nó khiến cho những người mà bạn quan tâm cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Sau đó, họ cũng sẽ dành thời gian để đồng cảm với bạn. Điều này sẽ giúp tạo nên một mạng lưới với các mối quan hệ lành mạnh, khiến cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc và thỏa mãn hơn.

   Sự đồng cảm có thể mang lại nhiều lợi ích như:

  • Thúc đẩy bạn hành động để đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người xung quanh.
  • Cho phép bạn giao tiếp và cộng tác hiệu quả hơn với người khác, ngay cả trong những điều kiện khó khăn.
  • Giúp giảm thiểu những xung đột, mâu thuẫn không đáng có.

 

Làm cách nào để xây dựng sự đồng cảm?

   Sự đồng cảm là một kỹ năng cần được xây dựng, rèn luyện và củng cố. Một số cách có thể giúp bạn thực hiện điều này là:

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

   Bước đầu tiên để bạn xây dựng được sự đồng cảm là cần phải lắng nghe người khác. Bạn hãy cố gắng lắng nghe để hiểu được hoàn cảnh, quan điểm và cảm xúc của họ. Kỹ năng lắng nghe có thể được rèn luyện bằng cách:

  • Loại bỏ các vấn đề có thể gây cản trở đến việc lắng nghe người khác chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn giữ được sự tập trung và chú ý hoàn toàn vào câu chuyện của họ.
  • Không ngắt lời, điều này sẽ làm gián đoạn suy nghĩ và mạch cảm xúc của họ.
  • Lắng nghe với sự cởi mở, không phán xét kể cả khi bạn không đồng ý với cách hành xử hay quan điểm của họ.
  • Hãy để người khác biết bạn đang lắng nghe họ nói thông qua giao tiếp bằng mắt, gật đầu và các tín hiệu bằng lời nói (ví dụ như ừm, ờ, đồng ý,...). Điều này sẽ giúp họ hiểu rằng bạn đang mời họ tiếp tục.
  • Phản hồi khi cần thiết. Nếu bạn nghĩ rằng mình nghe nhầm, hiểu sai điều gì đó, hay thấy họ ngập ngừng, bạn hãy đặt ra một vài câu hỏi mang tính chất gợi mở, làm rõ vấn đề.

 

Bạn hãy rèn luyện khả năng lắng nghe

Bạn hãy rèn luyện khả năng lắng nghe

 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

    Bên cạnh việc lắng nghe, bạn có thể sử dụng hành động để thể hiện sự quan tâm với câu chuyện mà người khác đang nói đến. Những cách truyền tải thông điệp bằng ngôn ngữ cơ thể là:

  • Nét mặt bao gồm hành động nheo mày, cười mỉm, cười ngập ngừng, tỏ ra vui vẻ hay trầm ngâm.
  • Giao tiếp bằng mắt: Đôi mắt mở to có thể truyền đạt sự phấn khích, ngạc nhiên.
  • Giọng nói bào gồm ngữ điệu có thể cho thấy bạn đang đùa hay nghiêm túc, tốc độ nói nhanh hay chậm có thể truyền đạt sự tự tin hoặc lo lắng, âm sắc trầm hay bổng có thể cho thấy bạn đang khẳng định hay nghi hoặc.
  • Tư thế: Đôi vai cứng đờ có thể cho thấy sự căng thẳng, e ngại; đôi vai thả lỏng kết hợp với khom người có thể cho thấy sự thoải mái hoặc buồn chán.
  • Cử chỉ: Cử động tay nhiều hơn có thể cho thấy sự thoải mái và thân thiện. Tốc độ và cường độ của các cử chỉ cũng có thể thể hiện sự phấn khích.

Cải thiện trí tuệ cảm xúc

   Trí tuệ cảm xúc chính là chỉ số EQ. Đây là khả năng xác định cảm xúc và sử dụng chúng. Cách cải thiện trí tuệ cảm xúc là:

  • Quản lý cảm xúc bằng việc học cách đối phó với căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy giảm khả năng đánh giá cảm xúc và các tình huống xã hội. Vì vậy, giảm căng thẳng là một bước quan trọng giúp nâng cao EQ của bạn.

Bạn hãy hít thở sâu để giúp giữ bình tĩnh trong thời điểm hiện tại. Các biện pháp khác là tập thể dục và thiền mỗi ngày để giúp giảm căng thẳng tổng thể.

  • Nâng cao nhận thức về bản thân bằng cách thực hành chánh niệm: Chánh niệm có thể giúp bạn hiểu và chấp nhận bất kỳ cảm xúc nào đang cảm thấy. Thay vì dán nhãn những cảm xúc là “xấu” hoặc “tiêu cực”, bạn hãy tìm hiểu xem điều gì đã gây ra chúng, hay chúng có ảnh hưởng đến tương tác của bạn với người khác như thế nào.
  • Sử dụng các kỹ năng giải quyết xung đột để quản lý các mối quan hệ: Những bất đồng có thể sẽ nảy sinh khi bạn trò chuyện cùng với người khác. Nếu biết cách kiểm soát, thỏa hiệp hay tha thứ có thể giúp bạn tránh khỏi những xung đột không đáng có này.

 

 Cải thiện trí tuệ cảm xúc giúp bạn đồng cảm hơn

Cải thiện trí tuệ cảm xúc giúp bạn đồng cảm hơn

 

Nhìn nhận những quan điểm mới

   Chúng ta thường dễ đồng cảm với những người có quan điểm, cách cư xử, mục tiêu, hoặc trải qua các khó khăn tương tự với bản thân. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành rào cản khi bạn muốn thể hiện sự đồng cảm với người khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, hay văn hóa. Một số cách khắc phục có thể kể đến là:

  • Tích cực tiếp xúc với những người có quan điểm mới mẻ bằng cách tìm kiếm điểm chung, và thừa nhận sự khác biệt. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi quan điểm, nhưng nên dành thời gian để lắng nghe với sự cởi mở. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn về  những người có xuất thân hoặc quan điểm khác nhau.
  • Đọc tiểu thuyết: Tương tác với quan điểm của các nhân vật hư cấu cũng có thể nâng cao sự đồng cảm của bạn. Khi đọc một cuốn tiểu thuyết, bạn hãy cố gắng hiểu động cơ, mục tiêu và trạng thái cảm xúc của nhân vật. Đây là cách bạn rèn luyện khả năng đồng cảm của mình. Bạn hãy đọc những cuốn tiểu thuyết, hay tác phẩm nghệ thuật đến từ các nền văn hóa khác nhau.
  • Đưa ra các giả định: Khi đứng trước một sự việc nào đó, thay vì nhanh chóng đưa ra kết luận có phần phiến diện, bạn có thể đặt ra các giả định theo hướng tích cực hơn. Ví dụ như, một người quen của bạn bỗng dưng hành xử một cách thô lỗ, bạn hãy đặt ra các giả định là: có thể họ bị căng thẳng, hay họ đang gặp một vấn đề nào đó,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách để xây dựng sự đồng cảm. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách để giải quyết các mối quan hệ khó khăn trong gia đình

Để giải quyết ổn thỏa những mối quan hệ khó khăn trong gia đình, bạn cần tìm hiểu được nguyên nhân đằng sau chúng là gì, giữ bình tĩnh và…

Phải làm sao khi bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ?

Trong một mối quan hệ, bạn có hay có những suy nghĩ như “Chắc là mình không quan trọng…”, “có khi nào vì vậy mà họ chán mình rồi không?”,... Vậy điều gì khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ như vậy?

Mệt mỏi, trầm cảm vì con cái không chịu lập gia đình

Có thể thấy, không chỉ người trẻ áp lực, lo lắng về việc kết hôn mà các bậc phụ huynh cũng vô cùng lo âu, sốt ruột, thậm chí mắc các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội và cách vượt qua.

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ những sự khác biệt trong tư tưởng, quan điểm sống, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, kỳ vọng quá lớn, do kinh tế,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi