Mục lục [Ẩn]
Cũng như rất nhiều loại acid amin khác, phenylalanine tham gia vào quá trình sản xuất protein cho cơ thể. Nhưng ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng với nhiều bệnh lý khác, tiêu biểu như trầm cảm. Vậy cụ thể, phenylalanine có những vai trò gì? Chúng được bổ sung như thế nào và có lưu ý gì khi sử dụng hay không?
Phenylalanine là gì?
Phenylalanine là gì?
Tương tự như tryptophan, phenylalanine cũng được coi là 1 trong 9 loại acid amin thiết yếu. Tức là cơ thể không tự sản xuất được mà cần bổ sung từ nguồn dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế là có hai loại phenylalanine khác nhau, và không phải loại nào cũng là acid amin thiết yếu.
Cụ thể, có hai dạng phenylalanine, đó là: D-phenylalanine và L-phenylalanine. Hai loại này có công thức phân tử giống nhau, nhưng khác nhau về mặt quang học, chúng được gọi là đồng phân quang học của nhau.
L - phenylalanine là loại duy nhất được tìm thấy trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… Và nó cũng là loại duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất protein của cơ thể. Do đó, L - phenylalanine được coi là acid amin thiết yếu.
Còn với D - phenylalanine, loại acid amin này không tham gia vào tổng hợp protein mà vai trò chủ yếu của nó đến nay được biết tới là hoạt động như một chất giảm đau. Do đó, đây không phải acid amin thiết yếu.
Chính vì vậy, phần dưới đây của bài viết cũng sẽ đề cập chủ yếu đến vai trò và những lưu ý khi sử dụng L - phenylalanine.
Phenylalanine có vai trò gì?
Là một acid amin, điều đó có nghĩa phenylalanine có vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp protein. Nó được tìm thấy trong não, máu, cơ bắp, cơ quan nội tạng và hầu như tất cả mọi nơi trong cơ thể.
Không chỉ vậy, phenylalanine còn được chứng minh là có rất nhiều tác dụng quan trọng khác với cơ thể:
Tác dụng với sức khỏe thần kinh
Phenylalanine là nguyên liệu tổng hợp nên nhiều phân tử khác, như:
- Tyrosine: Loại acid amin này được sản xuất trực tiếp từ phenylalanine. Cơ thể bạn sẽ cần tyrosine để tạo ra các protein cần thiết hoặc chuyển hóa nó thành một số chất dẫn truyền thần kinh.
- Epinephrine và norepinephrine: Khi bạn trải qua một tình huống căng thẳng, những phân tử này sẽ giúp bạn tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, cải thiện nhịp thở để giúp bạn có thêm năng lượng đối phó với căng thẳng.
- Dopamine: Đây là một chất dẫn truyền thần kinh, còn được biết tới là 1 trong 4 loại hormone hạnh phúc của cơ thể. Dopamine giúp chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng và luôn sẵn sàng chinh phục một mục tiêu nào đó. Ngoài ra, nó cũng rất quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ, độ tập trung của bạn.
Chính vì vậy, thiếu hụt phenylalanine sẽ gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đặc biệt, nó liên quan tới một số tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm.
Lợi ích cho da
Phenylalanine kích thích cơ thể sản xuất melanin, đây là sắc tố tự nhiên mang lại màu sắc cho da. Vì vậy mà loại acid amin này được xem là hữu ích với sức khỏe của làn da. Một số bằng chứng khoa học đã cho thấy rằng việc sử dụng phenylalanin kết hợp với các biện pháp tia cực tím (UV) có thể cải thiện tình trạng da bạch biến, các vùng da bị mất sắc tố.
Một số lợi ích khác
Ngoài ra, bổ sung phenylalanine còn có một số tác dụng sau:
- Giảm đau: Tác dụng này chủ yếu là của D - phenylalanine.
- Bỏ rượu: Một nghiên cứu vào năm 2011 đã chứng minh rằng việc sử dụng phenylalanine kết hợp với glutamine và 5-hydroxytryptophan giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng cai rượu.
- Bệnh Parkinson. Như đã trình bày, phenylalanine thúc đẩy quá trình tổng hợp dopamine của cơ thể. Nồng độ dopamine thấp có liên quan mật thiết với tình trạng bệnh lý parkinson. Chính vì vậy, phenylalanine được kỳ vọng là sẽ giúp cải thiện triệu chứng của parkinson, như nói chậm, mất thăng bằng… Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng này vẫn còn khá hạn chế và cần thêm thời gian để chứng minh.
Cách bổ sung phenylalanine
Có rất nhiều loại thực phẩm giàu protein thực vật và động vật có chứa phenylalanine, bao gồm:
- Thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu
- Gia cầm: gà, vịt, ngỗng, gà tây
- Hải sản: cá hồi, cá ngừ, cá thu, tôm
- Sữa: sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai
- Các loại hạt: hạnh nhân, macca, hạt điều, quả óc chó
- Các loại đậu: đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu nành
- Các loại bơ hạt: bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều
Phenylalanine có trong các loại thực phẩm từ thực vật và động vật
Nói chung, bạn không cần thiết phải chọn thực phẩm dựa trên hàm lượng phenylalanine của chúng. Thay vào đó, chỉ cần ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein trong thực đơn hàng ngày là đủ để cung cấp tất cả lượng phenylalanine cần thiết, cùng với các acid amin và chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Còn đối với những người bệnh mắc một số chứng rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm thì việc bổ sung phenylalanine là rất cần thiết. Sản phẩm BoniBrain với sự kết hợp của L-phenylalanine, L-tryptophan, L-tyrosine sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Những lưu ý khi sử dụng phenylalanine
Đối với đa số mọi người, việc tiêu thụ phenylalanine sẽ không gây rủi ro với sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh lý đặc biệt như bệnh phenylketon niệu (PKU) có thể trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh ăn một chế độ ăn có chứa phenylalanine.
PKU là một bệnh lý rối loạn trao đổi chất di truyền ảnh hưởng đến khả năng phân hủy phenylalanine của cơ thể để chuyển đổi thành tyrosine. Kết quả là phenylalanine tích tụ quá nhiều trong não và máu, gây tổn thương cho não và hệ thần kinh.
Một số biểu hiện của PKU như:
- Da, tóc và mắt sáng hơn so với anh, chị, em không có PKU
- Mắc bệnh chàm
- Nước tiểu có mùi đặc biệt
- Nôn mửa thường xuyên
- Co thắt cơ thể hoặc run
- Tăng động
- Khó khăn về hành vi, chẳng hạn như thường xuyên nổi cơn thịnh nộ và các hành vi tự làm hại bản thân
Mặc dù vậy, tỷ lệ PKU là rất hiếm, chỉ khoảng 1/15.000 người (tại Hoa Kỳ). Bệnh này cũng khởi phát sớm ngay từ khi người bệnh còn nhỏ, do đó có thể dễ dàng phát hiện và theo dõi.
Như vậy, chỉ có L - phenylalanine được coi là acid amin thiết yếu cho cơ thể trong 2 loại D và L. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng với một số tình trạng sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm. Tin tốt là chúng ta có thể dễ dàng bổ sung loại acid amin này thông qua chế độ ăn hàng ngày hoặc qua sản phẩm BoniBrain. Cám ơn các bạn đã đón xem!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập