Mục lục [Ẩn]
Khi bị vây quanh bởi những lo lắng, sợ hãi do chứng rối loạn lo âu gây ra, ai cũng muốn thoát ra khỏi nó ngay lập tức. Vì vậy, bên cạnh những câu hỏi như bệnh này có nguy hiểm không, cải thiện bằng cách nào… thì có 1 băn khoăn rất lớn mà ai cũng muốn biết. Đó là điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu? Đến bao giờ họ mới không còn bị nó hành hạ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc đó, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Việc điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu nào? (Rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu hoảng sợ…).
- Bệnh đang ở mức độ nào (nhẹ, trung bình, vừa, nặng hay rất nặng)?
- Phương pháp điều trị được áp dụng là gì (Dùng thuốc, trị liệu tâm lý, sử dụng sản phẩm từ thảo dược…)
Vì vậy, sẽ khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho việc điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu. Nhưng chúng tôi có thể đưa ra:
- Mốc thời gian cho việc dùng một số phương pháp điều trị khác nhau thì bao giờ có hiệu quả.
- Những rủi ro và lợi ích bạn sẽ nhận được.
Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Rối loạn lo âu là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị.
Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc trong bao lâu?
Có nhiều thuốc điều trị rối loạn âu khác nhau như benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm (thường dùng thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI), thuốc chẹn beta. Vậy, dùng các thuốc này để điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Dùng thuốc SSRI điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Các thuốc SSRI có thể kể đến như fluoxetine , paroxetine, escitalopram, paroxetine... Thuốc này giúp giảm triệu chứng trầm cảm, lo lắng.
Thuốc nhóm SSRI thường sẽ không có tác dụng ngay. Trung bình sẽ mất từ 2-6 tuần để chúng phát huy hiệu quả giảm lo âu cho người bệnh.
Tuy nhiên, thuốc thuộc nhóm này chỉ có hiệu quả với 1 số bệnh nhân (không phải tất cả người bệnh dùng đều có hiệu quả). Vì vậy, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình điều trị để đưa ra chỉ định nên dùng tiếp hay chuyển sang thuốc khác.
Nếu SSRI có hiệu quả, bệnh nhân thường sẽ được dùng thuốc thêm 6-12 tháng, sau đó giảm dần liều dùng. Thuốc không được khuyến khích sử dụng thường xuyên vì dùng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Đó là buồn nôn, mất ngủ, giảm khả năng tình dục.
Dùng thuốc SSRI điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Dùng thuốc Benzodiazepin để điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Có nhiều thuốc an thần, chống lo âu, nhưng thường dùng nhất là các thuốc nhóm benzodiazepin.
Các thuốc này có tác dụng nhanh hơn so với thuốc chống trầm cảm. Nó giúp an thần gần như là ngay sau khi uống. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ được bác sĩ kê đơn dùng trong thời gian ngắn. Bởi nó gây ra nhiều rủi ro như:
- Tình trạng nhờn thuốc: Theo thời gian, người bệnh cần tăng liều thuốc thì mới thu được hiệu quả.
- Lệ thuộc thuốc (nghiện thuốc): Các thuốc nhóm benzodiazepin có thể gây nghiện. Chúng khiến người bệnh lệ thuộc vào nó, nếu ngưng sẽ gây ra các triệu chứng như mất ngủ hoàn toàn, thở nhanh, nhịp tim nhanh, run rẩy, tăng phản xạ, lú lẫn, kích động và co giật.
- Gây nhiều tác dụng phụ như: chậm nói, giảm trí nhớ, kém minh mẫn, buồn ngủ, hại gan, thận…
Người bệnh có thể bị giảm trí nhớ, kém minh mẫn khi dùng thuốc chống lo âu
Thuốc chẹn beta dùng trong bao lâu?
Thuốc chẹn beta không giúp giảm lo âu nhưng chúng lại cải thiện được một số triệu chứng thực thể ở người bệnh như tim đập nhanh, run và đỏ mặt.
Thuốc này được dùng trong thời gian ngắn, có tác dụng nhanh trong điều trị các triệu chứng cấp tính.
Nhìn chung, các thuốc điều trị rối loạn lo âu đều gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, bác sĩ chỉ cân nhắc chỉ định chúng trong trường hợp cần thiết. Các biện pháp không dùng thuốc luôn được ưu tiên hàng đầu vì tính an toàn và hiệu quả lâu dài.
Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu trong bao lâu?
Trong trị liệu tâm lý, các chuyên gia tâm lý thường dùng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT).
CBT giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ, thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, có cái nhìn tích cực, thực tế, đúng đắn hơn về các sự việc trong cuộc sống. Từ đó, cảm xúc của mỗi người cũng sẽ thay đổi. Chúng ta trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn, có hành xử và phản ứng tích cực trước các tình huống để cảm thấy bớt lo lắng và sợ hãi.
Việc dùng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) để điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu trong bao lâu?
CBT mất bao lâu để điều trị chứng lo âu nhẹ?
Khi bị rối lo âu mức độ nhẹ, người bệnh có cảm thấy lo lắng, căng thẳng nhưng có thể kiểm soát được. Họ có thể có hoặc không kèm theo cơn hoảng loạn. Người bệnh vẫn thực hiện được các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh lại có thể khiến họ trốn tránh một số tình huống nhất định để cố gắng ngăn chặn sự lo lắng xảy ra.
Với trường hợp này, khoảng 3-12 buổi trị liệu với liệu pháp CBT có thể đủ để điều trị các triệu chứng. Các buổi trị liệu có thể kéo dài khoảng 1 tiếng, diễn ra hàng tuần, vào cùng thời điểm trong 1 ngày.
CBT mất bao lâu để điều trị chứng lo âu vừa phải?
Chứng rối loạn lo âu chuyển sang mức độ vừa khi những cơn lo lắng xảy ra thường xuyên hơn. Cơn hoảng loạn có thể xuất hiện. Sự lo âu sẽ gây trở ngại và ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Những nỗi sợ của họ có thể diễn ra trong vài giờ hoặc lâu hơn và thường không bắt nguồn từ vấn đề gì cụ thể,
Với trường hợp này, khoảng 12 đến 24 buổi trị liệu với liệu pháp CBT mới có thể đủ để điều trị các triệu chứng. Tuy nhiên, CBT đôi khi có thể bị hạn chế về khả năng giúp người bệnh hiểu và thay đổi nhận thức. Trong trường hợp này, việc điều trị rối loạn lo âu sẽ kéo dài hơn nếu không kết hợp thêm các biện pháp tích cực khác.
CBT mất bao lâu để điều trị chứng lo âu nghiêm trọng?
Với trường hợp bị rối loạn lo âu nghiêm trọng, tình trạng lo lắng sẽ xuất hiện hàng ngày và thường đi kèm với các cơn hoảng loạn. Người bệnh cảm thấy đau khổ, vô cùng khó khăn để điều tiết cuộc sống hàng ngày của mình.
Có thể cần tối thiểu 24 buổi trị liệu CBT để điều trị biểu hiện lo âu nghiêm trọng. Có những người phải cần đến 48 buổi trị liệu và kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác để có thể cải thiện bệnh.
Để thu được hiệu quả tốt hơn, người bệnh được khuyến khích sử dụng thêm các sản phẩm giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Hai hormon này sẽ giúp:
- Điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn vui vẻ, sảng khoái, cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn.
- Khơi gợi cảm giác thích thú, hưng phấn, giúp con người tràn đầy năng lượng.
- Serotonin là tiền chất của melatonin, giúp điều tiết giấc ngủ.
Để cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin, bạn nên dùng sản phẩm từ thảo dược của Mỹ là BoniBrain. Sản phẩm này có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện?
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu và đưa ra ưu, nhược điểm của từng phương pháp trị liệu. Sử dụng BoniBrain kết hợp với liệu pháp CBT là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài và giảm nguy cơ tái phát hiệu quả.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập