Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều với một người nhạy cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

 

   Suy nghĩ quá nhiều là điều thường gặp ở một người có tính nhạy cảm cao. Suy nghĩ sâu sắc về mọi thứ là điều tốt, nhưng khi một người suy nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhặt nhất, khiến họ luôn lo lắng, bất an thì đó là dấu hiệu cho thấy họ cần phải chấm dứt việc đó.

 

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều với một người nhạy cảm?

 

Tại sao người nhạy cảm lại suy nghĩ quá nhiều?

    Một người có tính nhạy cảm cao thường có những suy nghĩ sâu sắc, họ xử lý vô số các tác nhân kích thích xung quanh mình như âm thanh, mùi vị, màu sắc và năng lượng của người khác. Khả năng tiếp thu mọi thứ và xem xét chúng một cách sâu sắc có thể giúp người nhạy cảm phát triển năng lực, tăng tính nhanh nhạy và nhìn nhận lại cách cư xử, phản ứng sau mỗi tình huống tốt hơn người khác.

    Tuy nhiên, khả năng tiếp thu mọi thứ và xem xét chúng một cách sâu sắc cũng có thể dẫn đến lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều. Chính lối suy nghĩ quá nhiều đôi khi sẽ khiến người nhạy cảm phóng đại một sự việc hoặc một cảm xúc tiêu cực nào đó một cách quá mức so với những gì mà nó thực sự biểu hiện. Điều này khiến họ không tìm thấy được hạnh phúc trong cuộc sống mà dễ rơi vào trạng thái kiệt quệ năng lượng, căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

    Suy nghĩ là hoạt động được kiểm soát và chi phối bởi não bộ. Do đó, hiểu được cách thức bộ não của người nhạy cảm hoạt động sẽ là chìa khóa giúp họ khống chế được lối suy nghĩ quá nhiều của mình. Vậy bộ não của người nhạy cảm hoạt động như thế nào?

    Hệ thống Limbic là phần chính của não kiểm soát cảm xúc, trí nhớ và kích thích của bạn. Trong đó, một số cơ quan chính bao gồm: đồi thị, đại não, vùng dưới đồi và hạch hạnh nhân.

 

Tại sao người nhạy cảm lại suy nghĩ quá nhiều?

 

1. Đồi thị

    Vùng đồi thị tiếp nhận thông tin từ các giác quan của chúng ta như khứu giác, thị giác, thính giác, xúc giác và chuyển tiếp thông tin đó đến đại não.

 

2. Đại não

    Sau đó, đại não sẽ suy nghĩ về thông tin đang đến và cho cơ thể bạn biết phải làm gì.

    Ví dụ, nếu bạn ngửi thấy mùi khói và nhìn thấy ngọn lửa thì thông tin đó sẽ đến đồi thị và nó sẽ nói chuyện với đại não. Sau đó, đại não sẽ nói chuyện tiếp với hạch hạnh nhân, thứ sẽ cung cấp cho cơ thể bạn phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy, nhưng chính đại não sẽ ra lệnh cho cơ thể bạn chạy.

 

3. Vùng dưới đồi

    Vùng dưới đồi là một thành phần khác của hệ thống Limbic, nó sẽ gửi các sứ giả đi khắp cơ thể gọi là hormone. Công việc chính của phần não này là tạo ra sự cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể bạn. Bộ phận này duy trì chu kỳ giấc ngủ, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mức năng lượng, cảm giác thèm ăn…

 

4. Hạch hạnh nhân

    Yếu tố cuối cùng của hệ thống Limbic là hạch hạnh nhân. Hạch hạnh nhân chịu trách nhiệm xử lý các cảm xúc của chúng ta như tức giận, sợ hãi, buồn bã, hạnh phúc, hung hăng… Hạch hạnh nhân thu thập cảm xúc của bạn và liên kết chúng với một sự kiện. Sau đó, nó lưu trữ ký ức về sự kiện đó trong não của bạn dựa trên những cảm xúc mà bạn có trong sự kiện đó.

    Hệ thống Limbic được hiểu là bộ não cảm xúc, bên cạnh đó, bạn cũng có một khía cạnh khác là khía cạnh logic hoặc nhận thức, chúng chịu sự chi phối của một số phần trong não. Với một người có tính nhạy cảm cao, phần Limbic (hay phần cảm xúc) bị kích hoạt nhiều hơn là phần logic vì hạch hạnh nhân của họ hoạt động quá mức.

    Khi chúng ta sống chủ yếu trong cảm xúc, điều đó có thể khiến chúng ta có nhiều suy nghĩ phi lý thay vì suy nghĩ logic. Suy nghĩ phi lý dẫn tới những cảm xúc tiêu cực.

 

Cách rèn luyện trí não để trở thành một người ít suy nghĩ hơn

    Tự nhận thức là chìa khóa để bắt đầu thực hiện phương pháp này. Nếu bạn không nhận thức được rằng tâm trí mình đang bắt đầu suy nghĩ quá nhiều thì bạn không bao giờ ngăn chặn được nó. Lúc đầu, điều này có thể khó khăn vì những suy nghĩ đôi khi cứ chạy trong đầu bạn một cách vô thức.

    Ngay khi bạn thấy mình trong trạng thái suy nghĩ quá nhiều theo thói quen, bạn phải nhận ra rằng đây là khi bộ não của bạn đang hoạt động quá mức và cần có những chiến lược để khống chế chúng. Dưới đây sẽ là một số cách giúp bạn thực hiện điều đó:

 

1. Tập thiền

    Thiền là phương pháp để định tâm, đặt tâm của mình vào một đối tượng như các cơ bắp trên gương mặt, hơi thở, khi đó tâm sẽ không tìm kiếm, lục lọi những chuyện đau buồn, những điều nhỏ nhặt nữa. Tức là, thiền đã giúp bạn thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều.

    Việc tập thiền không phải điều dễ dàng với những người mới bắt đầu, bạn có thể tham gia một lớp học thiền hoặc các video hướng dẫn để thực hiện theo. Một ngày có thể thiền nhiều lần, mỗi lần chỉ cần từ 5 đến 10 phút là đủ để bạn thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều.

 

Thiền giúp bạn thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều

Thiền giúp bạn thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều

 

2. Phân bổ thời gian suy nghĩ

    Một cách tốt để hạn chế việc suy nghĩ quá nhiều mọi lúc, mọi nơi đó là hãy dành một khoảng thời gian cố định cho nó. Ví dụ, bạn có thể dành khoảng 30 phút trong ngày trong một không gian thật yên tĩnh như nhà tắm để suy nghĩ về tất cả mọi thứ đã diễn ra trong chính hôm đó và kể cả những ngày trước.

    Việc tập luyện như vậy hàng ngày, khi thời gian tắm trôi qua, những suy nghĩ trong đầu bạn sẽ có tính chọn lọc hơn. Những chuyện nhỏ nhặt, không đáng lưu tâm sẽ không thu hút được nhiều sự chú ý từ bộ não của bạn.

 

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

    Nếu những biện pháp trên vẫn chưa thể giúp khống chế được dòng suy nghĩ liên tục chảy trong đầu bạn, đây là lúc bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ những chuyên gia tư vấn tâm lý.

    Suy nghĩ quá nhiều không phải chỉ xuất hiện ở người hay nhạy cảm, mà nó còn có thể xuất phát từ một tình trạng bệnh lý tinh thần nào đó như lo âu, trầm cảm. Sự giúp đỡ từ chuyên gia sẽ là biện pháp tốt nhất cho bạn trong trường hợp này.

 

   Suy nghĩ sâu sắc là điều tốt nhưng liên tục suy nghĩ quá nhiều về mọi điều nhỏ nhặt sẽ chỉ khiến bạn kiệt sức và căng thẳng hơn. Chăm sóc, hướng sự chú ý của tâm thức về chính bản thân mình sẽ là một trong những điều tốt nhất với một người có tính nhạy cảm cao và có thể giúp họ ngừng thói quen suy nghĩ liên tục. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nghĩ quá nhiều và cách để ngừng lại

Dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nghĩ quá nhiều là thường xuyên nghĩ đến những điều tiêu cực, chỉ nghĩ mà không tìm hướng giải quyết, hay…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi