Nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần vì ăn nhiều quá mức

Mục lục [Ẩn]

 

   Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết gần đây, đơn vị này vừa tiếp nhận một trường hợp nữ sinh 20 tuổi phải nhập viện tâm thần vì ăn uống mất kiểm soát. Đồng thời, cô cố gắng loại bỏ thức ăn đã ăn bằng cách uống một lượng lớn thuốc nhuận tràng ngay sau bữa ăn.

 

Nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần vì ăn nhiều quá mức.

Nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần vì ăn nhiều quá mức.

 

Nhập viện do ăn nhiều quá mức

   Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết gần đây, đơn vị này vừa tiếp nhận một trường hợp nữ sinh 20 tuổi phải nhập viện tâm thần vì ăn uống mất kiểm soát. Đồng thời, cô cố gắng loại bỏ thức ăn đã ăn bằng cách uống một lượng lớn thuốc nhuận tràng ngay sau bữa ăn. Gia đình bệnh nhân khá giả, hòa thuận, không có tiền sử bệnh lý gì về thể chất, tinh thần, tuy nhiên tích cách dễ xúc động, trầm tính.

   Theo chia sẻ của bệnh nhân, học cuối lớp 12, bệnh nhân có tình cảm với một bạn trai trong lớp. Tuy nhiên, anh chàng này đã từ chối với lý do bệnh nhân béo. Nữ sinh này vẫn tiếp tục theo đuổi chàng trai kia, đồng thời bắt đầu cảm thấy không hài lòng với cơ thể của mình. Mặc dù lúc đó cô cao 155cm và  nặng 50kg nhưng thường xuyên thấy mình béo khi soi gương và tìm cách giảm cân.

   Thời gian trôi đi, nữ sinh này ngày càng bận tâm và lo lắng về việc béo phì. Khoảng cuối năm thứ nhất đại học và đầu năm thứ 2, bệnh nhân đã tự bỏ hai bữa ăn trong ngày và chỉ ăn một bữa salad vào buổi trưa. Sau 6 - 7 tháng duy trì chế độ ăn như vậy, bệnh nhân đã sút 8kg và trông gầy đi rất nhiều. Cô cũng nhận thấy chế độ ăn của mình không phù hợp với hình thể.

   Sau một thời gian kiêng khem quá mức, nữ sinh này bắt đầu có sở thích mãnh liệt đối với các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, ăn các bữa có một lượng rất lớn thực phẩm giàu calo khoảng 5 - 6 lần một tháng và cảm thấy hối hận ngay sau bữa ăn. Các cơn thèm ăn ngày càng nhiều lên, bệnh nhân say sưa ăn uống rất nhiều nhằm mục đích cho mình cảm thấy thoải mái hơn. Dần dần các cơn ăn uống nhiều trở nên mất kiểm soát, bệnh nhân không thể kiềm chế và bằng mọi cách phải có thức ăn để ăn cho đến khi cảm thấy không thể nạp thêm nữa.

   Tuy nhiên, sau khi ăn xong, bệnh nhân lại cảm thấy vô cùng xấu hổ và thất vọng. Vì vậy, cô gái đã cố gắng loại bỏ lượng thức ăn đã ăn bằng cách dùng một lượng lớn thuốc nhuận tràng ngay sau bữa ăn. Vì vậy, dù ăn nhiều nhưng cân nặng bệnh nhân vẫn trong giới hạn bình thường.

   Thậm chí, các cơn thèm ăn nhiều xuất hiện cả vào ban đêm, sau khi ngủ vài tiếng làm cho giấc ngủ gián đoạn. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau và không muốn đi học.

    Biểu hiện ngày càng tăng lên, sau 8 tháng những cơn thèm ăn quá nhiều khiến bệnh nhân ngày càng cảm thấy chán nản, xấu hổ và bi quan. Bệnh nhân ít khi đi ra khỏi nhà, ít tiếp xúc với mọi người hơn, các thú vui trước đây đều giảm. Bệnh nhân cũng dễ cáu gắt, bực tức hơn, kết quả học tập kém đi nhiều.

   Nữ sinh này được chẩn đoán mắc chứng ăn vô độ tâm thần (hay còn gọi là chứng cuồng ăn), phải nhập viện để điều trị tích cực (dùng thuốc, kết hợp liệu pháp nhận thức - hành vi).

   Sau một tháng bệnh nhân giảm các cơn thèm ăn uống hơn, còn khoảng 1 cơn/ tuần, được ra viện. Sau 2 tháng, bệnh nhân cơ bản không còn cơn thèm ăn nhiều, không còn buồn chán, tự tin, vui vẻ hơn.

 

Người bệnh cuồng ăn thường có xu hướng ăn rất nhiều và thực hiện các “hành vi bù đắp” sau đó.

Người bệnh cuồng ăn thường có xu hướng ăn rất nhiều và thực hiện các “hành vi bù đắp” sau đó.

 

Chứng cuồng ăn là gì?

   Chứng cuồng ăn (Bulimia) là một loại rối loạn ăn uống. Bệnh nhân bị rối loạn ăn uống thể này thường ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn, khiến họ quá no đến mức buồn nôn và khó chịu. Họ mất kiểm soát về việc mình ăn gì hoặc ăn bao nhiêu. Sau đó, sự xấu hổ và bối rối khiến các bệnh nhân này lại cố gắng thực hiện các “hành vi bù đắp” như nhịn ăn, gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc tập thể dục quá mức.

    Vì vậy, dù ăn nhiều nhưng những người mắc chứng cuồng ăn thường có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, những bệnh nhân này không hài lòng với hình ảnh cơ thể mình.

 

Dấu hiệu nhận biết chứng cuồng ăn

Theo các chuyên gia, chứng cuồng ăn có thể được nhận biết dựa trên các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu về cảm xúc

  • Cảm giác chán nản về bản thân và vẻ ngoài của cơ thể, bận tâm quá mức về cơ thể.
  • Mệt mỏi và ít năng lượng.
  • Thiếu tự tin về bản thân đặc biệt là ngoại hình.
  • Cảm giác bất lực thậm chí bất mãn sâu sắc với hình dáng và kích thước cơ thể.
  •  Cảm giác căm ghét bản thân sau khi ăn.

Dấu hiệu về thể chất

  • Thường có trọng lượng cơ thể bình thường hoặc trên trung bình.
  •  Lặp đi lặp lại việc ăn uống vô độ và sợ không thể ngừng ăn.
  • Tự gây nôn (thường âm thầm), cổ họng luôn bị viêm hoặc đau.
  • Các vấn đề về răng do xói mòn men răng - hậu quả của nôn mửa.
  • Tập thể dục quá mức.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc hoàn toàn không có kinh.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, gây rối loạn tiêu hóa.

 

Chứng cuồng ăn tâm thần được điều trị như thế nào?

   Một số phương pháp điều trị chứng cuồng ăn:

  • Tâm lý trị liệu: Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ (nhận thức) và hành vi của bệnh nhân, bao gồm các kỹ thuật để phát triển những suy nghĩ tích cực đối với thực phẩm và cân nặng.
  • Tư vấn dinh dưỡng: Để giúp bệnh nhân biết cách ăn uống và kiểm soát cân nặng một cách lành mạnh hơn.
  • Thuốc: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc là một loại thuốc chống trầm cảm . Tuy nhiên, chúng có tác dụng làm giảm tần suất ăn uống vô độ và nôn mửa.

 

Tư vấn tâm lý là một trong các biện pháp điều trị chứng cuồng ăn.

Tư vấn tâm lý là một trong các biện pháp điều trị chứng cuồng ăn.

 

   Chứng cuồng ăn có thể gây ra nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, lo âu,.... Vì vậy, nếu thấy mình hoặc người xung quanh có những biểu hiện trong bài, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để được xử lý kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bị bạn bè chê béo, nam sinh bị chán ăn tâm thần

Theo thông tin từ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, số trường hợp mắc bệnh chán ăn tâm thần đang có xu hướng gia tăng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi