6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình mà bạn cần nhận biết sớm!

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, chúng ta đang được sống trong những điều kiện tốt hơn, nhưng cũng phải chứng kiến sự gia tăng của nhiều vấn đề sức khỏe hơn, đặc biệt là các bệnh lý về tâm thần. Trong đó, suy nhược thần kinh là một tâm bệnh đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

   Đây là căn bệnh có thể hủy hoại cuộc sống, sức khỏe của người bệnh một cách âm thầm, lặng lẽ, và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 triệu chứng suy nhược thần kinh cần nhận biết sớm nhé!

 

6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình mà bạn cần nhận biết sớm!

6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình mà bạn cần nhận biết sớm!

 

Suy nhược thần kinh là gì?

   Suy nhược thần kinh (neurasthenia) là một trong những rối loạn thần kinh chức năng khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, có khoảng 6 - 7% dân số mắc phải căn bệnh này. Điều đáng chú ý nhất là nó xuất hiện nhiều ở những người lao động trí óc, từ 20 - 45 tuổi.

   Suy nhược thần kinh xảy ra khi chức năng của vỏ não bị rối loạn, cùng với đó là  một số trung khu nằm dưới vỏ não bị quá tải. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến não bộ dần kiệt quệ, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hồi phục.

  Theo các chuyên gia, hội chứng suy nhược thần kinh thường hình thành do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, phổ biến nhất là do chấn thương tâm thần xảy ra liên tiếp, và kéo dài.

  Những đối tượng có nguy cơ mắc suy nhược thần kinh thường là người ít giao tiếp, hay lo nghĩ, phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng, lạm dụng chất kích thích, mắc các bệnh lý mãn tính,...

 

 Căng thẳng, stress là một yếu tố gây ra suy nhược thần kinh

Căng thẳng, stress là một yếu tố gây ra suy nhược thần kinh

6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình

   Cũng như các dạng tâm bệnh khác (như rối loạn lo âu, trầm cảm,...), triệu chứng suy nhược thần kinh thường không dễ để nắm bắt. Mỗi người có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ và vấn đề mà họ gặp phải.

   Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết căn bệnh này thông qua một số triệu chứng dưới đây:

Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống

  Mệt mỏi là một điều rất bình thường khi chúng ta phải lao động quá sức, bao gồm cả lao động trí óc và thể chất. Thông thường, tình trạng này sẽ mất đi sau khi chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn và ăn uống,

   Tuy nhiên, với những người bị suy nhược thần kinh, họ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi mãn tính. Người bệnh cho dù được nghỉ ngơi và bồi dưỡng như thế nào, thì cũng vẫn không phục hồi, hoặc có thay đổi không đáng kể. Khi nhìn vào, bạn sẽ nhận thấy họ dường như còn rất ít sinh lực, thiếu sức sống.

 

Người bị suy nhược thần kinh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống

Người bị suy nhược thần kinh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

 

Mất ngủ triền miên

   Người bị suy nhược thần kinh thường gặp rất nhiều vấn đề về giấc ngủ. Họ có thể trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh dậy giữa đêm, thường xuyên gặp ác mộng,... Thậm chí, có những người bị mất ngủ triền miên, không thể chợp mắt nổi.

   Cùng với đó, mất ngủ lại càng khiến cho não bộ không được nghỉ ngơi, chịu nhiều áp lực hơn, khiến hoạt động ngày càng bị rối loạn. Điều này khiến cho tình trạng suy nhược thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn, rất khó để khắc phục.

 

Thu mình, trốn tránh giao tiếp xã hội

  Trên thực tế, những đối tượng có nguy cơ cao bị suy nhược thần kinh thường là người có tính cách nhút nhát, ngại giao tiếp,... Hoặc, họ vốn là người giao tiếp bình thường, nhưng trải qua một biến cố khiến cho họ trở nên sống khép kín. 

   Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh sẽ lại càng thu mình hơn, trốn tránh việc giao tiếp, gặp gỡ người khác. Điều này có thể là do sự mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, làm thay đổi các chất hóa học trong não bộ, khiến họ mất đi hứng thú.

Thu mình, trốn tránh giao tiếp là một triệu chứng suy nhược thần kinh

Thu mình, trốn tránh giao tiếp là một triệu chứng suy nhược thần kinh

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 9 cách đối phó với sự cô đơn cho người hướng nội.

 

Khó tập trung, trí nhớ giảm sút

   Não bộ là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, trong đó có tiếp thu, xử lý thông tin và ghi nhớ. Trong đó, phần vỏ nào chính là nơi chịu trách nhiệm cho việc tư duy, nhận thức và trí nhớ,...

   Do đó, những thay đổi tại vỏ não sẽ khiến những chức năng này bị rối loạn. Bên cạnh đó, tình trạng suy nhược kéo dài khiến các tế bào thần kinh kiệt quệ và chết đi nhiều hơn, làm đứt các kết nối giữa chúng.

   Vì vậy, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: khó tập trung, dễ bị phân tâm, xử lý các thông tin chậm, giảm khả năng tư duy logic, giảm khả năng ghi nhớ, thường xuyên quên những việc mới xảy ra,...

 

Thay đổi tâm trạng, không làm chủ được cảm xúc

  Một triệu chứng suy nhược thần kinh khác cũng khá dễ để nhận biết chính là người bệnh có tâm trạng bất ổn, thay đổi thất thường. Họ có thể ngồi trầm ngâm, buồn bã hàng giờ, không làm gì, cũng không nói chuyện với ai.

    Cũng có lúc, họ lại rất dễ nổi nóng, chỉ cần ai động vào cũng có thể khiến họ tức giận. Cũng có những khi, họ trở nên rất nhạy cảm, thấy tội lỗi, ăn năn, dễ khóc, dễ xúc động, hay thậm chí là hoảng loạn,...

 

Lo âu quá mức

    Người bị suy nhược thần kinh cũng sẽ rơi vào trạng thái lo âu quá mức cần thiết. Một vấn đề nhỏ nhặt, rất bình thường trong cuộc sống cũng có thể khiến họ phải suy nghĩ rất nhiều, đắn đo, hồi hộp, căng thẳng, lo lắng,...

 

Người bệnh suy nhược thần kinh sẽ có biểu hiện lo lắng thái quá

Người bệnh suy nhược thần kinh sẽ có biểu hiện lo lắng thái quá

   Bên cạnh những triệu chứng về tâm thần, suy nhược thần kinh còn có thể gây ra những thay đổi về chức năng các cơ quan như: đau nhức cơ, đau mỏi cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn cảm giác, chán ăn, táo bón, chướng bụng, cảm giác buồn nôn, đầy hơi,…

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?   

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về 6 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình nhất. Khi nhận thấy có những biểu hiện này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, hoặc chuyên gia y tế để được hỗ trợ. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Suy nhược thần kinh - Những điều mà bạn cần biết về căn bệnh này

Suy nhược thần kinh là một loại rối loạn thần kinh chức năng, xảy ra khi não bộ phải làm việc căng thẳng, quá tải trong thời gian dài.

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng như mất ngủ kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?

Suy nhược thần kinh là một tâm bệnh của xã hội hiện đại, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể khiến người bệnh kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là gì? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là do suy giảm chất dẫn truyền thần kinh, sang chấn tâm lý và tế bào não không nhận được đủ dinh dưỡng.

Suy nhược thần kinh ở người cao tuổi - Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi là do chức năng não bộ suy giảm, cô đơn, mất niềm tin vào bản thân, sống phụ thuộc,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi