Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu. Trẻ em bị rối loạn lo âu có những triệu chứng gì? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Rối loạn lo âu ở trẻ em có những biểu hiện nào?

Rối loạn lo âu ở trẻ em có những biểu hiện nào?

 

Rối loạn lo âu ở trẻ em là gì?

   Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ: Rối loạn lo âu là một nhóm bệnh tâm lý gây cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức ở tần suất thường xuyên. Người bị rối loạn lo âu thường né tránh các tình huống xã giao thông thường như đi học, đi làm, gặp gỡ bạn bè và người thân.

   Do kinh nghiệm sống và sự hiểu biết về thế giới của trẻ còn hạn chế nên trẻ thường có nhiều nỗi sợ hãi như sợ người lạ, sợ bóng tối, sợ ma,... Tuy nhiên, chỉ cần có người lớn (như ba mẹ) ở bên, thì nỗi sợ hãi này sẽ biến mất. Khi trẻ càng lớn, những nỗi sợ này sẽ  càng giảm bớt do trẻ đã có nhận thức rõ ràng hơn.

   Tuy nhiên, nếu những nỗi sợ  này không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng ngày càng bồn chồn, dễ giật mình, hoảng loạn quá mức với những tình huống bình thường thì đây rất có thể là rối loạn lo âu ở trẻ em.

 

Biểu hiện của rối loạn lo âu ở trẻ em

   Tùy vào từng loại rối loạn lo âu mà trẻ có các triệu chứng bệnh khác nhau, như:

Rối loạn lo âu chia ly

   Rối loạn lo âu chia ly là nỗi sợ hãi phải chia xa những người đã gắn bó với mình. Trẻ bị rối loạn lo âu chia ly từ chối đi bất cứ đâu mà không có bố mẹ hoặc người thân, trẻ không chịu ngủ một mình, không chịu rời xa bố mẹ đi học. Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 4 tuần. Trẻ còn có các triệu chứng thực thể như đau đầu, đau bụng và gặp ác mộng liên quan đến sự chia ly.

Rối loạn lo âu lan tỏa

   Trẻ lo lắng quá mức về đủ thứ như việc học, các vấn đề gia đình, các mối quan hệ với bạn cùng lứa, và hiệu suất trong thể thao.Trẻ có khuynh hướng khắt khe với bản thân và phấn đấu cho sự hoàn hảo, thường xuyên tìm kiếm sự cho phép hoặc trấn an từ người khác.

   Trẻ bị rối loạn lo âu lan tỏa cũng có các triệu chứng thực thể như đau đầu, đau bụng và đau cơ.

Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội)

   Trẻ sợ hãi mãnh liệt các tình huống và  hoạt động xã hội như được gọi lên bảng trong lớp học, khởi đầu cuộc trò chuyện với bạn cùng lứa, trình bày trước đám đông… Khi bị xem xét và đánh giá bởi những người khác trong các tình huống xã hội, trẻ có cảm giác bất lực, xấu hổ gây khó khăn trong việc học tập, lao động, giao tiếp xã hội. Trẻ khó có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp khi lớn lên.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

   Trẻ bị rối loạn lo âu dạng này có những suy nghĩ, lo lắng hay thôi thúc không mong muốn được gọi là ám ảnh. Những ý nghĩ này khiến trẻ phải thực hiện các hành động lặp đi lặp lại để làm dịu sự lo lắng

   Một số ví dụ về hành vi của trẻ rối loạn ám ảnh cưỡng chế là:

  • Rửa tay quá mức, tắm vòi sen rất lâu, chải chuốt, lau chùi hoặc thực hiện các nỗ lực khác để khử trùng.
  • Tránh những tình huống mà trẻ nghĩ rằng sẽ có điều gì đó tồi tệ xảy ra.
  • Liên tục tìm kiếm sự trấn an từ gia đình và bạn bè.
  • Tuân thủ theo các quy tắc cứng nhắc nhằm đảm bảo an toàn.

Chứng câm có chọn lọc

   Đây là rối loạn lo âu ở trẻ thường bị bỏ qua nhất. Người lớn chỉ cho rằng đó là do đứa trẻ đó cực kỳ nhút nhát, sợ người lạ mà thôi. Trẻ mắc chứng câm chọn lọc thường tránh né việc nói chuyện với người khác và có thể chỉ nói chuyện với người thân trong gia đình. Khi bắt chúng phải nói chuyện trong những tình huống khác (ví dụ như ở trường) thì trẻ trở nên rất lo sợ và khó chịu.

 

 Trẻ mắc chứng câm có chọn lọc thường bị hiểu lầm là nhút nhát.

Trẻ mắc chứng câm có chọn lọc thường bị hiểu lầm là nhút nhát.

 

Rối loạn hoảng sợ

   Rối loạn hoảng sợ đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột và vô cùng mạnh mẽ. Các cơn hoảng sợ thường xuất hiện một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thậm chí không có yếu tố tác động.

   Khi trong cơn hoảng loạn, trẻ có nỗi sợ tột độ về cải chết, mất khả năng kiểm soát. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng như đau vùng ngực, khó thở, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi và bồn chồn.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ

   Rối loạn lo âu ám ảnh sợ là tình trạng sợ hãi tột độ, lo âu và căng thẳng quá mức trước những tình huống/ đối tượng không thật sự nghiêm trọng.

   Trẻ bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ thường cảm thấy lo âu và sợ hãi với một vài đối tượng hoặc tình huống và có xu hướng né tránh với chúng.

   Nếu phải đối mặt, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi tột độ, không thể kiểm soát được hành vi và có các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, giọng nói run lẩy bẩy, đau thắt ngực,… 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

   Rối loạn căng thẳng sau sang chấn xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi trẻ phải đối mặt với sang chấn tâm lý.

   Trẻ bị rối loạn sau sang chấn thường mơ thấy hình ảnh về sự kiện gây sang chấn hoặc mất một đoạn ký ức về sang chấn. Trẻ có xu hướng thu mình hoặc né tránh với môi trường xung quanh, mất ngủ, thường xuyên bị giật mình và mất đi sự thích thú với những thứ xung quanh nó.

 

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở trẻ em

   Một số nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn lo âu ở trẻ em là:

  • Môi trường sống: Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành tâm lý, tính cách của trẻ. Ví dụ: Sự bảo vệ quá mức của cha mẹ, gia đình khiến trẻ có xu hướng này. Sự trầm cảm lo âu ở mẹ có thể tăng nguy cơ rối loạn lo âu ở trẻ.
  • Sang chấn tâm lý: Những sự kiện đau thương trong quá khứ có thể khiến trẻ bị lo âu quá mức. Ngoài ra, áp lực học tập kéo dài cũng gia tăng sự lo lắng của trẻ về tương lai và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.
  • Do di truyền: Trẻ có người thân bị rối loạn lo âu thì dễ bị di truyền bệnh này.
  • Do rối loạn chức năng của não bộ: Rối loạn lo âu có liên quan đến sự rối loạn của các cơ quan điều chỉnh cảm xúc bên trong não bộ.
  • Do tính cách của trẻ: Đối với rối loạn lo âu, bệnh thường xảy ra ở những trẻ có khuynh hướng hay lo lắng, suy nghĩ, nhút nhát, thụ động,… Trong khi đó, những trẻ có tính cách hoạt bát, vui vẻ và năng động ít có nguy cơ mắc hội chứng này.

>>> Xem thêm: Cách chữa lành những tổn thương tâm lý thời thơ ấu.

 

Làm sao để điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em?

Điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em bao gồm 2 phương pháp chính là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc. Ngoài ra, cần có sự can thiệp của gia đình để quá trình điều trị cho cải thiện tích cực.

Các liệu pháp tâm lý

   Liệu pháp tâm lý giúp thay đổi nhận thức ở trẻ em, qua đó giúp trẻ học cách kiểm soát lo âu và căng thẳng một cách chủ động và tích cực. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được trang bị kỹ năng để cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, hòa nhập,…

   Liệu pháp tâm lý được sử dụng để trị liệu các trường hợp nhẹ.  Tuy nhiên nếu trẻ bị rối loạn lo âu mức độ vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kết hợp.

Sử dụng thuốc

Với trẻ nhỏ, thuốc chỉ được sử dụng khi cần thiết, đồng thời chỉ dùng ngắn hạn và không được kết hợp nhiều loại thuốc.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em:

  • Thuốc chống lo âu, an thần.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Các loại thuốc khác: Ví dụ các loại viên uống bổ sung canxi và magie để cải thiện hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị

   Ngoài các biện pháp điều trị, phụ huynh cần chú ý:

  • Cho trẻ sinh hoạt điều độ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
  • Kiểm soát các tác nhân gây stress trong cuộc sống của trẻ
  • Thường xuyên động viên trẻ
  • Gia đình nên tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính tập thể để tăng sự gắn bó của trẻ với người thân. Sau đó, có thể mở rộng phạm vi để trẻ học cách thích nghi với những người xung quanh.

 

Bố mẹ nên vui chơi cùng trẻ để tăng sự gắn bó.

Bố mẹ nên vui chơi cùng trẻ để tăng sự gắn bó.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về rối loạn lo âu ở trẻ em. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ bị rối loạn lo âu. Nếu phát hiện con có bất cứ vấn đề nào về tâm lý, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Thành phần BoniBrain gồm những gì? Công dụng, cách dùng như thế nào?

Thành phần BoniBrain gồm cây rễ vàng, L-Tryptophan, Vitamin B3,  Vitamin B6, L- Tyrosine, L- Phenylalanine, Vitamin C, Vitamin B12, Vitamin B9, Trimethylglycine, Mg, Zn. 

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.

Tác dụng của magie với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu

Magie là một khoáng chất thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe. Nó đóng nhiều vai trong trong cơ thể như hình thành xương, điều hòa chức năng của cơ thể, kiểm soát hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh.

Hội chứng ám ảnh cân nặng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Có những đối tượng bị ám ảnh việc tăng cân, họ lo lắng sợ hãi quá mức về hình thể mặc dù cân nặng họ không có vấn đề gì. Đây được gọi là hội chứng ám ảnh cân nặng.

Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thời gian qua, nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do trầm cảm ở lứa tuổi học sinh khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi