Trầm cảm khi chăm người thân bị rối loạn tâm thần

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu ai đó rơi vào tình trạng trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác thì các thành viên trong gia đình thường đảm nhận vai trò là người chăm sóc cho họ. Các rối loạn tâm thần không chỉ là một thách thức đối với những người đang phải trực tiếp đương đầu với nó, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến những người thân bên cạnh họ.

 

Trầm cảm khi chăm người thân bị rối loạn tâm thần.

Trầm cảm khi chăm người thân bị rối loạn tâm thần.

 

Trầm cảm khi chăm người thân bị rối loạn tâm thần

   Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 15% dân số đang phải đối đầu với các dạng rối loạn tâm thần, thường gặp nhất là trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt..., tương đương với khoảng 14 triệu người. Tuy nhiên, cứ 10 người thì chỉ 2 - 3 trường hợp được điều trị tại các cơ sở y tế, số còn lại đang sinh sống trong cộng đồng, do người thân chăm sóc. Hiện nay, tuy chưa có thống kê về số người nhà bị ảnh hưởng tâm lý khi chăm bệnh nhân tâm thần, song các bác sĩ nhận định tỷ lệ này ngày càng tăng.

   Như trường hợp của anh Long, 38 tuổi, đang là kế toán doanh nghiệp ở Thanh Trì. Anh đã chăm sóc người vợ trầm cảm được 7 năm.

   Theo anh Long chia sẻ, vợ anh luôn cảm thấy trống rỗng, cô khóc bất chợt và lúc nào cũng chỉ muốn chồng ở bên cạnh. Thậm chí, anh đã từng phải hủy chuyến công tác nước ngoài khi chuẩn bị lên máy bay vì nhận tin vợ đòi tự tử nếu không có anh bên cạnh. Khi trầm cảm lên đến đỉnh điểm, cô kéo rèm, nằm trên giường cả ngày lẫn đêm, không muốn tắm rửa, vệ sinh, ăn uống.

   Căn bệnh trầm cảm mà vợ anh đang đối mặt đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần của anh Long. 2 năm trở lại đây, anh bị mất ngủ, một ngày chỉ chợp mắt 3 - 4 tiếng. Anh cảm thấy luôn kiệt sức, cảm xúc bất lực khi bệnh của vợ tái đi tái lại, không dứt điểm. Vừa chăm con trai, vừa chăm vợ lại thêm kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, khiến người đàn ông cũng chán nản, bắt đầu xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực như muốn chết. Khi đi khám, anh được bác sĩ chẩn đoán rối loạn lo âu, trầm cảm nặng, phải nhập viện điều trị nội trú.

 

Chăm sóc vợ bị trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần của anh Long.

Chăm sóc vợ bị trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần của anh Long.

 

   Tương tự, chị Hà, 42 tuổi cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe tinh thần của con gái. Được biết, con gái chị học lớp 9, là học sinh giỏi trong nhiều năm. Song một năm trở lại đây, em buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, hay nổi giận, có ý nghĩ và hành vi muốn tự sát. Chị phải đưa con vào khoa sức khỏe tâm thần khám, được bác sĩ kê đơn thuốc và khuyên trị liệu tâm lý.

   Từng đặt nhiều kỳ vọng vào con gái nên bệnh tật của em tạo cú sốc lớn cho người mẹ. Hiện, chị Hà thường xuyên mất ngủ, buồn chán, không muốn giao tiếp cũng như không hứng thú với các niềm vui trước đây. Chị được bác sĩ chẩn đoán trầm cảm nhẹ.

 

Việc chăm sóc người bị trầm cảm có thể gây ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe tinh thần?

   Theo các chuyên gia tâm lý, khi bạn dành nhiều thời gian với một người có thái độ sống tiêu cực, bi quan thì nhận thức, suy nghĩ của họ cũng ảnh hưởng đến nhận thức của bạn. Theo thời gian, bạn cũng dễ bị tổn thương và trầm cảm hơn.

   Ngoài ra, việc chăm sóc người bị trầm cảm luôn chứa rất nhiều áp lực. Tuy nhiên, những người chăm sóc thường có xu hướng chịu đựng, kìm nén trong thời gian dài, cố gắng gồng mình lên để làm điểm tựa cho người khác hoặc không thừa nhận bệnh tật của bản thân. Sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài rất dễ dẫn đến kiệt sức, từ đó khiến họ phải đối diện với nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,...  

   Thực tế, nhiều người vợ/chồng chăm sóc bạn đời mắc bệnh đều nhận thấy sức khỏe tâm lý ngày càng xấu đi. Họ có thể có những triệu chứng chưa từng trải qua trước đây như lo lắng, ít giao tiếp, suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, lặp đi lặp lại.

   Bên cạnh đó, người bệnh rối loạn tâm thần thường có trạng thái cảm xúc không ổn định. Một số trường hợp bệnh nhân không thừa nhận bệnh tật, luôn khước từ hoặc chửi bới, bạo hành người chăm sóc, khiến người nhà cũng gặp khó khăn, sinh tâm lý mệt mỏi, chán nản.

 

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tinh thần khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần?

Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn bảo vệ sức khỏe tinh thần khi chăm sóc người thân bị trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác:

Bám sát kế hoạch điều trị

   Sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè quả thật quan trọng, nhưng thường không đủ để xử lý chứng trầm cảm. Việc không được điều trị một cách bài bản có thể khiến các rối loạn tâm thần này kéo dài, gây mệt mỏi và kiệt sức cho cả bệnh nhân và người chăm sóc. Nếu bạn nhận thấy người thân yêu của mình đang phải đối mặt với trầm cảm, hãy khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Nói “Không” với các hình thức lạm dụng

   Nếu người mà bạn đang chăm sóc sử dụng những ngôn từ lăng mạ hoặc xúc phạm bạn, bạn hãy thẳng thắn nói với họ rằng đây là điều không thể chấp nhận được, và họ không nên làm như vậy.

   Nếu họ có bất kỳ biểu hiện lạm dụng thể chất hay bạo lực nào, hãy kiên quyết yêu cầu họ dừng lại và nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè.

Khuyến khích các thói quen lành mạnh

   Hãy khuyến khích người mà bạn đang chăm sóc tập trung năng lượng của họ vào các hành vi lành mạnh, chẳng hạn như tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ trầm cảm, nó có thể giúp người thân của bạn phục hồi nhanh chóng hơn.

>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu.

Dành thời gian chăm sóc bản thân

   Khi bản thân bạn không được khỏe mạnh, bạn sẽ khó lòng chăm sóc cho người khác. Vậy nên, bạn hãy chủ động dành thời gian chăm sóc bản thân mình, bằng cách:

  • Thiết lập các ranh giới lành mạnh: Nói chuyện với người mà bạn đang chăm sóc về các hành vi có hại.
  • Xây dựng cho mình các thói quen lành mạnh, như ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để kiểm soát căng thẳng.
  • Dành thời gian cho riêng mình: Hãy cho người thân trầm cảm biết rằng bạn không thể luôn luôn có mặt bên cạnh họ 24/7, và bạn cần một chút thời gian cho chính mình để hồi phục năng lượng.
  • Dùng BoniBrain của Mỹ để kiểm soát căng thẳng. Với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, giúp ngủ ngon.

 

 Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

    Việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm ẩn chứa nhiều khó khăn và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người chăm sóc. Vì vậy, nếu bạn đang phải chăm sóc bệnh nhân trầm cảm nói riêng và các bệnh nhân rối loạn tâm thần nói chung, hãy áp dụng các biện pháp trong bài để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: người chăm sóc
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi