Mất bao lâu để vượt qua bệnh trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

    Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng được đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, mất năng lượng, mất hứng thú. Nếu bạn hoặc người thân đang trải qua căn bệnh này, chắc hẳn bạn sẽ luôn tự hỏi liệu trầm cảm sẽ kéo dài trong bao lâu?

    Mặc dù không có con số trung bình về thời gian cần thiết để vượt qua bệnh trầm cảm. Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

 

Mất bao lâu để vượt qua bệnh trầm cảm?

Mất bao lâu để vượt qua bệnh trầm cảm?

 

Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không?

    Trong cuộc sống đầy rẫy những bộn bề, lo toan, đôi khi bạn sẽ phải trải qua một khoảng thời gian chiến đầu với cảm giác buồn bã và tuyệt vọng. Khi bạn chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè và gia đình, bạn thường bắt gặp câu nói: “thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương”.

    Mọi người đều có ý tốt khi họ nói điều này, nhưng nó chỉ đúng nếu đó là cảm giác buồn bã thoáng qua, do bạn đang kiệt sức vì khối lượng công việc quá nhiều, bạn mệt mỏi vì hàng tá hóa đơn đang ập lên đầu mình mỗi tháng. Nhưng nó không đúng với căn bệnh trầm cảm.

    Trầm cảm là một căn bệnh tâm thần nghiêm trọng không lụi tàn theo thời gian. Nếu không được điều trị, các triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên tồi tệ hơn, kết quả là chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Nhiều người bệnh khi nhận định được tình trạng của mình đã bắt đầu tìm các biện pháp can thiệp. Có người chỉ sau vài tuần điều trị, các triệu chứng đã thoái lui. Nhưng cũng có những người mất vài tháng, thậm chí cả năm trời.

    Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Câu trả lời đó là thời gian điều trị bệnh trầm cảm phụ thuộc vào một số yếu tố. Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

 

Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh trầm cảm

Thời điểm phát hiện bệnh

    Cũng giống như bất kỳ một bệnh lý nào khác, bệnh trầm cảm có thể được điều trị dứt điểm và nhanh chóng nếu nó được phát hiện sớm. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới thời gian để một người có thể vượt qua bệnh trầm cảm.

    Điều tuyệt vời là chúng ta mạnh mẽ hơn mình tưởng rất nhiều. Các yếu tố căng thẳng, stress hay cảm xúc tiêu cực không thể ngay lập tức đẩy chúng ta đến với “bờ vực” của trầm cảm. Sẽ cần một khoảng thời gian rất dài để chúng dần xâm chiếm được tâm trí chúng ta, thay đổi cách mà chúng ta nghĩ. Khi suy nghĩ bị sai lệch, đó là lúc căn bệnh trầm cảm bắt đầu xuất hiện.

    Nhưng điều đáng buồn là trong đa phần các trường hợp, người bệnh đã bỏ qua những biểu hiện sớm của trầm cảm. Họ để căn bệnh này “lớn dần” bên trong mình, khi nhận biết được tâm bệnh thì trầm cảm đã ở mức độ nặng và quá trình điều trị sẽ vất vả và tốn thời gian hơn rất nhiều.

    Chính vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân mình đang có những dấu hiệu của trầm cảm, hãy thực hiện bài test trầm cảm Burns để sớm có những biện pháp can thiệp.

 

Phát hiện sớm trầm cảm giúp rút ngắn thời gian điều trị

Phát hiện sớm trầm cảm giúp rút ngắn thời gian điều trị

 

Loại trầm cảm

    Bệnh trầm cảm có nhiều loại khác nhau. Tùy từng loại trầm cảm thì thời gian điều trị bệnh sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Rối loạn trầm cảm nặng (MDD)

    Rối loạn trầm cảm nặng còn được gọi là trầm cảm lâm sàng, là loại mà hầu hết chúng ta đang đề cập đến khi nói về trầm cảm.

    Các triệu chứng điển hình của MDD bao gồm khí sắc trầm, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, thiếu năng lượng, cảm giác tự ti…

    Một số người chỉ trải qua bệnh trầm cảm nặng một lần trong đời, trong khi những người khác bị tái phát nhiều lần. Các đợt MDD kéo dài trung bình từ 6 đến 18 tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn.

     MDD được đánh giá là loại trầm cảm có mức độ nặng, nếu bạn bắt đầu điều trị ngay sau khi gặp các đợt triệu chứng đầu tiên thì khả năng phục hồi hoàn toàn sẽ cao hơn, bạn sẽ ngăn chặn được các đợt tái phát trong tương lai.

  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)

    Khi các triệu chứng bệnh trầm cảm của bạn kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD).

    PDD được đánh giá là có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nhưng kéo dài hơn so với MDD. Chính bởi điều này mà đa phần các trường hợp mắc PDD không được phát hiện sớm. Thậm chí, PDD có thể kéo dài dai dẳng tới mức một số người coi nó là một phần con người, một phần tính cách của họ.

    Triệu chứng nhẹ hơn không có nghĩa là PDD điều trị đơn giản và nhanh hơn MDD bởi như đã đề cập, PDD tiến triển âm thầm và rất dễ bị bỏ qua. Do đó, việc nhận biết, phân biệt PDD với các loại trầm cảm khác là điều cần thiết.

   Để phân biệt các loại trầm cảm, bạn đừng bỏ lỡ bài viết “Dấu hiệu nhận biết 6 loại trầm cảm phổ biến”nhé!

  • Trầm cảm sau sinh (PPD)

    Đây là loại bệnh trầm cảm khởi phát ngay sau khi sinh con hoặc trong vòng 1 năm sau sinh. Có một số trường hợp triệu chứng bệnh xuất hiện từ khi người mẹ đang mang thai, khi đó được gọi là trầm cảm chu sinh.

    Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài vài tuần hoặc có thể phát triển thành rối loạn trầm cảm nặng (MDD). Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng không được điều trị là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.

    Một nghiên cứu năm 2014[1] được đăng trên tạp chí Tâm thần học của Đại học Harvard cho biết, các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể cải thiện theo thời gian, một số trường hợp khỏi sau 3 đến 6 tháng kể từ khi khởi phát. Tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài sau mốc 6 tháng, thậm chí là hơn 1 năm sau đó và tiến triển thành trầm cảm mãn tính.

 

Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn

Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn

 

Nguyên nhân trầm cảm

    Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm khác nhau, bao gồm nguyên nhân do tổn thương tâm lý bởi những sự kiện đau buồn trong quá khứ, sử dụng thuốc, lối sống thiếu khoa học hay do di truyền. Trong đó, tổn thương tâm lý được xem là nguyên nhân quan trọng nhất, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian nhất.

    Không có một thước đo chính xác cho câu hỏi đâu là sự kiện gây tổn thương tới tâm lý con người chúng ta nhiều hơn bởi mỗi người có một câu chuyện khác nhau và khả năng đáp ứng của chúng ta cũng không giống nhau.

    Tuy vậy, những tổn thương thời thơ ấu được xem là có tác động mạnh mẽ nhất tới khả năng chống đỡ của một người với bệnh trầm cảm. Đây là khoảng thời gian quan trọng, đánh dấu sự phát triển của chúng ta cả về mặt thể chất và tinh thần. Nó đặt “nền móng” cho con người của chúng ta sau này.

    Chính vì vậy, nếu một ai đó phải hứng chịu những tổn thương trong giai đoạn này, chẳng hạn như bị bỏ rơi, bị bạo hành, chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, bố mẹ ly hôn… thì nó cũng giống như một tòa nhà cao tầng có một nền móng không vững, rất dễ sụp đổ.

    Họ không có cơ chế đối phó đúng đắn với sự kiện đau buồn trong tương lai. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của họ cao hơn, cũng như thời gian điều trị của họ kéo dài hơn rất nhiều.

Cách điều trị

    Phác đồ điều trị trầm cảm sẽ không giống nhau hoàn toàn ở mỗi cá nhân, nó phụ thuộc vào mức độ bệnh, đáp ứng của người bệnh, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị… Tuy nhiên, nguyên tắc chung để điều trị trầm cảm bao gồm 2 yếu tố: Trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc.

  • Trị liệu tâm lý

    Với trị liệu tâm lý, đây là biện pháp không thể thiếu trong điều trị các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm hay nhiều tình trạng rối loạn tâm thần khác. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi những kiểu suy nghĩ sai lệch mà người bệnh trầm cảm đang mang. Khi suy nghĩ thay đổi thì tâm trạng và cảm xúc cũng sẽ thay đổi theo. Có khá nhiều phương pháp trị liệu tâm lý khác nhau, trong đó, liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) được áp dụng rộng rãi nhất.

  • Thuốc chống trầm cảm

    Phương pháp thứ hai là sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm nhằm điều chỉnh nồng độ các loại hormone hạnh phúc trong cơ thể, qua đó đảo ngược triệu chứng bệnh. Thời gian trung bình để thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng là khoảng 2 tuần, sau đó người bệnh cần dùng thêm tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm để duy trì hiệu quả của thuốc.

    Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc trầm cảm lâu năm hoặc ở mức độ nặng thì họ có thể sẽ phải sử dụng thuốc lâu hơn và dùng kéo dài hàng năm, thậm chí là dùng thuốc suốt đời. Đây là điều nguy hiểm bởi nhóm thuốc này tồn tại nhiều tác dụng phụ như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, táo bón, kích động, suy giảm chức năng sinh lý, tăng nguy cơ tự sát ở thanh thiếu niên[2], tăng gánh nặng lên gan thận…

   Vậy liệu có giải pháp nào rút ngắn quá trình điều trị trầm cảm, giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm?

   

BoniBrain- Cải thiện tâm trạng, đẩy lùi trầm cảm

   Để khắc phục trầm cảm hiệu quả và an toàn, các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm những giải pháp từ thiên nhiên nhằm kích thích cơ thể tự sản xuất hormone hạnh phúc.

 

 

    BoniBrain của Mỹ chính là sản phẩm đáp ứng được tất cả những tiêu chí đó. BoniBrain có cơ chế chính là kích thích cơ thể sản xuất hai loại hormone hạnh phúc quan trọng nhất của cơ thể là serotonin và dopamine. Từ đó, BoniBrain giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho người bệnh trầm cảm.

    Bạn chỉ cần uống 2- 4 viên BoniBrain mỗi ngày chia 2 lần, uống vào trưa và chiều (17h -19h). Thông thường, chỉ sau 1-2 ngày sử dụng, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ đã dần được cải thiện. Sau khoảng 1-2 tuần, tác dụng của BoniBrain sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Bạn nên uống BoniBrain đều mỗi ngày đủ liệu trình khoảng 3 tháng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

    Mặt khác, thành phần của BoniBrain hoàn toàn là các thảo dược, acid amin, vitamin và nguyên tố vi lượng nên rất an toàn, không tác dụng phụ và thích hợp để sử dụng lâu dài.

    Do đó, khi người bệnh trầm cảm được điều trị kịp thời, kết hợp thêm với sản phẩm BoniBrain thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều.

    Điều trị bệnh trầm cảm là một quá trình khó khăn và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm, điều trị kịp thời và sử dụng thêm BoniBrain là những yếu tố quan trọng để giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?

Có nhiều phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu tuy nhiên việc điều trị trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Những hệ lụy khôn lường của bắt nạt trực tuyến và cách ngăn chặn

Hành vi bắt nạt trực tuyến có thể dẫn đến cảm giác mất an toàn, trầm cảm, ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí là khiến nạn nhân tìm đến cái chết để giải thoát.

Tìm hiểu về hiệu quả của liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với bệnh trầm cảm

Cách chữa bệnh trầm cảm thường là tâm lý trị liệu kết hợp với thuốc tây y hoặc thuốc có thành phần từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn có thêm liệu pháp xoa bóp bấm huyệt

Trầm cảm khi chồng không chịu đóng góp tài chính và giải pháp

Chị Quách Thị Hồng Ánh, 34 tuổi trú tại số 41A/1F khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương

Cảnh báo: Nguy cơ tử vong cao gấp đôi ở phụ nữ bị trầm cảm chu sinh

Một nghiên cứu mới ở Thụy Điển được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc (The BMJ) cho thấy những phụ nữ bị trầm cảm chu sinh (trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai) có nguy cơ tử vong cao hơn do cả nguyên nhân tự nhiên và không tự nhiên.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi