Mục lục [Ẩn]
Ngay cả những mối quan hệ tốt đẹp nhất đều có thể trải qua những giây phút căng thẳng, bất hòa. Nhưng điều gì xảy ra nếu mối quan hệ của bạn gây ra một điều gì đó nghiêm trọng hơn? Ví dụ như trầm cảm? Khi một người bị trầm cảm do những vấn đề trong mối quan hệ, tình trạng này thường được gọi là “trầm cảm trong mối quan hệ” - relationship depression.
Tại sao một mối quan hệ có thể dẫn đến trầm cảm?
Tại sao một mối quan hệ có thể dẫn đến trầm cảm?
Có nhiều lý do một mối quan hệ dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm, như:
Sự không chung thủy
Sự phản bội, lừa dối, không chung thủy làm suy yếu lòng tin và khiến người bị phản bội phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sỉ nhục hay chán nản.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét tác động của việc ngoại tình giữa các cặp đôi đã kết hôn hoặc sống chung. Họ phát hiện ra rằng, một người phát hiện việc ngoại tình của bạn đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn và bị trầm cảm nặng hơn.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy việc ngoại tình không chỉ gây ra các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu mà còn góp phần làm giảm lòng tự trọng, sự tự tin của người bị ngoại tình. Và điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của họ.
Kỳ vọng không thực tế về mối quan hệ
Mỗi người đều có kỳ vọng từ người kia trong mối quan hệ, bất kể đó là mối quan hệ nào. Tuy nhiên, nếu những kỳ vọng này được đặt ra mà không tính đến khả năng của người kia, các tình huống và hoàn cảnh của cuộc sống thì chúng rất dễ trở nên không thực tế vì nửa kia của bạn không thể đáp ứng được.
Khi kỳ vọng không thực tế có thể dẫn đến cảm giác không hài lòng, thất vọng liên tục và kết quả là sự oán giận, tức giận và nhiều xung đột hơn, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của cả hai.
Đồng thời, nó sẽ khiến mọi người cảm thấy rằng họ có thể không phải là người tốt nhất. Từ đó, họ nghi ngờ về bản thân và cách họ có thể duy trì các mối quan hệ của mình.
Lạm dụng trong mối quan hệ
Lạm dụng thể chất, tình dục và tình cảm, kinh tế đều có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác.
Một nghiên cứu năm 2020 đã xem xét tác động lâu dài của việc lạm dụng trong mối quan hệ ở 1500 người từ 21 - 30 tuổi. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, phụ nữ bị lạm dụng có nhiều nguy cơ phát triển trầm cảm, trong khi nam giới có nhiều khả năng phát triển thành rối loạn lo âu hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng trong mối quan hệ cũng có khiến những người có sẵn bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi họ tin rằng họ không xứng đáng để có một mối quan hệ lành mạnh.
Lạm dụng có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm.
Khoảng cách
Khoảng cách địa lý là một thách thức mà những cặp đôi phải đối mặt, ảnh hưởng đến sự giao tiếp, cách thể hiện tình cảm hay các trải nghiệm thân mật.
Bạn có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu khi bạn đang cách người kia một khoảng cách lớn. Điều này nảy sinh từ sự nhớ mong hoặc lo lắng về những gì người kia đang làm khi bạn không có ở bên.
Có mục tiêu xung đột
Các giá trị chung tạo nên nền tảng cho một mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn và người kia bất đồng quan điểm về giá trị sống, các mục tiêu hiện tại và tương lai sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng trong thời gian dài. Việc thỏa hiệp cũng có thể khiến bạn thấy chơi vơi, mất đi phương hướng và mắc kẹt với việc thích nghi với các giá trị mới.
Dấu hiệu của trầm cảm trong mối quan hệ
Bên cạnh các triệu chứng trầm cảm nói chung như mệt mỏi, chán nản, buồn rầu kéo dài, tuyệt vọng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,... Trầm cảm trong mối quan hệ còn có các dấu hiệu đặc trưng khác, như:
- Bạn không còn làm những hoạt động mà cả hai từng thích nữa: Bạn cảm thấy mình không còn động lực để tham gia vào các hoạt động thường ngày của mình, điều đó có thể chỉ ra sự chán nản trong mối quan hệ.
- Sức khỏe của bạn đang suy giảm: Đôi khi, trầm cảm trong mối quan hệ khiến chúng ta bỏ bê sức khỏe thể chất của mình như mất ngủ, ăn uống không lành mạnh, không hoạt động thể chất, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
- Bạn đang dùng các biện pháp ứng phó không lành mạnh: Bạn có các hành vi ứng phó không lành mạnh như lạm dụng chất gây nghiện, mua sắm hoặc ăn uống vô độ.
- Lo lắng về người kia: Trầm cảm trong mối quan hệ cũng có thể biểu hiện dưới dạng lo âu, theo nghĩa là bạn lo lắng, sợ hãi người kia sẽ rời xa mình.
- Bạn và người kia thường xuyên cãi vã và hiểu lầm hơn: Dễ cáu gắt là một triệu chứng trầm cảm phổ biến và điều này dễ khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng hơn.
- Lòng tự trọng của bạn thấp hơn kể từ khi bắt đầu mối quan hệ: Trong một mối quan hệ lành mạnh, bạn sẽ được tôn trọng và trở nên tự tin hơn, phát huy được những điều tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình ngày càng tồi tệ, đó là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Làm thế nào để đối phó với trầm cảm trong mối quan hệ
Dưới đây là 6 cách để đối phó với chứng trầm cảm trong mối quan hệ:
Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý
Trị liệu tâm lý là biện pháp an toàn và hiệu quả để điều trị trầm cảm. Khi bị trầm cảm trong mối quan hệ, bạn có thể lựa chọn liệu pháp dành cho cá nhân hoặc liêu pháp dành cho các cặp đôi. Các chuyên gia tâm lý sẽ giải đáp các khúc mắc, chỉ ra các suy nghĩ sai lệch ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm soát căng thẳng, cách giao tiếp và xây dựng một mối quan hệ lành mạnh.
Thực hành tự chăm sóc bản thân
Bất cứ lúc nào, việc tự chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng. Bạn nên:
- Tập thể dục để nâng cao cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Ăn những bữa ăn lành mạnh, tránh thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh nhiều đường và dầu mỡ, không ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn.
- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi và làm những điều bạn yêu thích.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ để tăng cảm giác hạnh phúc, niềm vui, tăng năng lượng, kiểm soát hiệu quả bệnh trầm cảm.
BoniBrain của Mỹ.
Xây dựng mạng lưới hỗ trợ
Một mạng lưới hỗ trợ rất quan trọng, đặc biệt khi bạn phải đối mặt với các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Đó có thể là bạn bè, gia đình hay những người thân quen của bạn. Họ sẽ lắng nghe chia sẻ của bạn và có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy không cô đơn trong hành trình chống lại trầm cảm.
Xây dựng ranh giới lành mạnh
Ranh giới lành mạnh và rõ ràng trong mối quan hệ sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng quá tải cảm xúc, tránh bị lạm dụng, từ đó giúp bạn kiểm soát các triệu chứng trầm cảm hiệu quả hơn.
Giao tiếp cởi mở
Trong một mối quan hệ, việc chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và các mối quan tâm của bản thân sẽ thúc đẩy bạn và người kia hiểu biết và đồng cảm với nhau. Bạn cần có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực những gì bạn nghĩ và mong muốn. Điều này cũng giúp bạn không cảm thấy cô đơn trong chính mối quan hệ của mình.
Tập trung vào sự phát triển cá nhân
Dành thời gian tập trung vào sở thích, mục tiêu và thú vui cá nhân sẽ cho phép mỗi người trong mối quan hệ nâng cao lòng tự trọng của mình. Điều này cũng giúp bạn hiểu rằng, bên ngoài mối quan hệ, bạn vẫn là một con người trọn vẹn, từ đó giúp bạn tự tin hơn, giảm phụ thuộc vào mối quan hệ, từ đó giảm đi nguy cơ bị trầm cảm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về trầm cảm trong mối quan hệ. Nếu bạn đang có những dấu hiệu của tình trạng này, hy vọng các biện pháp trong bài sẽ hữu ích cho bạn. Để được tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập