Mục lục [Ẩn]
Khi nói đến trẻ bị bỏ rơi, chúng ta thường nghĩ đó là những trường hợp cha mẹ sinh con ra nhưng không nuôi dưỡng, mà bỏ lại nơi nào đó để nó tự sinh, tự diệt. Trường hợp đó đúng nhưng chưa đủ, nhiều người vẫn nuôi dưỡng nhưng không dạy dỗ, không quan tâm đến trẻ cũng được xem là bỏ rơi con cái.
Trẻ bị bỏ rơi là như thế nào?
Trẻ bị bỏ rơi là như thế nào?
Trẻ bị bỏ rơi là tình trạng mà một đứa trẻ không được cung cấp hoặc đáp ứng các nhu cầu cơ bản về phát triển thể chất, cảm xúc, giáo dục và y tế.
Trẻ bị bỏ rơi thường có những kiểu khác nhau, bao gồm:
- Bỏ rơi sự phát triển của trẻ: Không được cung cấp đầy đủ thức ăn, quần áo, nơi ở, sự giám sát, không bảo vệ trẻ khỏi những nguy hại có thể xảy ra.
- Bỏ rơi giáo dục: Là việc một đứa trẻ không được đi học, không đảm bảo quá trình học tập hoặc không cung cấp việc học ở nhà cho trẻ.
- Bỏ rơi cảm xúc của trẻ: Là việc không cung cấp tình cảm, tình yêu thương hoặc các hình thức hỗ trợ tinh thần khác cho trẻ.
- Bỏ rơi y tế: Là không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu y tế của trẻ như chăm sóc thích hợp hoặc các điều trị cần thiết cho các tình trạng chấn thương hoặc rối loạn thể chất/tâm thần.
Tuy nhiên, việc cha mẹ không cung cấp dịch vụ chăm sóc phòng ngừa như tiêm phòng, khám răng… sẽ không được xem là bỏ rơi con trẻ.
Bị bỏ rơi là một trong những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu cực kỳ tồi tệ và sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng với trẻ.
Tình trạng trẻ bị bỏ rơi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Tình trạng cha mẹ bỏ rơi con cái thường để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ, cụ thể:
Về thể chất
Việc không được cung cấp thức ăn, dịch vụ y tế sẽ làm chậm quá trình phát triển của trẻ, con không đủ dinh dưỡng để phát triển. Cơ thể gầy gò, ốm yếu, sức đề kháng kém. Khi mắc bệnh, trẻ không được cứu chữa sẽ để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cả tương lai về sau.
Về tâm lý
Bị bỏ rơi gây tổn thương nghiêm trọng tâm lý trẻ
Đứa trẻ bị bỏ rơi thường rất nhạy cảm, luôn lo sợ bi kịch tái diễn. Tâm lý con trở nên thay đổi thất thường, hay khóc hoặc giận dỗi, cáu gắt. Nếu không được khắc phục sớm, tính cách thất thường này của trẻ sẽ khiến những người xung quanh ngại tiếp xúc và xa lánh, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng, khó xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Những đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ không ngừng tự hỏi rằng:
- Con đã làm gì sai để cha hoặc mẹ đối xử như vậy?
- Tại sao cha mẹ không yêu mình ?
- Tại sao cha mẹ luôn cưng chiều em gái hay em trai hơn mình?
- …
Và rồi con sẽ luôn bị ám ảnh bởi việc phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên. Bé lo sợ là do bản thân không ngoan, không dễ thương, hoặc nghĩ rằng mình bất bình thường, không xứng đáng nên cha mẹ mới làm như thế.
Những suy nghĩ sai lệch trên có thể đeo bám trẻ đến suốt cuộc đời. Chúng làm các bé trở nên tự ti, không dám kết bạn, e ngại sự gần gũi với mọi người và gặp khó khăn trong mọi mối quan hệ.
Một đứa trẻ sống trong nỗi sợ bị bỏ rơi kéo dài còn ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng, khiến bé có lòng tự trọng thấp. Theo đó, trẻ không dám tin tưởng bất kỳ ai, không tin vào cuộc sống, thường cảm thấy mình vô dụng, không thích các mối quan hệ quá thân thiết hay gần gũi.
Chính những ảnh hưởng tâm lý đó là nguồn cơn dẫn đến các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm… ở trẻ.
Dấu hiệu của một đứa trẻ bị bỏ rơi
Khi bị bỏ rơi, tùy độ tuổi của trẻ mà có những dấu hiệu khác nhau như:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Xuất hiện những rối loạn ăn uống (bỏ bú, nôn ói), rối loạn giấc ngủ (trẻ khóc đêm, giật mình). Bé dễ bị nhiễm khuẩn (viêm hô hấp, tiêu chảy), suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Trẻ từ 3-5 tuổi: Ngừng nói mặc dù trước đó đã biết nói, kém tập trung, rất khó có thể theo học mẫu giáo.
Trẻ từ 3-5 tuổi bị bỏ rơi sẽ ít hoặc ngừng nói chuyện, kém tập trung
- Trẻ 6-10 tuổi: Kết quả học tập giảm sút vì kém trí nhớ, thiếu ngủ, ác mộng, mộng du.
- Trẻ vị thành niên: Dễ sa đà vào các trò chơi trên máy tính, nghiện chát, thích kết bạn trong thế giới ảo để có bạn tâm sự, tập hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy, bỏ học, trầm cảm, dọa tự tử…
Biện pháp nào giúp cải thiện tâm lý cho trẻ bị bỏ rơi?
Phần lớn các trường hợp trẻ bị bỏ rơi đều do cha mẹ gây ra. Đó có thể là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, có thể do sự xuất hiện của con cái có thể là ngoài ý muốn, họ cảm thấy phiền hà, mất thời gian khi chăm sóc trẻ. Bởi vậy, để cải thiện tâm lý cho các bé, trước hết cần giải quyết căn nguyên dẫn đến tổn thương tinh thần trẻ là bố mẹ.
Các bậc phụ huynh cần nhận thức được việc mình làm đã và đang gây nên những tổn thương tâm lý nguy hại như thế nào cho trẻ. Trong một số trường hợp, các bậc phụ huynh nên gặp chuyên gia tâm lý để thay đổi những suy nghĩ sai lệch, khi họ đã sinh ra một đứa trẻ thì phải có trách nhiệm quan tâm, nuôi dạy đến khi nó đến tuổi trưởng thành (18 tuổi).
Nếu cha mẹ không thay đổi bản thân, đứa trẻ vẫn sẽ bị mắc kẹt trong môi trường sống độc hại đó, vết thương tâm lý sẽ không thể chữa lành được.
Ngoài ra, những người thân trong gia đình có thể giúp trẻ bằng cách:
- Động viên trẻ viết ra những cảm xúc của mình vào cuốn nhật ký. Điều này sẽ giúp quá trình tự chữa lành vết thương tâm lý tốt hơn.
- Đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý: Các chuyên gia sẽ trấn an tinh thần trẻ, tạo cảm giác thoải mái để các bé chia sẻ những vấn đề đang gặp phải. Từ đó, chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp trẻ nhận ra điều gì tốt, đồng thời thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, méo mó.
- Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT: Liệu pháp này giúp xác định và thay đổi niềm tin, suy nghĩ, thái độ và hành vi không đúng đắn liên quan đến rối loạn cảm xúc. Từ đó, các bé sẽ vượt qua được những tổn thương tâm lý do bị bỏ rơi.
Có thể thấy, đứa trẻ bị bỏ rơi dễ gặp vấn đề về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến cả tương lai về sau. Để tránh tình trạng đó xảy ra, gia đình nên để ý, quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu con trẻ. Nếu có băn khoăn gì về vấn đề này, mời các bạn liên hệ chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập