Mục lục [Ẩn]
Suốt một thời tuổi trẻ lao động kiếm tiền, đến tuổi về già ai cũng mong muốn có cuộc sống viên mãn, được nghỉ ngơi, yên vui bên con cháu. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không ít người ở tuổi “xưa nay hiếm” phải nặng gánh mưu sinh trên các ngả đường thành thị hay chốn thôn quê… Điều này khiến cho nhiều người già mắc các vấn đề tâm lý do áp lực tài chính.
Nhiều người già vẫn phải nặng gánh mưu sinh.
Nhiều người cao tuổi ở Việt Nam vẫn nhọc nhằn mưu sinh
Tại Việt Nam hiện nay, số người cao tuổi phần lớn sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp (chiếm tới 67%). Có trên 70% người cao tuổi phải tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình, chỉ có hơn 25.5% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.
Với tỷ lệ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, sản xuất khó khăn do thiên tai, dịch họa dẫn đến thu nhập của người nông dân nói chung, người cao tuổi nói riêng còn thấp. Vì vậy, đời sống vật chất của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, do thế hệ người cao tuổi hiện nay được sinh trưởng trong thời kỳ chiến tranh nên hầu hết không có điều kiện bảo vệ sức khỏe, tích lũy. Có tới 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 62.3% thuộc diện khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu ở khu vực nông thôn…
Trong số 70% người cao tuổi đang phải lao động kiếm sống có trường hợp của bà Trần Thị Tơ. Ở tuổi thất thập cổ lai hy, cái tuổi đáng ra được hưởng trọn sự an yên, nhẹ nhàng bên con cháu nhưng bà Tơ vẫn phải lam lũ vất vả. Nguồn thu nhập chính để trang trải cuộc sống của bà Tơ phụ thuộc vào gánh hàng rong buôn bán mỗi ngày. Hàng ngày, bà Tơ bán đủ loại mặt hàng để sinh sống như nước chè, nước ngọt, bánh kẹo, thuốc lá...Khách hàng của bà chủ yếu là người lao động quanh đó, nhưng thời gian gần đây, kinh tế khó khăn khiến bà không bán được nhiều.
Có thể thấy khi bước vào tuổi già, không ít người phải đối mặt với nhiều trăn trở, lo lắng khi không đủ tiền bạc để chi tiêu thoải mái, phụ thuộc vào con cái hay thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần.
Tại sao lại có nhiều người già vất vả mưu sinh như vậy?
Vì không có trợ cấp, lương hưu
Theo thống kê tại Việt Nam, trong số hơn 13 triệu người cao tuổi, có hơn 1 nửa là không có lương hưu và trợ cấp. Vì vậy, khi về già họ vẫn phải vất vả lao động kiếm sống, trong đó:
- Có gần 40% người từ 60 đến 64 tuổi.
- Gần 30% người từ 70 đến 79 tuổi
- 10% người hơn 80 tuổi.
Vì bị lừa đảo
Người già là những người cả tin, không được tiếp cận nhiều với những câu chuyện cảnh giác, điều này đã khiến họ vô tình miếng mồi béo bở cho bọn tội phạm. Rất nhiều trường hợp người già bị lừa đảo, chiếm đoạt hết tiền tiết kiệm từ trước tới nay. Điều này khiến họ phải vất vả ra ngoài để kiếm ăn qua ngày.
Phải nuôi con, cháu
Rất nhiều người già khi còn trẻ tần tảo nuôi con, đến già vẫn phải đi làm để nuôi con, nuôi cháu. Con cái lười biếng không đi làm, con cái phá phách, ăn chơi, con cái gặp bất trắc khiến cha mẹ phải nuôi cháu,... Đó đều là những nguyên nhân khiến nhiều người dù đã lớn tuổi vẫn phải gồng gánh nuôi con cháu.
Do không muốn làm gánh nặng cho con, cho cháu
Tuy rằng có quan điểm “trẻ cậy cha, già cậy con” nhưng hầu hết người cao tuổi vẫn không muốn bản thân mình trở thành gánh nặng cho con. Vì vậy, nhiều người già dù con cái khuyên ở nhà để họ nuôi nhưng nhất quyết không chịu vì thương con, muốn đi làm để kiếm đồng ra đồng vào, cho con cái đỡ vất vả.
Mưu sinh với những người trẻ đang dồi dào sức lao động đã chẳng hề dễ dàng, với người cao tuổi lại càng vất vả gấp bội. Chưa kể đến, những người già mưu sinh còn có nguy cơ gặp nhiều rủi ro như: Tai nạn giao thông, dễ ngã bệnh bởi sức khỏe yếu... Tuy nhiên, dù khổ cực nhưng nhiều người vẫn luôn bám trụ với công việc để không là gánh nặng cho gia đình xã hội. Những áp lực tài chính khiến nhiều người già có biểu hiện tiêu cực, tinh thần trở nên bất ổn và bế tắc. Hơn nữa còn gây ra nhiều triệu chứng thể chất đi kèm.
Người già mưu sinh có nhiều nguy cơ gặp phải rủi ro.
Các dấu hiệu nhận biết stress do áp lực tiền bạc
Người già bị stress do áp lực tiền bạc có thể có các dấu hiệu sau:
- Mất ngủ, dễ cáu gắt, khó chịu.
- Chán ăn, ăn không ngon, ăn uống không điều độ.
- Đau đầu, chóng mặt, khó thở, tâm tính thất thường.
- Tâm trạng lo lắng và bi quan
- Làm việc quá mức.
- Nhạy cảm, lo lắng khi nhắc đến tiền bạc.
- Các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe (dạ dày, tim mạch,...),
Stress do áp lực tiền bạc kéo dài hoàn toàn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, điển hình như trầm cảm hay rối loạn lo âu ở người cao tuổi.
Cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?
Người già phải làm sao để khắc phục những vấn đề tâm lý do áp lực tiền bạc?
Như vậy, việc người lớn tuổi phải nhọc nhằn mưu sinh là do nhiều nguyên nhân gây ra.
Trường hợp người già đi làm vì không muốn làm gánh nặng cho con cái
Trong trường hợp này, con cái của họ nên ở bên cạnh chia sẻ với ông bà. Bạn hãy cho cha mẹ của mình biết rằng, thời trẻ, cha mẹ đã khổ cực nuôi con. Đây là cơ hội để cho con cái được làm tròn bổn phận với cha mẹ.
Bên cạnh đó, người già nên:
- Thực hiện các biện pháp thư giãn tinh thần: Như đọc sách, ngồi thiền, đọc báo. trồng cây,...
- Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả, hạn chế chất bột, đường, dầu mỡ, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tắm nắng buổi sáng.
- Duy trì các mối quan hệ xã hội: Thường xuyên giao lưu, gặp gỡ bạn bè, người thân trong gia đình, cùng người thân đi mua sắm, du lịch, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ người cao tuổi…
Người cao tuổi nên tham gia câu lạc bộ, tập thể dục.
Trường hợp người già phải đi làm để kiếm sống
Nếu áp lực kinh tế không thể thay đổi được, các bác hãy suy nghĩ theo những khía cạnh tích cực hơn. Ông trời không cho ai tất cả nhưng cũng không lấy đi của ai tất cả. Mặc dù gặp khó khăn về kinh tế, nhưng các bác vẫn còn sức khỏe. Ở tuổi “thất thập cổ lai hi”, nhiều người lớn tuổi phải triền miên giường bệnh, bị tai biến,... Các bác vẫn còn sức khỏe, vẫn có thể tự lo cho bản thân, thậm chí lo được cả cho con cái, đó là điều quan trọng và đáng tự hào nhất. Các bác nên lựa chọn những công việc phù hợp, an toàn với sức khỏe bản thân.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về những áp lực tiền bạc ở người già. Nếu còn điều gì muốn chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập