Chấn thương tâm lý liên thế hệ - Khi nỗi đau được di truyền

Mục lục [Ẩn]

 

   Người ta nói rằng “Thời gian sẽ chữa lành tất cả”. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào nỗi đau cũng tự nhạt nhòa và nguôi ngoai theo thời gian. Thậm chí, những nỗi đau ấy còn được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành sang chấn liên thế hệ (Intergenerational Trauma).

 

Nỗi đau có thể di truyền qua nhiều thế hệ.

Nỗi đau có thể di truyền qua nhiều thế hệ.

 

Nhiều chấn thương tâm lý đang kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác

  Gia đình là "cái nôi" của sự trưởng thành về mặt nhận thức và tâm lý của mỗi người. Do đó, những biến cố trong quá khứ của bố mẹ, ông bà, có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thế hệ sau.

   Như trường hợp của Ngân (25 tuổi), Ngân lớn lên trong hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, cô ở với mẹ, em trai ở với bố. Sau đó, cô lại xa mẹ, vào Thành phố Hồ Chí Minh sống với họ hàng. Trường mới, bạn mới khiến Ngân cảm thấy bị cô lập, dần dần trở nên buồn bã, ít nói, không muốn tiếp xúc xã hội.

    Sự cô đơn khiến cô lớn lên với tính cách độc lập, kèm cơ chế phòng vệ né tránh (những người có xu hướng thu mình trước những cơ hội xây dựng tình cảm), không muốn gắn kết trong mối quan hệ thân mật. Đặc biệt, đến năm 25 tuổi, khi mối tình sâu sắc tan vỡ, như một giọt nước bị tràn ly, cô cảm thấy cô đơn cùng cực, không còn ai cần mình nữa, do đó nảy sinh ý tưởng tự sát.

    Ngân cho biết, bố cô từng tham gia chiến tranh và bị sang chấn tâm lý sau thời chiến. Bố mẹ cô thường xuyên cãi vã vì chưa có kiến thức giao tiếp để hóa giải mâu thuẫn trong hôn nhân, dẫn đến đổ vỡ, xa cách và đứt gãy sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình, dù họ rất thương yêu nhau.

   Ngân được chẩn đoán trầm cảm nặng, nguyên nhân đến từ những sang chấn tuổi thơ, phải điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Theo bác sĩ, cô chịu ảnh hưởng của những tổn thương tâm lý của thế hệ trước, gây nên vấn đề sức khỏe tinh thần.

   Một trường hợp là nữ sinh 13 tuổi, đã nảy sinh ý định tiêu cực vì chịu áp lực của cha mẹ gia trưởng. Được biết, em dự định theo nghề thợ xăm sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, nhưng bố mẹ cho rằng "phải học đại học mới có tương lai" và kiên quyết phản đối. Sau mỗi lần cãi nhau với hai bậc phụ huynh, em buồn chán, nhiều lần đóng cửa thu mình trong phòng, giày vò bản thân, có lần rạch tay. Lần này, em đã uống thuốc giảm đau liều cao vì cảm thấy không có ai hiểu mình. Khi trò chuyện với phụ huynh, bác sĩ đã nhận ra họ cũng đã chịu ảnh hưởng bởi phong cách giáo dục áp đặt, hà khắc và chịu nhiều tổn thương tinh thần từ lối nuôi dạy này. Giờ đây, họ tiếp tục áp dụng với con cái một cách vô thức.

   May mắn, bệnh nhi được cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tổn thương tâm lý có thể còn ảnh hưởng lâu dài.

 

Sang chấn liên thế hệ (Intergenerational Trauma) là gì?

   Sang chấn liên thế hệ (đôi khi được gọi là sang chấn xuyên thế hệ - transgenerational trauma - hoặc đa thế hệ - multigenerational trauma) về cơ bản là tình trạng những sự kiện hoặc trải nghiệm tiêu cực được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường theo cơ chế vô cùng phức tạp và chưa được tìm hiểu hết.

   Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), sang chấn liên thế hệ xảy ra khi con cháu của những người đã trải qua sự kiện gây sang chấn có phản ứng về mặt cảm xúc và hành vi tương tự như  họ.

   Dấu hiệu chung của những người có hiện tượng tâm lý này là:

  • Thiếu niềm tin vào cộng đồng, xã hội
  • Thường xuyên đối mặt với lo âu, mất ngủ
  • Luôn trong chế độ phòng vệ
  • Tự ti về bản thân và gia đình
  • Dễ có những suy nghĩ tiêu cực
  • Dễ bị kích động tâm lý

 

Những người trẻ có thể chịu ảnh hưởng bởi những chấn thương của cha mẹ.

Những người trẻ có thể chịu ảnh hưởng bởi những chấn thương của cha mẹ.

 

Nguyên nhân nào dẫn đến sang chấn liên thế hệ?

   Tuy rằng nguyên nhân rõ ràng dẫn đến sang chấn liên thế hệ vẫn chưa được tìm ra, nhưng dưới đây là một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này.

Di truyền

Theo ước tính, con người có hơn 25.000 gen trong DNA, chúng quyết định mọi thứ, từ ngoại hình, tính cách, các bệnh mà chúng ta dễ mắc phải, còn được gọi là di truyền học biểu sinh.

  Trong đó, có một số gen được kích hoạt dựa trên môi trường sống, đó là cách chúng ta thích nghi.

   Theo nghiên cứu, khi một người bị chấn thương, DNA của họ sẽ kích hoạt các gen giúp họ thích nghi với những thời điểm căng thẳng. Đó chính là các gen giúp chúng ta có những phản ứng chiến đấu, bỏ chạy, đóng băng, xu nịnh. Sau đó, chúng ta sẽ truyền những gen này cho con cháu mình để chúng có khả năng đối diện với các sự kiện sang chấn có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Cùng bị căng thẳng mà sao mỗi người mỗi khác? 4 Kiểu phản ứng thường gặp

   Điều này rất tốt cho việc giúp chúng ta giữ an toàn. Tuy nhiên, các gen này lại khiến họ trở nên căng thẳng và nhạy cảm hơn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất theo thời gian.

Cách nuôi dạy con cái

  Thế hệ sau luôn có xu hướng học cách nhìn cuộc sống từ các thế hệ trước. Cách nuôi dạy con cái của cha mẹ đã mang những tổn thương cũng là một yếu tố khiến chấn thương được di truyền qua nhiều thế hệ.

   Ví dụ: Sống trong những điều kiện khốn khó có thể khiến các bậc cha mẹ truyền cho con cháu của họ những thông điệp chăm chăm vào sự phòng vệ trước nỗi đau, như ‘Đừng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nguy hiểm lắm!

   Trẻ em trong những gia đình này thường bị ảnh hưởng bởi môi trường không ổn định và thiếu sự hỗ trợ cảm xúc, dẫn đến nguy cơ cao mắc các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, và thậm chí loạn thần. Những vấn đề này có thể làm suy giảm khả năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh và khả năng phát triển sự tự tin của trẻ.

   Nghiên cứu đã cho thấy, nếu cha mẹ bị lạm dụng khi còn nhỏ hoặc trải qua những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái của họ, khiến chu kỳ chấn thương kéo dài.

   Ngoài ra, khi bạn dành nhiều thời gian với một người có thái độ sống tiêu cực, bi quan thì nhận thức, suy nghĩ của họ cũng ảnh hưởng đến nhận thức của bạn. Theo thời gian, bạn cũng dễ bị tổn thương và trầm cảm hơn.

 

Làm sao để đối phó chấn thương liên thế hệ?

   Các trường hợp sang chấn liên thế hệ có thể được cải thiện bằng liệu pháp gia đình - hình thức tư vấn tâm lý giúp các thành viên cải thiện giao tiếp và giải quyết xung đột. Tuy nhiên, liệu pháp gia đình thường phức tạp và chi phí cao, nhiều gia đình không đủ nguồn lực để chi trả.

   Trong trường hợp này, các thành viên cần ưu tiên sức khỏe tâm thần của mình. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trầm cảm, hãy nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để được đánh giá, phát hiện sớm và được hỗ trợ kịp thời.

   Việc điều trị tâm lý kịp thời ở người lớn cũng là cách để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các vấn đề tâm lý như sang chấn tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu,... sang các thế hệ sau.

   Mỗi cá nhân trong gia đình nên chung tay để tạo ra một môi trường ổn định cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Các thành viên trong gia đình nên mở lòng để trao đổi về những điều ‘không nói ra’ như tình thương dành cho nhau, những câu chuyện quá khứ, những nỗi sợ thầm kín… để có thể thông cảm lẫn nhau và hàn gắn khoảng cách thế hệ. Ngoài ra, người lớn nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực, nâng cao nhận thức về quản lý cảm xúc và tìm kiếm sự hỗ trợ từ mạng lưới xã hội xung quanh gia đình.

 

Gia đình nên chung tay để tạo ra một môi trường và ổn định cho trẻ.

Gia đình nên chung tay để tạo ra một môi trường và ổn định cho trẻ.

 

   Trên đây là một số thông tin về sang chấn liên thế hệ. Nỗi đau có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì vậy, việc điều trị dứt điểm một vấn đề tâm lý khi nó xảy ra cũng là điều vô cùng cần thiết để tránh ảnh hưởng đến các thế hệ sau.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hậu quả của chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Một tuổi thơ bất hạnh, từng bị chấn thương tâm lý ảnh hưởng thế nào đến trẻ? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi