Bạn bị mất phương hướng? Sau đây là 6 bước giúp bạn tìm được hướng đi và mục đích sống

Mục lục [Ẩn]

 

     Bạn có đang cảm thấy lạc lõng?

    Bạn cảm thấy chán ghét và mệt mỏi với công việc hoặc một mối quan hệ nào đó ở thời điểm hiện tại?

   Bạn không biết nên đi đâu, làm gì và làm như thế nào để có được niềm vui?

   Điều đó chứng tỏ bạn đang không có hoặc đã bị mất phương hướng trong cuộc sống. Nếu vậy, sau đây sẽ là 6 bước giúp bạn tìm lại mục đích, hướng đi, biết mình nên làm gì, làm như thế nào… Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Làm cách nào để tìm ra hướng đi và mục đích trong cuộc sống?

Làm cách nào để tìm ra hướng đi và mục đích trong cuộc sống?

 

    Trước tiên, tôi muốn bạn hít một vài hơi thở thật sâu, sau đó pha cho mình một cốc nước mà bạn yêu thích, lấy một cuốn sổ, một cây bút và ngồi ở nơi thật thoải mái. Tiếp theo, bạn hãy vạch ra kế hoạch để tìm ra phương hướng của cuộc đời mình bằng 8 bước sau đây.

 

Bước 1: Hãy tự trả lời một số câu hỏi quan trọng

    Bạn hãy viết lên cuốn sổ đã chuẩn bị lời giải đáp cho câu hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu không vướng bận về vấn đề thời gian và tiền bạc? Ví dụ như: 

  • Bạn sẽ lựa chọn nghề nghiệp gì?
  • Bạn sẽ sống ở đâu?
  • Bạn sẽ làm gì với thời gian của mình?
  • Bạn sẽ mặc với phong cách như thế nào?
  • Liệu rằng, lúc đó bạn có khác gì so với bây giờ không?
  • Một ngày hoàn hảo với bạn lúc đó sẽ là như thế nào?
  • Bạn sẽ kết bạn với những người như thế nào?
  • Lúc đó, bạn sẽ theo đuổi những sở thích nào của mình?

    Hãy viết thật chi tiết những điều trên. Ví dụ, nếu bạn không bị áp lực về tiền bạc và thời gian, bạn sẽ chọn làm 1 nhiếp ảnh gia thay vì làm 1 nhân viên tư vấn bất động sản….

   Tiếp theo, hãy lật sang một trang mới của cuốn sổ, viết ra tất cả những điều khiến bạn hạnh phúc và mãn nguyện trong cuộc sống thực tế hiện tại.

     Kế tiếp, bạn hãy lật sang 1 trang giấy khác và viết tất cả những điều trong cuộc sống hiện tại khiến bạn cảm thấy thất vọng, chán nản, không hài lòng. Đồng thời, bạn hãy viết ra cảm xúc của mình thật chi tiết về những điều đó. 

 

Viết ra để biết được bạn muốn thay đổi những gì

Viết ra để biết được bạn muốn thay đổi những gì

 

     Mục đích của những việc này đó là tìm ra những khía cạnh trong cuộc sống mà bạn muốn thay đổi, muốn giữ lại và những điều gì có thể phù hợp hoặc không phù hợp với mong muốn của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn có phương hướng để thay đổi từ cuộc sống hiện tại hướng tới cuộc sống mà bạn yêu thích, mong muốn trong tương lai.

 

Bước 2:  Hãy thành thật với chính mình

    Sau khi bạn đã xác định những thay đổi mà mình muốn thực hiện, hãy trung thực xem liệu bạn đã thực sự sẵn sàng để thực hiện nó hay không.

     Ví dụ, bạn đang phải làm công việc mình ghét hơn 8 tiếng mỗi ngày với nhiều áp lực, căng thẳng, thậm chí rơi vào trầm cảm để đảm bảo thu nhập, lo cho gia đình và đáp ứng kỳ vọng, định hướng của bố mẹ. Hoặc bạn đang sống với một người mà bạn chán ghét trong nhiều năm. Lúc này, bạn có sẵn sàng làm những người đó tổn thương, thất vọng để được sống một cuộc sống đúng với mong muốn và ước mơ của mình không?

    Đúng là cuộc sống này không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu bạn chưa sẵn sàng để có những thay đổi lớn ngay bây giờ, thì bạn có thể thay đổi một số điều nhỏ hơn để có thể từng bước tiền gần hơn đến cuộc sống mà mình mong muốn.

    Nếu bạn đã sẵn sàng, không bị ràng buộc điều gì thì bạn sẽ cần lập 1 kế hoạch chi tiết để tiến tới mục tiêu cuộc sống của mình.

 

 Bạn có sẵn sàng đối mặt với  khó khăn khi theo đuổi những điều mình yêu thích?

Bạn có sẵn sàng đối mặt với  khó khăn khi theo đuổi những điều mình yêu thích?

 

Bước 3: Tạo một kế hoạch hành động

    Bạn hãy lập ra 1 danh sách những điều bản thân cần/muốn thay đổi và biết được việc nào cần được ưu tiên. Liệt kê chúng theo thứ tự từ trên xuống. Trước tiên là những điều khiến bạn khó chịu và tổn thương nhất bây giờ. Sau đó mới đến những điều mà bạn có thể chịu đựng lâu hơn một chút và có thể thực hiện sau.

    Ví dụ, nếu giữa hai vấn đề là cuộc hôn nhân của bạn đang căng thẳng, chồng ngoại tình, vũ phu và một công việc tẻ nhạt, không có hứng thú, thì bạn biết mình nên giải quyết vấn đề nào trước rồi đấy. 

    Nếu bạn thích nghề nghiệp của mình nhưng nơi làm việc lại khiến bạn chán ghét, bạn có thể viết 1 sơ yếu lý lịch và tìm kiếm một công việc mới ngay sau khi đọc xong bài viết này. Còn nếu bạn không thích nghề nghiệp của mình và muốn chuyển sang một công việc khác theo đúng đam mê, bạn sẽ cần một kế hoạch lâu dài  để chuẩn bị kỹ lưỡng cho điều đó.

    Bạn có thể cảm thấy vô cùng lo lắng khi bắt đầu một công việc mới, đặc biệt nếu bạn đã làm ở một nơi nào đó trong thời gian dài. Việc thay đổi nghề nghiệp có thể khiến bạn không thể có được thu nhập như hiện tại. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ xem, việc có thu nhập, địa vị trong thời điểm hiện tại, liệu có ý nghĩa gì nếu bạn luôn sống trong căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy không vui vẻ, hạnh phúc vì điều đó.

 

Bước 4: Xác định điều bạn yêu thích

    Một lý do khiến bạn mất phương hướng trong cuộc sống đó là bạn đã quên  (hoặc chưa bao giờ thực sự nhận ra) điều mình thực sự thích là gì. Bạn có thể làm một nghề nghiệp nào đó vì nó phù hợp với khả năng, năng lực chứ bạn thật sự không thích nó.

     Vậy, bạn thực sự thích gì?

    Hãy thử nghĩ xem bạn thích làm điều gì? Việc gì khiến bạn cảm thấy vui mỗi khi làm? Vì sao bạn thích nó? Nếu bạn phải làm việc điều đó 8 tiếng mỗi ngày, bạn có còn thích nó không? Bạn có thể tự lo cho bản thân hoặc hỗ trợ người thân trong gia đình khi theo đuổi nghề đó không?

    Sự định hướng nghề nghiệp sẽ bắt nguồn từ niềm đam mê và sự cống hiến. Khi bạn làm những gì bạn yêu thích, bạn sẽ có mục tiêu trong công việc và đạt được sự thỏa mãn khi hoàn thành nó. Ví dụ, bạn thích vẽ tranh là khi bạn hoàn toàn có thể dành cả ngày bên cọ vẽ và những bảng màu, đồng thời cảm thấy thỏa mãn, thích thú khi ngắm nhìn tác phẩm của mình.

 

 Bạn cảm thấy vui vẻ khi được làm điều mình thích

Bạn cảm thấy vui vẻ khi được làm điều mình thích

 

    Nếu công việc đó không mang lại nguồn thu nhập cao như công việc hiện tại, nhưng vẫn đảm bảo được một cuộc sống bình thường cho bạn thì điều đó vẫn hoàn toàn ổn. Ngày nay, người ta chú trọng quá nhiều vào sự giàu có về tài chính mà quên rằng sự thỏa mãn về tình cảm và tinh thần thậm chí còn quan trọng hơn.

    Cần nhắc lại, cuộc sống này không phải lúc nào cũng đơn giản. Không phải tất cả chúng ta đều có thể làm những gì mình yêu thích nếu như nó không thực tế, không đảm bảo cho cuộc sống. Nhưng nếu cứ tiếp tục làm công việc mình chán ghét thì điều đó có thể làm hủy hoại tâm hồn của bạn. Vì vậy, nếu có bất kỳ cách nào để bạn có thể kiếm sống từ thứ mà mình thực sự yêu thích, bạn nên nỗ lực hết sức để biến điều đó thành hiện thực.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Nghệ thuật khám phá bản thân: Cách tìm kiếm năng lực thực sự của bạn.

Bước 5: Ngừng làm những việc mà bạn ghét

    Nếu những gì đang làm ở hiện tại khiến bạn cảm thấy chán ghét, thậm chí là rơi vào trầm cảm và bạn cảm thấy không thể chịu đựng nó thêm được nữa, nhưng bạn vẫn phải làm để có thể sống, có chỗ ở và đủ ăn thì hãy thay đổi nó. Bạn nên nói chuyện với bạn đời/vợ/chồng/các thành viên trong gia đình một cách cởi mở và trung thực về cảm giác của bạn. 

   Ví dụ, nếu bạn muốn theo đuổi một nghề nghiệp mới, bạn có thể phải dành thời gian (và tiền bạc) để học và trau dồi thêm kỹ năng mới. Lúc này, một là bạn đã có 1 khoản tiết kiệm từ trước đó. Hai là bạn cần sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc một khoản vay từ ngân hàng.

    Ngoài công việc thì trong cuộc sống cũng có những điều khác khiến bạn cảm thấy chán ghét. Và bạn cũng nên lập kế hoạch để ngưng làm những việc đó.

 

 Sử dụng tiền tiết kiệm để có thể tiến đến cuộc sống mình mong muốn trong tương lai

Sử dụng tiền tiết kiệm để có thể tiến đến cuộc sống mình mong muốn trong tương lai

 

Bước 6: Kết hợp giữa thực hiện những thay đổi lớn và thay đổi nhỏ

    Trong khi đang giải quyết những vấn đề lớn trong cuộc sống của mình, bạn cũng đừng quên quan tâm đến một số khó khăn nhỏ dễ giải quyết. Điều đó có thể mang lại sự hài lòng gần như ngay lập tức, khuyến khích, tiếp thêm động lực cho bạn tiến tới những thay đổi mạnh mẽ hơn.

    Ví dụ, trong quá trình học tập để theo đuổi một nghề nghiệp mà bạn yêu thích, bạn có thể nhuộm tóc, mặc quần áo phá cách - điều mà trước đây khi làm nhân viên văn phòng bạn không được phép.

     Cuối cùng, bạn hãy dũng cảm theo đuổi những điều mình thật sự yêu thích. Đừng sợ mạo hiểm nhưng cũng đừng hành động theo cảm tính. Thay vào đó, bạn hãy có cho mình một kế hoạch cụ thể và nghiêm túc thực hiện nó. Chúc bạn thành công!

     Nếu bạn đang cảm thấy trống rỗng, xin mời bạn theo dõi bài viết: Khủng hoảng hiện sinh: Khi cảm thấy cuộc sống trống rỗng và biện pháp đối phó.

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai: Nguyên nhân và hệ lụy

Khi biết tin có thai, hầu hết các chị em đều cảm thấy vui mừng, hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại rơi vào khủng hoảng tâm lý bởi chưa sẵn sàng làm mẹ.

Cách tận hưởng tuổi nghỉ hưu, xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn

Cách tận hưởng tuổi nghỉ hưu, xua tan căng thẳng, lo lắng và phiền muộn là chấp nhận sự thay đổi, tìm kiếm mục đích sống mới, chăm sóc sức khỏe,...

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Mất động lực làm việc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Công việc không suôn sẻ, môi trường độc hại… là những lý do khiến bạn mất động lực làm việc. Vậy phải làm gì để khắc phục?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi