Mục lục [Ẩn]
Có rất nhiều người khi quyết định thoát ra khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì vô cùng vui vẻ, cảm thấy được giải thoát. Nhưng có nhiều người lại bị những cảm xúc tiêu cực giày vò, họ mệt mỏi, buồn bã, mất ngủ, luôn nhớ về quá khứ,... Thậm chí có những người đã bị trầm cảm sau ly hôn. Tại sao lại như vậy? Làm sao để họ thoát ra khỏi tình trạng này, bắt đầu một cuộc sống mới hạnh phúc hơn? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau!
Làm sao để vượt qua trầm cảm sau ly hôn?
Nguyên nhân gì dẫn đến trầm cảm sau ly hôn
Trong hầu hết các trường hợp, khi một cặp vợ chồng đi đến quyết định ly hôn tức là họ đã có những ngày tháng hôn nhân không mấy hạnh phúc và đã bị tổn thương rất nhiều trong cuộc hôn nhân này. Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân đổ vỡ dù do bất kỳ lý do gì đi chăng nữa thì đều để lại những nỗi đau không phải ai cũng vượt qua được, từ đó khiến người trong cuộc rất dễ bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau ly hôn:
Tâm lý tự ti
Rất nhiều người cảm thấy mặc cảm, tự ti sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Sự tự ti sẽ càng nặng nề hơn nếu họ phải nghe những lời xì xào chỉ trỏ của những người xung quanh “con đấy (thằng ấy) ly hôn rồi đây” hay “gớm tưởng hạnh phúc lắm, cuối cùng vẫn ly hôn đấy thôi”,... Thậm chí, có những người còn ác ý dựng chuyện, bịa đặt về con người hay nguyên nhân ly hôn như “phải thế nào thì thằng kia nó mới bỏ chứ”, “chắc con đấy ăn ở thế nào nên bị nhà chồng trả về” hoặc “chắc thằng này nó ngoại tình nên vợ nó bỏ”,...
Những lời nói này như những lưỡi dao sắc bén cứa vào tim của những người vốn đã chịu nhiều tổn thương trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khiến họ cảm thấy mất tự tin vào bản thân, ngày càng thu mình vào vỏ kén và sợ hãi xung quanh.
Ở Việt Nam, tâm lý tự ti sau khi ly hôn thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ bởi xã hội vẫn còn nhiều định kiến nặng nề về phụ nữ. Phụ nữ đã có một đời chồng còn bị xã hội miệt thị là “gái nạ dòng”.
Cảm thấy cô đơn, trống vắng
Sau khi ly hôn, rời khỏi mối quan hệ đã từng gắn bó lâu dài thì cảm giác cô đơn là rất khó tránh khỏi. Nhiều người cảm thấy cô đơn ngay từ đầu nhưng cũng có những người phải qua một thời gian mới có thể nhận thấy điều này. Trước khi ly hôn, chúng ta đã quen với cuộc sống gia đình, có người cùng sống trong một mái nhà, có người cùng nhau chia sẻ những vấn đề sức khỏe, công việc, gia đình,...Nhưng sau khi ly hôn thì những điều đó không còn nữa khiến con người cảm thấy hụt hẫng, cô đơn, nhất là khi con nhỏ đòi bố mẹ, hoặc hỏi “bố/mẹ đi đâu, sao không ở cùng với chúng ta nữa”.
Cô đơn là cảm giác khó tránh khỏi sau ly hôn.
Có chị đã chia sẻ với chúng tôi rằng: “Sau khi ly hôn, chị đã cố gắng vùi đầu vào công việc, gặp gỡ bạn bè, mong sự bận rộn ấy xua bớt cảm giác cô đơn trống trải trong lòng. Và quả thật thì ban ngày chị không nghĩ đến nó ấy nữa. Nhưng khi đêm đến, nằm một mình trong căn phòng trống trải thì cảm giác cô đơn lại ùa về mãnh liệt khiến chị không thể nào ngủ được. Chị cứ nhớ về những kỷ niệm ngày xưa, lúc gia đình còn êm ấm, vẫn còn người đầu ấp tay gối, chia ngọt sẻ bùi”.
Do áp lực tài chính
Áp lực tài chính sau ly hôn thường gặp ở những người chịu trách nhiệm nuôi con. Sau khi ly hôn, việc nuôi con một mình không chỉ khó khăn hơn rất nhiều mà còn cần nhiều chi phí hơn. Người làm cha, làm mẹ đơn thân vừa phải làm nhiều việc hơn để kiếm thêm thu nhập vừa phải cố gắng chăm sóc con một mình không có ai hỗ trợ. Điều này khiến họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.
Cảm thấy tội lỗi với gia đình
Sau khi ly hôn, nhiều người cảm thấy có lỗi với gia đình, người thân, đặc biệt là bố mẹ. Họ thấy có lỗi vì cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn của mình đã khiến cha mẹ phiền lòng. Một số người khác cảm thấy có lỗi vì đã khiến cha mẹ phải chịu lời đàm tiếu của những người xung quanh, phải nghe những lời ra tiếng vào không mấy hay ho.
Chính vì vậy mà nhiều người đã không dám về nhà bố mẹ sau khi ly hôn mà chọn đi thật xa dù cuộc sống rất khó khăn và chẳng có nơi nào để nương tựa, trở về.
Những mặc cảm tội lỗi này đi cùng với nỗi cô đơn luôn thường trực khiến những người phải ly hôn cảm thấy lạc lõng, tuyệt vọng, không có nơi nào để trở về. Nghiêm trọng hơn, họ có thể muốn tự tử.
Những lời khuyên giúp bạn vượt qua trầm cảm sau ly hôn
Học cách buông bỏ và tha thứ
Có một câu nói như thế này “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”.
Sau khi ly hôn, dù ai đúng ai sai thì bạn cũng không nên giữ mãi những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Oán hận hay giày vò chỉ khiến bạn cứ đắm chìm mãi trong quá khứ mà không thể nào thoát ra được. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng hiện tại và tương lai thì hoàn toàn có thể. Vì vậy, bạn hãy cố gắng buông bỏ và tha thứ để tâm trạng nhẹ nhàng, tâm trí được thanh lọc, bạn nhé!
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè
Nhiều người không muốn cho người thân và bạn bè biết tình trạng của mình vì sợ họ lo lắng hoặc nghĩ rằng bản thân họ đủ mạnh mẽ để vượt ra những tổn thương. Nhưng nếu không được chia sẻ, các cảm xúc tiêu cực sẽ ngày càng lớn dần, dồn nén lại và ăn mòn tâm trí của chính bạn.
Hãy chia sẻ nỗi buồn với những người thân yêu.
Thay vì cứ cất giữ trong lòng thì bạn hãy chia sẻ chúng cho những người mà bạn yêu thương, tin tưởng bởi “nỗi buồn san sẻ sẽ chia vơi” mà!
Chăm sóc tốt cho bản thân
Chăm sóc tốt cho bản thân, giữ gìn sức khỏe cũng là một phương pháp tốt giúp bạn vượt ra khỏi những cảm xúc tiêu cực. Bạn nên:
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ làm bạn cạn kiệt năng lượng và dễ dàng bị cáu kỉnh. Do đó, bạn hãy cố gắng ngủ trước 11h đêm và ngủ đủ 7 - 8 tiếng một ngày.
- Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục không chỉ giúp bạn khỏe khoắn hơn mà còn có tác dụng rất tốt trong cải thiện tâm trạng. Bạn có thể đi bộ vài vòng quanh nhà, đạp xe đi dạo, nghe một bản nhạc yêu thích và hít thở không khí trong lành, tập yoga,... Đây là những biện pháp giúp bạn ổn định cảm xúc, thả lỏng tinh thần,...
- Ăn uống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, cân bằng để giúp có nhiều năng lượng hơn. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ,..
- Tránh xa những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,..
Tìm đến các chuyên gia tâm lý
Nếu không thể vượt qua nỗi đau và sự mất mát, bạn nên tìm gặp chuyên gia để được hỗ trợ. Bạn sẽ học được cách cân bằng cảm xúc, vượt qua tổn thương và ổn định cuộc sống, tránh trường hợp để tình trạng trầm cảm sau ly hôn kéo dài gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng nặng nề.
Sử dụng BoniBrain của Mỹ
BoniBrain là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có gồm các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, các loại acid amin, vitamin và khoáng chất như:
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
- Cây rễ vàng: Cây rễ vàng có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm tình trạng mệt mỏi và trầm cảm, tăng năng lượng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy cây rễ vàng giúp kích thích tăng tiết cả serotonin và dopamine trong cơ thể. Từ đó, thảo dược này tạo cảm giác hạnh phúc, giảm căng thẳng thần kinh cho người dùng.
- L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6: Kích thích cơ thể tăng tiết Serotonin, tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin trong cơ thể.
- L- Phenylalanine, L-Tyrosine, Vitamin C, Vitamin B9, Vitamin B12: Kích thích cơ thể tăng tiết Dopamin, tham gia vào quá trình tổng hợp dopamin trong cơ thể.
- Các chất khác: Trimethylglycine (TMG), Kẽm, Magie.
Nhờ các thành phần như trên, BoniBrain giúp bạn vượt qua những cảm xúc tiêu cực của tình trạng trầm cảm sau ly hôn, từ đó mang lại cho bạn sự vui vẻ, yêu đời và hạnh phúc hơn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trầm cảm sau ly hôn. Bạn hãy nhớ rằng kết thúc một mối quan hệ không phải là chấm dứt tất cả. Vì vậy, bạn đừng để nỗi sợ hãi, u buồn chắn đường tìm đến hạnh phúc của chính bản thân mình, bạn nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập