Trầm cảm vì chồng thường xuyên quên “góp gạo”

Mục lục [Ẩn]

 

   Mọi người vẫn hay nói: “Vợ chồng là góp gạo thổi cơm chung”, và điều này không chỉ là nói vui. Vợ chồng sống với nhau cần có trách nhiệm chia sẻ tài chính. Trên thực tế, vẫn có không ít ông chồng thờ ơ với trách nhiệm góp gạo, để mặc vợ mình tự xoay xở cho nồi cơm của gia đình. Nhiều người vợ cảm thấy áp lực, căng thẳng, thậm chí là gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu vì không nhận được sự đỡ đần kinh tế từ chồng.

 

Phải làm sao khi chồng không góp tiền sinh hoạt trong gia đình?

Phải làm sao khi chồng không góp tiền sinh hoạt trong gia đình?

 

Nhiều trường hợp chồng không đưa tiền sinh hoạt cho vợ

   Theo truyền thống của nhiều nước châu Á, thường thì người đàn ông là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề tài chính trong gia đình. Đổi lại người vợ là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình và con cái.

   Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, sự phân công lao động theo cách truyền thống này đang có sự phân hóa, đặc biệt là khi người vợ cũng vượt ra khỏi gian bếp để ra xã hội làm việc bình đẳng như nam giới, đây là một bước tiến lớn về bình đẳng giới. Tuy nhiên, nó lại vô tình đẩy nhiều người phụ nữ vào tình trạng quá tải về thời gian làm việc và sự phủi trách nhiệm tài chính của người bạn đời.  Không ít ông chồng dường như mặc kệ người vợ với gánh nặng chi tiêu trong gia đình.

   Như trường hợp của chị Nguyệt (32 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội), mặc dù sống ở nội thành Hà Nội nhưng mỗi tháng chồng chị Nguyệt chỉ đưa vợ bốn triệu đồng, không quan tâm gia đình cần chi tiêu gì. Chị cho biết lương chồng cao gấp ba lần số tiền đưa cho mình.

   Lúc đầu, chị ngại không muốn nói với chồng chuyện tiền nong, tự xoay xở trong khoản lương 8 triệu đồng của mình cùng bốn triệu "tiền trách nhiệm" của chồng. Nhưng từ khi có con, chi tiêu gia đình tăng gấp vài lần, thậm chí có tháng phải vay thêm bên ngoài mà tiền chồng đưa vẫn như cũ khiến chị cảm thấy vô cùng bức bối. Nhưng mỗi lần chị đề nghị đưa thêm tiền thì chồng lại nổi cáu, mắng vợ tiêu pha hoang phí. Theo anh, bốn triệu đã đủ để mua sữa và đóng học cho con, còn lại chi tiêu lặt vặt không đáng là bao, vợ phải tự biết đường mà xoay xở.

   Chung cảnh ngộ với gia đình chị Nguyệt, chị Minh (Phủ Lý, Hà Nam) cũng nhiều lần nói bóng gió về việc thiếu hụt chi tiêu trong gia đình nhưng chồng chị bỏ ngoài tai.

    Là một giáo viên mầm non, ngoài giờ đi dạy ở trường chị Minh còn phải bán hàng trên mạng để có thêm thu nhập, lo cho hai đứa con. Chồng chị là nhân viên thị trường, thu nhập cao hơn vợ nhưng từ ngày lấy nhau, anh chưa khi nào đưa tiền nuôi con. Mỗi khi vợ hỏi, người đàn ông này đều bảo "tiết kiệm làm việc lớn".

   Việc lớn mà chồng Minh nhắc đến chính là cưu mang gia đình ở quê. Bố mẹ chồng giao cho con trai đủ thứ việc, từ tiền sinh hoạt hàng tháng đến đóng góp xây dựng nhà thờ rồi ma chay hiếu hỉ. Bố mẹ chồng lại nghĩ con trai kiếm được nhiều tiền, biết lo toan nên coi thường con dâu ra mặt. Chị cho biết, chị cảm thấy quá mệt mỏi khi chồng quẳng cho toàn bộ gánh nặng tài chính, thậm chí đã nhiều lần nghĩ đến chuyện chia tay.

   Do thói quen ít khi rành mạch chuyện tiền nong của nhiều gia đình Việt nên chuyện người vợ bức xúc khi chồng chỉ đóng góp kinh tế ít ỏi hoặc không "góp gạo thổi cơm chung" như trường hợp của chị Nguyệt và chị Minh không phải là hiếm.

 

Tại sao nhiều người chồng lại bỏ quên nghĩa vụ đóng góp tiền sinh hoạt gia đình?

   Theo các chuyên gia tâm lý, có nhiều nguyên nhân khiến người chồng thường quên trách nhiệm của mình trong gia đình. Lý do đầu tiên là người chồng bị ảnh hưởng từ truyền thống gia đình. Ở gia đình gốc, họ sống phụ thuộc vào người mẹ nên hình thành quan niệm hôn nhân là phụ nữ phải lo toan mọi việc và giữ thói quen tương tự cho đến khi lập gia đình.

    Một nguyên nhân khác là khi mới kết hôn, người phụ nữ ngại đề cập tới chuyện tiền nong, tạo thói quen ỷ lại cho bạn đời. Dần dà, các ông chồng thấy vợ có thể tự lo chi tiêu nên quên luôn trách nhiệm san sẻ gánh nặng tài chính hoặc chỉ đưa cho có.

     Lý do tiếp theo khiến các ông chồng bàng quan trong trách nhiệm với gia đình là do thiếu kỹ năng về mặt tài chính và đời sống. Trong văn hóa Việt Nam, con gái được dạy dỗ phải quán xuyến việc gia đình, trong khi con trai được dạy phải làm việc lớn, không thể "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành", mà không nghĩ đó là kỹ năng cần phải có trong xã hội hiện đại.

 

Một số nam giới nghĩ rằng chi phí trong gia đình là không đáng kể, vợ có thể lo được.

Một số nam giới nghĩ rằng chi phí trong gia đình là không đáng kể, vợ có thể lo được.

 

   Bởi vậy mới xuất hiện những ông chồng không nhận thức được các chi phí trong gia đình. Họ chỉ đưa một ít tiền cho vợ hoặc thậm chí không được và nghĩ như vậy là đủ nhưng không hiểu được chi phí để duy trì một gia đình lại rất lớn. Bên cạnh đó, tính cách ích kỷ hoặc tâm lý đề phòng, không tin tưởng vợ cũng là những lý do chính khiến các ông chồng không chịu san sẻ gánh nặng tài chính với vợ mình.

 

Đàn ông không góp gạo gây ảnh hưởng thế nào tới tâm lý người vợ?

Áp lực tài chính

   Cuộc sống hôn nhân có rất nhiều thứ phải chi tiêu, đặc biệt là sau khi có con. Những việc "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành" trong mắt nhiều cánh đàn ông thực ra lại cần rất nhiều chi phí mà họ không lường hết được. Do đó, nếu người vợ không nhận được sự chia sẻ từ người chồng thì áp lực tài chính đè lên vai người vợ là rất lớn. Nếu cứ phải chịu áp lực trong thời gian dài, ho rất dễ mắc phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Không có cảm giác an toàn, yên tâm

   Khi lấy chồng, người phụ nữ luôn mong muốn chồng sẽ là người bầu bạn, sẻ chia, là điểm tựa an toàn cho mình về tinh thần. Đó là lý do nhiều người phụ nữ dù có đủ sức tự nuôi chính bản thân mình và gia đình nhưng vẫn muốn chồng mình đóng góp về kinh tế. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, họ sẽ dễ cảm thấy bất an, không cảm thấy an toàn, cô đơn trong chính gia đình của mình. Họ sẽ luôn sống trong hoài nghi rằng không biết chồng mình mang tiền đi đâu, cho ai, liệu chồng có mối quan hệ nào ngoài luồng không.

 

Làm sao để khắc phục tình trạng chồng quên đóng góp tài chính?

Chia sẻ thẳng thắn với chồng

   Chia sẻ tài chính là trách nhiệm của cả hai vợ chồng khi kết hôn. Vì vậy, các cặp vợ chồng nên có thỏa thuận, trao đổi thu chi một cách rõ ràng và tích cực, đồng thời lựa chọn hình thức đóng góp phù hợp.

   Khi chồng không đóng góp tài chính, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm lý do vì sao chồng lại quẳng gánh lo tài chính cho vợ. Nếu do thói quen hoặc chưa nhận thức được hết, cần phải lý giải cho họ hiểu trách nhiệm trong gia đình một cách nhẹ nhàng, không nên phê phán hay chỉ trích, dễ gây tác dụng ngược.

   Người vợ có thể ghi chép cẩn thận các khoản chi hằng tháng để chồng xem, khéo léo yêu cầu chồng góp khoản nào đó. Nếu người chồng trân trọng gia đình nhưng chỉ vì bản tính hơi hà tiện, họ sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm khi người vợ khéo léo khơi gợi, minh bạch các khoản, đưa ra yêu cầu cụ thể. Còn với người chầy bửa, chỉ biết bản thân thì chị em cũng cần có hướng đi riêng, chủ động lo cho cuộc sống của mình.

   Vợ chồng sau đó có thể bàn bạc thống nhất, lựa chọn những phương án quản lý chi tiêu trong gia đình. Cách phổ biến nhất là cùng tạo ngân sách chung, thẳng thắn trung thực với nhau về tài chính để tạo niềm tin, trách nhiệm giữa vợ chồng.

Tự chăm sóc tốt cho bản thân

   Gánh nặng tài chính và những bất an trong tư tưởng dễ khiến cho các chị em cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Sức khỏe thể chất không ổn định cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tinh thần. Dù thế nào, bạn vẫn nên tự chăm sóc tốt cho bản thân mình, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi để làm những việc mà mình yêu thích. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng, áp lực và không biết giải quyết sao thì bạn nên gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn. Ngoài ra, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giải tỏa căng thẳng, áp lực, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

>>> Xem thêm: Trầm cảm khi chồng không chịu đóng góp tài chính và giải pháp

 

   Trên đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng chồng không chịu đóng góp tài chính. Đã là một gia đình thì hai người như một, cùng chung các mối lo, chia sẻ khó khăn. Khi đã cố gắng khắc phục mà ông chồng vẫn không biết chung tay chia sẻ thì chị em đành phải chấp nhận và tìm cách tự cứu mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Che giấu cảm xúc: Nên hay không?

Che giấu cảm xúc: Nên hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Áp lực, căng thẳng khi vợ làm “trụ cột gia đình”

Áp lực, căng thẳng khi vợ làm “trụ cột gia đình”.

Bạo hành tâm lý trong tình yêu là gì? Làm sao để ứng phó?

Bạo hành luôn là một chủ đề được quan tâm khi tìm hiểu về những bất cập trong mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là tình yêu.

Stress vì mâu thuẫn gia đình và cách giải quyết

Trong cuộc sống gia đình, những mâu thuẫn là không thể nào tránh khỏi. Những mâu thuẫn gia đình này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bất đồng quan điểm, thiếu sự tôn trọng.

Thuyết gắn bó: Mối quan hệ với cha mẹ ảnh hưởng thế nào tới các mối quan hệ của trẻ sau này?

Bạn có bao giờ tự hỏi bản thân rằng tại sao mình luôn cảm thấy lo lắng trong một mối quan hệ? Hay tại sao bạn thích người ấy nhưng lại luôn muốn né tránh đối phương?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi