Những nghề nghiệp dễ gây trầm cảm có thể bạn chưa biết!

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm là căn bệnh tâm lý diễn tiến âm thầm và gây hậu quả đáng tiếc nếu không chữa trị kịp thời. Bên cạnh yếu tố di truyền, đặc điểm tính cách thì nghề nghiệp cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này. Vậy những nghề nào dễ gây trầm cảm trong xã hội hiện nay?

 

Những nghề nghiệp dễ gây trầm cảm là gì?

Những nghề nghiệp dễ gây trầm cảm là gì?

 

Trầm cảm là bệnh như thế nào?

   Trầm cảm (Depression) là bệnh mà một người thường có tâm trạng buồn bã, ủ rũ, không có động lực, hứng thú trong mọi việc, kể cả những việc yêu thích trước đây. Họ tự cô lập bản thân với xã hội, luôn suy nghĩ theo hướng tiêu cực, bi quan, cảm thấy mình vô dụng, vô giá trị.

   Căn bệnh này còn ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Nó làm rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, vã mồ hôi tim đập nhanh, tay lạnh, khô miệng, buồn nôn, đau mỏi cổ, nóng lạnh bất thường… Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm tiến triển nặng sẽ khiến người bệnh thực hiện các hành vi tiêu cực như tự hại bản thân, thậm chí là tự tử.

   Các nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Yếu tố di truyền
  • Não bộ suy giảm hormone hạnh phúc serotonin và dopamin.
  • Tổn thương thời thơ ấu: Bạo hành, lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi…
  • Đặc điểm tính cách: Người cầu toàn, người quá nhạy cảm, thường xuyên suy nghĩ và lo lắng thái quá, người hướng nội, lòng tự trọng thấp,...
  • Chứng kiến một sự kiện thảm khốc hoặc tình huống đe dọa đến tính mạng
  • Mắc bệnh lý mãn tính trong thời gian dài: Xơ gan, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư
  • Mất ngủ mãn tính.
  • Lạm dụng rượu, ma túy và các chất kích thích khác.
  • Do các áp lực trong cuộc sống: Mất việc làm, áp lực tiền bạc, đổ vỡ trong các mối quan hệ, mất người thân, trầm cảm sau sinh, bị bạo hành, gia đình bất hạnh, bạo lực học đường,...
  • Do ảnh hưởng từ mạng xã hội như: Hành vi bắt nạt trực tuyến, tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực,...

   Bên cạnh đó, một số nghề nghiệp có áp lực cao cũng dẫn đến căn bệnh này.

 

Ngành nghề có áp lực cao dễ gây trầm cảm

Ngành nghề có áp lực cao dễ gây trầm cảm

 

Những nghề nghiệp dễ gây trầm cảm có thể bạn chưa biết!

   Những nghề nghiệp tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm bao gồm:

Nghề chăm trẻ/chăm người bệnh tại nhà

   Ngành nghề này yêu cầu người làm phải túc trực, chăm sóc đối tượng nhạy cảm. Công việc của họ bao gồm cho ăn, tắm, vệ sinh… rất vất vả. Đặc biệt, trẻ nhỏ còn thường xuyên quấy khóc, người bệnh thì khó tính dễ gây căng thẳng, mệt mỏi cho người làm nghề này. Chính tâm lý căng thẳng kéo dài là nguồn cơn dẫn đến bệnh trầm cảm.

Nhân viên y tế

   Nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, y tá, nhà trị liệu… những người gắn liền với đối tượng mắc bệnh, ít có khả năng tự chăm lo cho mình. Họ phải làm việc nhiều giờ, tăng ca thường xuyên.

   Mỗi ngày, họ thấy người bệnh đau đớn, thấy cái chết và nỗi đau khổ, bi thương của gia đình bệnh nhân. Áp lực căng thẳng khi mạng sống của người khác nằm trong tay mình cộng thêm môi trường toàn cảm xúc tiêu cực, cơ thể mệt nhoài vì làm việc vất vả là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở nhân viên y tế.

Nhân viên công tác xã hội

   Những người làm nghề này thường phải tiếp xúc với trẻ em bị lạm dụng, bóc lột sức lao động hay gia đình trên bờ vực tan vỡ. Tính chất công việc căng thẳng lại phải làm thêm cả ngoài giờ liên tục để xử lý. Bởi vậy, nhân viên công tác xã hội dễ bị kiệt sức, trầm cảm.

 

Người làm nghề công tác xã hội có nguy cơ bị trầm cảm

Người làm nghề công tác xã hội có nguy cơ bị trầm cảm

 

Người làm trong ngành giải trí

   Những công việc này thường có thu nhập, giờ làm không ổn định và dễ cô lập. Đặc biệt, người làm nghề này thường xuyên bị soi mói đời sống cá nhân, bị bạo lực mạng. Bởi vậy mà không ít người rơi vào trầm cảm.

   Chẳng hạn như trong chương trình truyền hình thực tế “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”, ca sĩ Diệp Lâm Anh chia sẻ bản thân cô mắc bệnh trầm cảm từ lâu. Chị cho biết: "Chứng trầm cảm cười có biểu hiện là lúc nào đối mặt với thế giới xung quanh mình cũng muốn bản thân thật mạnh mẽ, phải cười, phải vui, nhưng khi tự đối diện với chính mình thì ngược lại hoàn toàn".

Giáo viên

   Đây cũng là ngành nghề dễ gây trầm cảm. Người làm nghề giáo thường xuyên phải thức khuya để soạn bài, chấm bài, lên kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa… Chưa hết, xã hội ngày nay rất coi trọng thành tích. Chính điều này đã tạo áp lực lên người giáo viên.

   Họ còn phải đối diện với áp lực từ học sinh, phụ huynh và xã hội. Có thể kể đến như trường hợp ở Tuyên Quang, cô giáo bị học sinh nhốt, ném đồ vào người, quay video đăng lên mạng xã hội. Dù là nguyên nhân gì thì chắc chắn cô giáo sẽ bị ám ảnh mãi sự việc vừa qua.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

   Những người làm trong lĩnh vực này giống như "làm dâu trăm họ". Họ ở tuyến đầu, tiếp nhận các yêu cầu từ tất cả các phương diện của khách hàng, công ty đối tác. Đồng thời, họ phải chịu sự chi phối, áp lực từ phía đơn vị, người quản lý của mình.

 

Nhân viên chăm sóc khách hàng thường chịu nhiều áp lực

Nhân viên chăm sóc khách hàng thường chịu nhiều áp lực

 

   Đôi khi, họ không lường trước được việc gì sẽ xảy ra. Và nếu có sai sót, họ sẽ phải hứng chịu áp lực từ cấp trên lẫn khách hàng. Chính tính chất căng thẳng trong công việc như vậy mà người làm nghề hỗ trợ khách hàng dễ bị trầm cảm.

Tư vấn tài chính, kế toán

   Người làm nghề tư vấn tài chính hay kế toán đều phải rất thận trọng trong công việc. Họ phải kiểm soát dòng tiền của công ty, của khách hàng. Mỗi tháng phải thống kê sổ sách, tăng ca thường xuyên. Nếu xảy ra biến cố, thất thoát hay khách đầu tư thất bại, họ sẽ là người chịu trận đầu tiên. Vì vậy, người làm nghề này hay phải đối mặt với tâm lý căng thẳng, stress, nguy cơ cao bị trầm cảm.

   Như vậy, những ngành nghề dễ gây trầm cảm rất đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai làm những nghề trên cũng mắc căn bệnh này. Điều quan trọng là bạn sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Trầm cảm vì tham vọng làm giàu, nhờ BoniBrain tôi đã “sống” lại

Anh Phạm Bá Thiên (sinh năm 1987, trú tại số 47, ngõ Hòa Bình 7, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, điện thoại: 0963.986.114)

7 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết

Đã bao giờ bạn tự hỏi trầm cảm là gì? Liệu bản thân mình có đang bị trầm cảm hay không? Có những dấu hiệu nào giúp nhận biết trầm cảm? Sau đây sẽ là 7 dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên nắm rõ để tự đối chiếu với bản thân mình.

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Trầm cảm vì giảm cân không khoa học phải làm sao?

Cách đối phó với chứng ăn nhiều, hay thèm ăn ở bệnh nhân trầm cảm

Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng trái ngược với nó, đó là ăn nhiều lên, tăng sự thèm ăn do trầm cảm. Cùng theo dõi ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi