Rối loạn tâm thần bởi nỗi sợ 'bị nghèo trở lại'

Mục lục [Ẩn]

 

   Một cuộc sống đầy đủ, giàu có là mơ ước của rất nhiều người. Chính vì vậy, họ luôn cố gắng vượt khó, chăm chỉ lao động với mong muốn thoát nghèo, đổi đời. Vậy nhưng, khi đã trở nên giàu có thì có một số người lại trăn trở, lo sợ rằng mình sẽ bị nghèo trở lại, thậm chí nỗi lo sợ của họ còn phát triển thành rối loạn tâm thần.

 

Rối loạn tâm thần bởi nỗi sợ 'bị nghèo trở lại'.

Rối loạn tâm thần bởi nỗi sợ 'bị nghèo trở lại'.

 

Rối loạn tâm thần bởi nỗi sợ 'bị nghèo trở lại'

      Anh Tuấn (41 tuổi, Bắc Giang) lớn lên trong một gia đình nghèo khó nên từ nhỏ, anh đã phải thường xuyên lo lắng vấn đề tiền bạc. Với mong muốn thoát nghèo, anh Tuấn đã cố gắng học tập và thi đỗ vào Đại Học Bách Khoa. Sau khi ra trường, anh làm thuê cho vài công ty, khởi nghiệp ở tuổi 35 và thành công. Hiện nay, thu nhập của anh Tuấn lên đến hàng trăm triệu đồng một tháng, sở hữu chung cư, ôtô, sổ tiết kiệm, không nợ. Tuy nhiên, lúc nào anh cũng ám ảnh về tương lai "tay trắng", anh luôn bất an một ngày công ty phá sản, khách hàng quay lưng.

    Vì vậy, anh chi tiêu dè sẻn, có thói quen mua số lượng lớn thực phẩm từ các cửa hàng giảm giá và tích trữ. Nếu chi tiêu vượt ngoài dự kiến, anh sẽ cảm thấy lo lắng và cáu bẳn, anh cũng thường xuyên thanh toán trễ hạn. Lối sống này của anh khiến vợ cảm thấy vô cùng bức xúc, dẫn đến mâu thuẫn và cãi vã, không khí gia đình căng thẳng. Anh phải đi khám với mong muốn cởi bỏ tâm lý stress, đầu óc thoải mái, không còn nỗi sợ bị phá sản, nghèo trở lại.

   Một trường hợp khác là bệnh nhân nam, 39 tuổi, làm công việc bán hàng online. Mỗi tháng, anh thu về hơn 100 triệu đồng, có nhà cửa khang trang nhưng luôn lo sợ mình sẽ tái nghèo.

    Khi mua hàng, anh có tâm lý muốn trả mức giá thấp hơn, nếu được bớt chỉ vài chục nghìn, anh cảm thấy bản thân khôn ngoan hơn người bán hàng. Ngược lại, người đàn ông sẽ dằn vặt trong nhiều ngày, nhiều tuần nếu mua "hớ". Không những vậy, anh nhận nhiều việc làm thêm để lấp đầy thời gian trống, thường xuyên đi ngủ lúc 1-2h hàng ngày, hoặc thức trắng đêm. Lâu dần, da anh nổi mẩn, chán ăn, dễ cáu gắt, mất ngủ, căng thẳng mỗi khi nhắc đến tiền bạc.

   Theo chuyên gia, cả hai trường hợp trên đều bị hội chứng sợ nghèo đói (Peniaphobia), gây rối loạn lo âu, phải nhập viện điều trị

 

Nỗi sợ về sự nghèo đói (Peniaphobia) là gì?

   Nỗi sợ về sự nghèo đói (Peniaphobia) là một nỗi sợ hãi vô lý về nghèo đói, cụ thể, họ sợ bị phá sản và rơi vào cảnh nghèo đói. Peniaphobia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp 'penia' có nghĩa là 'nghèo đói'. Hội chứng này thường gặp ở người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu, đã có những thành công về tài chính. Những người bị chứng ám ảnh sợ này thường giàu có nhưng chỉ chi tiêu ở mức tối thiểu.

   Một số dấu hiệu khác của hội chứng này là:

  • Lo lắng tột độ khi tiếp xúc hoặc nghĩ về nghèo đói.
  • Lo lắng khi chi tiền, ngay cả với những thứ nhỏ nhặt có thể dễ dàng mua được.
  • Liên tục kiểm tra số dư ngân hàng, tránh thảo luận tài chính, căng thẳng với các quyết định tiền bạc liên quan. 
  • Khi nghĩ về việc sẽ bị nghèo trở lại, họ có thể nảy sinh triệu chứng khó thở, nhức đầu, buồn nôn, da nổi mẩn, chán ăn, dễ cáu gắt, bồn chồn lo lắng và bi quan.
  • Luôn mong muốn kiếm nhiều tiền hơn và chi tiêu ít hơn, dẫn đến việc họ thường làm thêm quá sức nhưng chi tiêu dè sẻn, trốn tránh chi trả cả những hóa đơn thiết yếu.
  • Không đầu tư vào bất kỳ khoản nào mà họ không lường trước được.
  • Không tin tưởng ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, thích giữ tiền tiết kiệm của mình ở những nơi khác nhau để tránh rủi ro.
  • Quá tập trung vào việc kiếm tiền khiến họ bỏ bê những khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, các mối quan hệ xung quanh.

 

Nỗi sợ nghèo đói khiến họ luôn cố gắng làm thật nhiều để kiếm được nhiều hơn.

Nỗi sợ nghèo đói khiến họ luôn cố gắng làm thật nhiều để kiếm được nhiều hơn.

 

   Việt Nam chưa có số liệu thống kê về những bệnh nhân mắc chứng này. Những người bị hội chứng sợ nghèo đói thường có quá khứ nghèo đói hoặc trải qua một cú sốc tài chính nghiêm trọng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, con người phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng tài chính, lạm phát, nguy cơ mất việc làm, gây ra sự mệt mỏi, có thể kích hoạt nỗi sợ của họ, dù bản thân những người này đang dư dả tiền bạc.

 

Điều trị nỗi sợ nghèo đói Peniaphobia

Điều trị bằng thuốc

   Được sử dụng khi các triệu chứng của bệnh nhân đã nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc chống trầm cảm và thuốc giải lo âu. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ và chỉ được sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng liệu pháp hành vi

   Các chuyên gia tâm lý sẽ nhận diện và điều chỉnh các suy nghĩ sai lệch gây ra nỗi lo lắng của bệnh nhân.  Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được học cách kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng của mình. Để tăng cường hiệu quả, bệnh nhân được khuyến khích sử dụng thêm các sản phẩm giúp tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin và dopamin, ví dụ như dùng BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp người dùng giảm căng thẳng, lo lắng, thư giãn tinh thần, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, bình tĩnh hơn.

 

BoniBrain của Mỹ.

BoniBrain của Mỹ.

 

Một số lưu ý cho bệnh nhân

Để cải thiện hiệu quả bệnh này, bạn nên chú ý:

  • Cố gắng tránh xa tin tức tiêu cực, bài đăng tiêu cực và những người tiêu cực, đặc biệt những tin tức về tiền bạc, kinh tế. Thay vào đó, bạn hãy đi dạo, gọi điện cho bạn bè hoặc xem phim để nâng cao tinh thần.
  • Đừng kiểm tra số dư tài khoản mỗi ngày.
  • Đặt mục tiêu và lập kế hoạch rõ ràng. Bạn có thể nâng cao kỹ năng quản lý tiền bạc bằng việc dành thời gian nghiên cứu, học tập. Người biết lập kế hoạch chi tiêu sẽ chủ động hơn khi có tình huống phát sinh, không bị lệ thuộc vào đồng tiền, ít gặp căng thẳng và xua tan những nỗi sợ.
  • Học cách hài lòng với cuộc sống, ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục đều đặn. Thư giãn bằng thiền, chánh niệm.

   Trên đây là một số lưu ý về nỗi sợ nghèo đói Peniaphobia. Khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu tâm lý bất thường, ảnh hưởng cuộc sống, bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hàng vạn lời kêu cứu của cha mẹ có con bị rối loạn tâm thần

Hàng vạn lời kêu cứu của cha mẹ có con bị rối loạn tâm thần.

Tin lời thầy bói, bệnh rối loạn tâm thần của cô gái trở nặng

Mới đây, khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E cho biết khoa này đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân rối loạn lưỡng cực. Vì quá tin lời thầy bói mà bệnh này ngày càng trở nặng.

Cảnh giác với những rối loạn tâm thần sau đột quỵ

Hiện nay, đột quỵ ngày càng trẻ hoá, để lại nhiều di chứng nặng nề. Ngoài những di chứng thể chất, người bệnh còn phải đối diện với sự thay đổi lớn trong tâm lý.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi