Những áp lực ở bà mẹ đơn thân và cách vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu như làm mẹ chưa bao giờ là một điều dễ dàng, thì làm mẹ đơn thân lại càng gặp phải vô vàn khó khăn, trắc trở. Để con có một cuộc sống tốt, không thua kém bạn bè, người phụ nữ sẽ phải cố gắng không ngừng nghỉ và chịu rất nhiều áp lực.

   Những áp lực ở bà mẹ đơn thân có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, ví dụ như trầm cảm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những áp lực này và cách vượt qua nhé!

 

 Những áp lực ở bà mẹ đơn thân và cách vượt qua

Những áp lực ở bà mẹ đơn thân và cách vượt qua

 

Những áp lực ở bà mẹ đơn thân

   Hiện nay, việc làm mẹ đơn thân đã không còn là điều hiếm thấy trong xã hội. Phần lớn nữ giới trở thành mẹ đơn thân sau khi ly hôn chồng. Một số người bị bỏ rơi sau khi mang thai ngoài ý muốn. Một số khác lại lựa chọn làm mẹ đơn thân ngay từ đầu vì muốn được tự do, và tránh khỏi những đổ vỡ trong hôn nhân.

    Cho dù là vì lý do gì, người phụ nữ cũng sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực khi trở thành mẹ đơn thân.

Áp lực tiền bạc, tài chính

   Đối với những phụ nữ có cuộc hôn nhân tốt, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể về mặt vật chất từ chồng và gia đình chồng. Ngược lại, khi nuôi con một mình, họ phải tự đảm nhận tất cả từ tiền bỉm sữa, thuốc men, học phí, quần áo,...

   Nhiều bà mẹ luôn trăn trở làm sao kiếm thật nhiều tiền để nuôi con. Họ phải làm việc suốt ngày đêm, mà không dám nghỉ ngày nào.

Áp lực về thời gian

    Bên cạnh áp lực tiền bạc, phụ nữ cũng phải chạy đua với thời gian. Lịch trình của họ thường xuyên kín mít, không dư đến một giây nào. Buổi sáng, họ phải dậy sớm để chuẩn bị đồ ăn, đưa con tới lớp, rồi đến nơi làm việc. Cho đến tối, họ lại phải tất tả đón con, chuẩn bị bữa tối, chơi với con, cho con đi ngủ, và có thể phải tiếp tục hoàn thành công việc còn dang dở.

 

Mẹ đơn thân thường phải chạy đua với gian

Mẹ đơn thân thường phải chạy đua với gian

 

Áp lực khi vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha

    Khi làm mẹ đơn thân, phụ nữ vừa phải đóng vai trò là người chăm sóc, vừa phải giữ nhiệm vụ bảo vệ con. Họ cần phải giữ được sự hiền từ, dịu dàng, nhẫn nại, biết lắng nghe con, nhưng đồng thời cũng phải nghiêm khắc, không dung túng, bao che khi con phạm lỗi.

Áp lực mỗi khi con ốm

    Chăm con những lúc bình thường đã vất vả, thì khi con ốm còn mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. Một số người có thể vừa phải chăm con, vừa phải đi làm. Một số người thậm chí còn phải nghỉ làm, thức thâu đêm khi con ốm nặng.

Áp lực khi phải chịu sự đánh giá từ người xung quanh

   Hiện nay, xã hội đã có cái nhìn bao dung, đồng cảm hơn khi phụ nữ trở thành mẹ đơn thân. Nhưng ở đâu đó, những ánh mắt dò xét, những tư tưởng lỗi thời, và những lời nói cay nghiệt vẫn còn tồn tại. Thậm chí, chúng có thể đến từ những người thân trong gia đình.

   Nếu luôn phải hứng chịu sự đả kích, đánh giá, chì chiết từ người xung quanh, tâm lý phụ nữ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng rất lớn. Họ có thể nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, nhận thức sai lệch về bản thân, thậm chí là dẫn đến chứng trầm cảm.

Lo lắng về việc con sẽ thiệt thòi

   Thiếu vắng hình bóng của người cha có thể để lại một khoảng trống lớn trong trái tim đứa trẻ. Chúng cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bạn bè có cha chăm sóc, yêu thương. Chúng cũng có thể bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt vì không có cha.

  Bên cạnh đó, nếu không có cha chăm sóc, đứa trẻ cũng có thể trở nên rụt rè, ít nói, gặp nhiều khó khăn khi đối phó với các vấn đề trong cuộc sống, thiếu chín chắn hơn. Tất cả những điều này đều sẽ khiến người phụ nữ phiền não, lo lắng, mệt mỏi và càng phải gồng mình hơn rất nhiều.

 

Áp lực có thể đến từ nỗi lo con phải chịu thiệt thòi

Áp lực có thể đến từ nỗi lo con phải chịu thiệt thòi

 

Áp lực từ sự cô đơn

   Nhiều phụ nữ sống trong cảnh một mẹ, một con sẽ rất dễ cảm thấy cô đơn. Ban đầu, họ có thể rất mạnh mẽ, độc lập, nhưng sẽ có lúc họ mệt mỏi, bế tắc, rất cần ai đó ở bên. Không chỉ có vậy, nhiều người vì ám ảnh quá khứ đổ vỡ mà không dám bước tiếp, mở lòng để đón nhận người mới, bỏ lỡ cơ hội có được hạnh phúc thực sự.

 

Làm cách nào để vượt qua những áp lực do làm mẹ đơn thân

   Những áp lực do làm mẹ đơn thân sẽ khiến nữ giới phải chịu không ít cực khổ. Họ có thể cạn kiệt sức lực về cả thể chất, lẫn tinh thần. Đã có một số mẹ đơn thân mắc phải các vấn đề tâm lý như: Rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, và trầm cảm. Vậy, làm cách nào để mẹ đơn thân có thể vượt qua được những áp lực này?

 Chấp nhận sự thật và nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực

    Không phải ai cũng luôn gặp may mắn và không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Bạn nên chấp nhận rằng, cuộc sống này không thể xoay chuyển theo ý muốn của bản thân, sẽ luôn có những khó khăn ập đến bất cứ lúc nào. Điều duy nhất mà bạn có thể kiểm soát là tâm trí của bản thân. Vậy nên, bạn hãy giữ cho mình sự lạc quan và nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực nhất.

    Đổ vỡ trong hôn nhân sẽ trở thành bài học để bạn có cuộc sống mới tự do, hạnh phúc hơn. Làm mẹ đơn thân là cơ hội để bạn mạnh mẽ, trưởng thành và khám phá được hết khả năng của bản thân.

Ngừng quan tâm đến lời gièm pha của dư luận

   Không có ai có thể quyết định cuộc đời của bạn, chỉ có bạn mới làm chủ được số phận của mình. Có những người tốt luôn giúp đỡ bạn, thì cũng luôn có người thích đặt điều, chỉ trích, miệt thị người khác. Vì vậy, bạn đừng để tâm đến những gì mà họ nói về mình. Thay vào đó, bạn hãy dồn toàn bộ sự quan tâm cho con, cũng như chăm sóc bản thân mình.

Lên kế hoạch cho cuộc sống độc thân

    Lựa chọn làm mẹ đơn thân đồng nghĩa với việc bạn phải một mình đương đầu với nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lên kế hoạch cho cuộc sống là một điều cần thiết. Bạn hãy lên kế hoạch tìm việc làm, chi tiêu, tiết kiệm tiền, và học tập để năng cao giá trị bản thân.

 

 Bạn hãy lên kế hoạch cho cuộc sống sau này

Bạn hãy lên kế hoạch cho cuộc sống sau này

 

Kêu gọi sự trợ giúp của gia đình

    “Đơn thân” không có nghĩa là bạn đơn độc. Bạn vẫn còn người thân, còn cha mẹ, anh chị em. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn, che chở và đồng hành cùng bạn để vượt qua khó khăn. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại mà hãy nhờ họ giúp đỡ khi cần thiết.                                                                                                                                                                                                                                                                                

Dành thời gian chăm sóc bản thân

    Dù cuộc sống đơn thân có bận rộn đến đâu đi chăng nữa, thì bạn cũng cần dành thời gian chăm sóc bản thân. Bạn hãy dành cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ, hoặc đi chơi, đi dã ngoại cùng con sau những ngày làm việc mệt mỏi.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những áp lực ở bà mẹ đơn thân, cũng như cách vượt qua. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: ly hôn

Bài viết liên quan

9 lời khuyên để có cuộc hôn nhân hạnh phúc

Chỉ kết hôn với người bạn yêu thích, người tôn trọng bạn, luôn chia sẻ với đối phương mọi việc… là những lời khuyên giúp bạn có hôn nhân hạnh phúc.

Tôi đã vượt qua căn bệnh trầm cảm vì chồng ngoại tình

Chị Hoàng Thị Oanh ( 42 tuổi, ngõ 850, đường Láng, Đống Đa, Hà Nội)

7 Cách giúp bạn điều hướng cảm xúc khi ai đó rời bỏ bạn

7 cách trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều hướng cảm xúc, vơi bớt đau đớn khi người khác rời xa bạn. Đừng bỏ lỡ nhé! 

Trầm cảm sau ly hôn: Nguyên nhân và cách vượt qua

Trầm cảm sau ly hôn: Nguyên nhân và cách vượt qua? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau!

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi