Kiệt sức bởi áp lực nuôi con tài giỏi

Mục lục [Ẩn]

 

   Là cha mẹ, ai cũng mong con mình trở thành người tài giỏi, có cuộc sống thuận lợi, đủ đầy, không muốn con mình phải thua bạn kém bè. Với những kỳ vọng như vậy, họ chấp nhận hy sinh mọi nguồn lực, thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe. Tình trạng này kéo dài dẫn đến kiệt sức và dễ mắc các bệnh tâm lý.

 

Áp lực nuôi con tài giỏi

Áp lực nuôi con tài giỏi

 

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con tài giỏi

   Áp lực con mình tài giỏi không chỉ gây căng thẳng cho những đứa trẻ mà cũng khiến chính những bậc cha mẹ kiệt sức.

   Như trường hợp gia đình chị Huyền (40 tuổi), có 2 người con, con trai Hải Nam lớp 8 cùng con gái lớp 4. Mong muốn con mình thành tài, để con có ưu thế so với các bạn, vợ chồng chị đã đặt mục tiêu cho các con rất cao. Nam học thêm 6 buổi một tuần các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, và bơi lội, nghệ thuật, tranh biện tiếng Anh vào cuối tuần. Bé lớp 4 được mẹ đặt mục tiêu thi vào trường Trung Học Cơ Sở chất lượng cao, nên cũng học thêm tại trung tâm từ thứ hai đến chủ nhật, bên cạnh các môn kỹ năng.

    Hàng ngày, cứ 5 giờ chiều sau khi tan làm, chị Huyền phải đi hơn 10km từ cơ quan tại Tây Hồ về Mỹ Đình, đến trường đón hai con đi học thêm. Việc di chuyển cả ngày trên đường cộng với áp lực công việc khiến chị Huyền thường xuyên mệt mỏi, kiệt quệ, ăn ít, ngủ kém.

    Chồng chị - anh Toàn cũng kiệt sức vì áp lực trụ cột gia đình. Để lo cho con cuộc sống đủ đầy, chi trả các chi phí học tập của các con, ngoài công việc chính tại một công ty truyền thông, người đàn ông nhận thêm hai "job" khác. Anh thường xuyên phải thức đến 3h sáng để hoàn thành số lượng công việc khổng lồ. Cường độ làm việc cao khiến anh luôn căng thẳng, cáu giận.

   Gần đây, anh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi bản thân mình mất việc thì con cái sẽ đứt gánh tương lai, không còn ưu thế với các bạn, sau này sẽ khó tìm được việc làm tốt, thu nhập cao, cuộc sống ổn định. Đi khám, anh Toàn được chẩn đoán rối loạn lo âu kèm trầm cảm nhẹ, cần uống thuốc và trị liệu tâm lý.

    Cũng coi việc đầu tư giáo dục là mục tiêu tối thượng, chị Minh (36 tuổi, ở Thành phố Hồ Chí Minh) bị rối loạn lo âu vì phải "gồng mình" nuôi ba con nhỏ. Chị đọc các thông tin trên báo rằng tương lai máy móc sẽ thay thế con người, sợ sau này con mình không tìm kiếm được việc làm tốt nếu không có ưu thế so với các bạn cùng trang lứa, chị cùng chồng cố gắng hết sức để con có thể trở thành người tài. Mặc dù thu nhập chỉ ở mức trung bình song vợ chồng chị luôn phải cố gắng cho con học thêm, các lớp kỹ năng.

    Đặc biệt khi thấy những người xung quanh đầu tư mạnh cho con cái khiến chị càng trở nên sốt ruột. Vì vậy, dù thường xuyên stress, ngủ kém, chị Minh vẫn cố gắng nhận thêm nhiều việc để tăng thu nhập, chi trả tiền học cho con. Cuối cùng, áp lực tinh thần kéo dài khiến chị ngày càng mất ngủ, đau đầu, vã mồ hôi, tim đập nhanh.

   

Kiệt sức khi làm cha mẹ

    Căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cha mẹ không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, các căng thẳng sẽ ngày càng kéo dài và trầm trọng hơn, khi đó sẽ xảy ra tình trạng cha mẹ kiệt sức (Parental Burnout) . Nói cách khác cha mẹ kiệt sức là kết quả của sự căng thẳng kinh niên và cảm giác quá tải, khiến cha mẹ dần cảm thấy chán nản với vai trò nuôi dạy con cái của họ.

 

Kiệt sức ở cha mẹ là kết quả của sự căng thẳng kinh niên và cảm giác quá tải.

Kiệt sức ở cha mẹ là kết quả của sự căng thẳng kinh niên và cảm giác quá tải.

 

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và áp lực nuôi con tài giỏi là một trong số đó. Áp lực này một phần xuất phát từ nỗi sợ, rằng nếu không trang bị cho con cái mọi lợi thế có thể, chúng sẽ bị bỏ lại, không thể có được một cuộc sống đủ đầy, nhất là trong bối cảnh máy móc đang dần thay thế con người. Mặt khác, phụ huynh gặp áp lực cả vô hình lẫn hữu hình từ việc so sánh con cái qua mạng xã hội hoặc các định kiến về nuôi con theo chuẩn xã hội.

   Tình trạng kiệt sức ở cha mẹ nếu kéo dài không chỉ phát sinh bệnh tật, gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,... mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc, duy trì mối quan hệ tình cảm, xã hội của chính họ. Bên cạnh đó, sự căng thẳng của cha mẹ còn trực tiếp tác động đến sự phát triển của trẻ.

 

Làm sao để không bị kiệt sức khi chăm con?

   Các chuyên gia khẳng định nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh, cha mẹ phải là người hạnh phúc và khỏe mạnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để hạn chế căng thẳng khi chăm con:

Nhận biết các dấu hiệu căng thẳng phổ biến

   Bạn có thể bị cuốn vào việc chăm sóc con đến mức không nhận ra các triệu chứng căng thẳng điển hình như:

  • Cảm giác tức giận, thất vọng hoặc lo lắng.
  • Thường xuyên đau đầu, đau lưng hoặc cảm lạnh, thậm chí mất ngủ, phải dùng thuốc.
  • Giảm cảm giác vui vẻ, thấy buồn bã, tuyệt vọng, trầm cảm, khóc, mất hứng thú với các hoạt động thông thường.
  • Thiếu quan tâm đến sức khỏe thể chất (ví dụ ăn uống vô độ hoặc bỏ ăn..., không tập thể dục)...

   Bạn nên tự hỏi bản thân xem mình có từng trải qua một hoặc nhiều triệu chứng này không. Trên thực tế, bước đầu tiên để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn là thừa nhận rằng bạn đang bị căng thẳng.

Xác định nguyên nhân gây căng thẳng

   Sau khi nhận diện cảm xúc căng thẳng, bạn sẽ cần phải xác định nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc có quá nhiều thứ phải làm, gia đình bất đồng, không có khả năng nói "không"...

   Ở đây, nguyên nhân gây căng thẳng của các bậc phụ huynh chính là áp lực nuôi con trở thành “thiên tài”.

Phân loại nguồn gây căng thẳng

   Một khi đã xác định được các nguồn gây căng thẳng, bạn có thể sắp xếp các tác nhân gây căng thẳng thành các nhóm để quyết định điều tốt nhất nên làm.

   Ví dụ: Nếu đang chịu áp lực lớn của việc nuôi con tài giỏi thì việc thiết lập kỳ vọng thực tế về việc nuôi dạy con sẽ giúp giảm bớt áp lực và cảm giác thất bại, vì không có ai là cha mẹ hoàn hảo. Đồng thời, bạn hãy giao tiếp cởi mở với con cái, tạo môi trường thoải mái để trẻ khám phá những gì yêu thích.

Tự chăm sóc bản thân

   Điều quan trọng, bạn phải coi chăm sóc sức khỏe của mình là quan trọng nhất, bạn nên:

  • Xây dựng cho mình các thói quen lành mạnh, như ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để kiểm soát căng thẳng.
  • Dành thời gian cho riêng mình: Bên cạnh việc dành thời gian cho con cái thì bạn cần một chút thời gian cho chính mình để hồi phục năng lượng. Lúc này, bạn hãy dành thời gian để làm những việc mình yêu thích, bỏ gánh nặng làm cha, làm mẹ sang một bên.
  • Dùng BoniBrain của Mỹ để kiểm soát căng thẳng. Với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, giúp ngủ ngon.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Việc nuôi dạy con cái không hề là một điều dễ dàng, muốn con hạnh phúc, khỏe mạnh, cha mẹ phải tự chăm sóc bản thân hạnh phúc và khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không nên tạo áp lực quá lớn với bản thân mình, chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất là điều vô cùng quan trọng. Khi có các vấn đề về sức khỏe tinh thần, nên sớm đến các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: áp lực nuôi con
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi