Làm thế nào để đối phó với căng thẳng do mất việc làm và nỗi lo thất nghiệp?

Mục lục [Ẩn]

 

   Cho dù bạn bị sa thải một cách đột ngột hay nằm trong kế hoạch cắt giảm nhân sự được thông báo trước, hoặc buộc phải nghỉ hưu sớm thì mất việc làm, thất nghiệp vẫn là một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất cuộc đời. Bên cạnh sự thiếu hụt rõ ràng về tài chính mà nó gây ra, thất nghiệp cũng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng, các mối quan hệ cũng như sức khỏe tinh thần tổng thể của bạn. Vậy làm thế nào để đối phó với những căng thẳng do mất việc làm, thất nghiệp gây ra?

 

Làm thế nào để đối phó với căng thẳng do mất việc làm và nỗi lo thất nghiệp?

 

Thất nghiệp ảnh hưởng tới cuộc sống bạn như thế nào?

    Công việc không chỉ là cách để chúng ta kiếm sống, mà chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, cũng như cách mà người khác nhìn nhận chúng ta. Ngay cả khi bạn đang không yêu thích công việc của mình, nó vẫn có thể mang lại cho bạn một lối thoát xã hội và mang lại mục đích, ý nghĩa cho cuộc sống của bạn.

    Đột nhiên mất việc và thất nghiệp sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực nếu tình trạng này kéo dài:

  • Áp lực tiền bạc: Nhiều người trên khắp thế giới đã mất việc làm và nguồn thu nhập do bất ổn kinh tế, đại dịch toàn cầu hoặc các lý do khác nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Bạn rất dễ cảm thấy choáng ngợp trước sự không chắc chắn về việc nền kinh tế sẽ phục hồi như thế nào hoặc khi nào bạn sẽ chấm dứt được tình trạng thất nghiệp của mình, bạn phải lo lắng cho những bữa ăn hàng ngày ra sao, những hóa đơn cần thanh toán như thế nào.

Áp lực tiền bạc khiến nhiều người phải vay mượn từ khắp nơi, thậm chí là vay nặng lãi. Điều này khiến cuộc sống của họ vốn đã khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn do không đủ khả năng chi trả lãi suất.

 

Cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?

 

  • Trầm cảm: Đột nhiên mất việc khiến bạn cảm thấy tổn thương, tức giận, và chán nản. Bạn cảm thấy hoài nghi và không ngừng đặt những câu hỏi về năng lực của bản thân mình, lòng tự trọng của bạn bị tổn hại nghiêm trọng do sợ lời chỉ trích, coi thường từ những người xung quanh. Cùng với đó, căng thẳng kéo dài vì áp lực tài chính đang đè nặng lên vai bạn sẽ thúc đẩy sự hình thành của căn bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất mà thất nghiệp gây ra. Chứng bệnh này đặc trưng bởi sự buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất hứng thú với mọi hoạt động thường ngày. Thậm chí nếu áp lực từ thất nghiệp quá lớn, họ có thể xuất hiện những suy nghĩ kết thúc cuộc sống của mình.

  • Những suy nghĩ sai lầm: Tùy thuộc vào hoàn cảnh thất nghiệp của bạn, bạn có thể cảm thấy bị phản bội bởi cấp trên/sếp cũ của mình, bất lực trong định hướng cuộc sống của mình hoặc tự trách bản thân vì một số thiếu sót hoặc sai lầm nào đó trong quá trình làm việc trước đây.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Thất nghiệp khiến bạn cảm thấy tự ti và coi rằng bản thân mình kém cỏi, bạn có xu hướng trốn tránh các cuộc gặp gỡ với mọi người, tự cô lập bản thân hoặc việc trở nên cáu gắt, dễ kích động khiến mọi người xa lánh bạn.

 

Thất nghiệp khiến bạn cảm thấy tự ti trước với người khác

Thất nghiệp khiến bạn cảm thấy tự ti trước với người khác

 

Mặt khác, khi thất nghiệp, áp lực tài chính lớn khiến bạn phải vay mượn từ chính người thân hoặc bạn bè xung quanh. Nhưng do tạm thời chưa có năng lực để trả, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài lảng tránh chính những người vốn rất tin tưởng bạn.

  • Đánh mất bản thân, làm những công việc không chân chính, ví dụ như lừa đảo, cướp bóc, buôn bán chất cấm.

Mặt khác, nhiều người khi rơi vào tình cảnh thất nghiệp cũng có xu hướng lạm dụng rượu, bia, chất kích thích để quên đi nỗi sầu hoặc giết thời gian. Những hành động này sẽ chỉ mang lại sự nhẹ nhõm thoáng qua và về lâu dài sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

 

Làm thế nào để vượt qua căng thẳng do thất nghiệp?

    Nếu bạn đã thử rất nhiều cách khác nhau mà vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng thất nghiệp thì hãy tạm dừng tất cả hoạt động tìm kiếm công việc mới lại, dành một khoảng thời gian để xem xét lại bản thân mình. Dưới đây làm một số bước bạn có thể thử:

 

1. Cho phép bản thân đau buồn

    Đau buồn là một phản ứng tự nhiên đối với sự mất mát, bao gồm cả mất việc làm. Thừa nhận cảm xúc của mình và thách thức những suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp bạn đối phó với sự mất mát và bước tiếp, đừng cố gắng né tránh nỗi đau.

    Đau buồn vì mất việc làm và thích nghi với tình trạng thất nghiệp có thể sẽ mất một chút thời gian. Vì vậy hãy thoải mái với bản thân và đừng cố gắng kìm nén cảm xúc của bạn. Nếu quá đau buồn, đừng cố kìm những giọt nước mắt, nếu quá tức giận, hãy vào một căn phòng kín, la hét và đập phá chăn gối hay làm bất cứ điều gì bạn muốn để giải tỏa toàn bộ cơn giận.

    Trong giai đoạn này, thật khó có thể tránh khỏi những suy nghĩ, hành động hành hạ bản thân. Bạn bắt đầu đổ lỗi, chỉ trích bản thân vì thất nghiệp, bạn có thể suy nghĩ “Tôi là một kẻ thất bại”. Đây là lúc mà những suy nghĩ sai lệch dễ dàng gây tổn hại đến bạn nhất và dẫn đến tâm trạng tiêu cực. Thay vào đó, bạn rất cần sự tự tin của mình trong hành trình tìm kiếm một công việc mới. Hãy thách thức mọi suy nghĩ tiêu cực đi qua đầu bạn, hãy tự nhủ với mình rằng “Tôi mất việc không phải vì tôi kém cỏi mà đơn giản là tôi không còn phù hợp với công việc đó nữa”.

 

2. Nhìn nhận lại bản thân

    Cảm giác mà mất việc tạo ra sẽ dễ dàng chấp nhận hơn nếu chúng ta có thể tìm thấy một bài học rút ra từ sự mất mát này. Hãy coi tình trạng thất nghiệp như một cơ hội để suy nghĩ về toàn bộ hành trình của bạn ở công ty cũ, những gì bạn mong đợi trong cuộc sống và suy nghĩ lại các ưu tiên nghề nghiệp của bạn.

    Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý do vì sao mình thất nghiệp.

  • Nếu nguyên nhân là do năng lực của bạn không đáp được yêu cầu của những nơi mà bạn xin việc thì cố gắng học tập, trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết. Học tập không chỉ giúp nâng cao năng lực mà còn là biện pháp tạo động lực cho bản thân hiệu quả để đánh bại những cảm xúc tiêu cực.
  • Thay đổi thái độ làm việc: Đôi khi thất nghiệp không phải chỉ là do năng lực không đủ, mà nó còn tới từ thái độ làm việc. Trên thực tế, thái độ là yếu tố được đánh giá còn cao hơn cả trình độ. Một người có thể không quá xuất sắc nhưng có một thái độ biết lắng nghe, có tinh thần cầu tiến sẽ luôn nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao bởi cấp trên.

 

Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý do vì sao mình thất nghiệp.

 

Chính vì vậy, bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn, nhà tuyển dụng luôn đưa ra những câu hỏi tình huống để đánh giá kỹ năng mềm và thái độ của ứng viên. Những người thể hiện cái tôi quá lớn, thái độ không đúng mực và thiếu kỹ năng phỏng vấn sẽ phải đối mặt với thất nghiệp.

 

3. Đừng thu mình

    Phản ứng tự nhiên của bạn vào thời điểm khó khăn này đó là rút lui khỏi bạn bè và gia đình vì xấu hổ hoặc bối rối. Nhưng đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của người khác khi bạn phải đối mặt với sự căng thẳng của mất việc làm và thất nghiệp. Tiếp xúc xã hội là liều thuốc giải độc tự nhiên cho căng thẳng. Không có gì có thể giúp xoa dịu tâm trạng của bạn tốt hơn là nói chuyện trực tiếp với một người biết lắng nghe.

    Người nói chuyện với bạn không nhất thiết phải là người có khả năng đưa ra giải pháp, đôi khi chỉ cần một người lắng nghe chăm chú câu chuyện của bạn mà không đưa ra bất kỳ một phán xét nào. Hoặc cũng có thể, người mà bạn tin tưởng sẽ đưa ra cho bạn một lời khuyên hữu ích cho quá trình tìm kiếm việc làm của bạn.

    Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới một mình bạn mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình, vì vậy đừng cố gánh vác vấn đề của bạn một mình. Giữ bí mật về việc mất việc làm sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Sự hỗ trợ từ gia đình có thể giúp bạn giảm bớt gánh nặng tâm lý, tiền bạc trong thời điểm khó khăn này.

 

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

    Với những người mà thất nghiệp đã hành hạ họ tới mức có nguy cơ trầm cảm thì tốt nhất nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia trị liệu tâm lý. Một khi tâm lý còn tiêu cực, còn thiếu tự tin thì sẽ cơ hội nghề nghiệp sẽ không đến với bạn.

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

   Hầu như bất cứ ai trên con đường trưởng thành đều đã từng ít nhất một lần trải qua cảm giác stress vì mất việc, thất nghiệp. Thực tế thì thất nghiệp không quá đáng sợ như chúng ta nghĩ, quan trọng là chúng ta có rút ra được sợi dây kinh nghiệm sau mỗi lần như vậy hay không. Hãy áp dụng những lời khuyên trên đây, chúc các bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm vì nợ nần: Những lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua!

Khi bị trầm cảm vì nợ nần, bạn hãy chia sẻ với người thân, lập kế hoạch trả nợ và chi tiêu tiết kiệm… để nhanh chóng vượt qua tình trạng này.

Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

Mất đi người mình yêu thương có lẽ là nỗi đau đớn lớn nhất mà bạn từng phải chịu đựng. Bạn có thể sẽ trải qua những cảm xúc mãnh liệt từ buồn đau, trống rỗng, tuyệt vọng, cảm thấy tội lỗi, hối tiếc, tức giận trước nguyên nhân cái chết của người thân và khó chấp nhận sự thật là người đó thực sự đã ra đi.

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Bạn cần làm gì để thoát kh-ỏi tình trạng stress sau khi thất nghiệp?

Cách để thoát khỏi tình trạng stress sau khi thất nghiệp là: Suy nghĩ thấu đáo về lý do thất nghiệp, giữ bản thân bận rộn, tìm kiếm công việc…

Cần làm gì để thoát kh-ỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?

Những việc cần làm để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc là phát triển bản thân, lên kế hoạch kiểm soát tài chính và duy trì các mối quan hệ tốt.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi