Rối loạn ác mộng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

    Ác mộng là những giấc mơ gây cảm giác tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng hoặc sợ hãi. Đây là một hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, rối loạn ác mộng lại là một vấn đề nguy hiểm, nó khiến bạn liên tục có những giấc mơ đáng sợ, làm gián đoạn và suy giảm chất lượng giấc ngủ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

 

Rối loạn ác mộng.

Rối loạn ác mộng.

 

Rối loạn ác mộng là gì?

   Rối loạn ác mộng là tình trạng các cơn ác mộng xảy ra một cách thường xuyên, gây lo lắng, làm gián đoạn giấc ngủ, tạo cảm giác sợ hãi khi đi ngủ và khiến cho các hoạt động ban ngày trở nên khó khăn.

  Theo định nghĩa trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5), rối loạn ác mộng được định nghĩa là những lần thức giấc lặp đi lặp lại kèm theo sự nhớ lại những giấc mơ đáng sợ.

   Các tiêu chí xác định rối loạn ác mộng là:

  • Những giấc mơ kéo dài, lặp đi lặp lại, khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và ghi nhớ rõ ràng. Thường liên quan đến nỗ lực tránh khỏi các mối đe dọa đối với sự sống còn, an ninh,... ( bị ngã, bị mắc kẹt, bị rượt đuổi,...) . Những cơn ác mộng thường xảy ra vào nửa sau của giai đoạn ngủ lớn.
  • Khi thức dậy khỏi cơn ác mộng, người bệnh nhanh chóng trở nên tỉnh táo.
  • Các triệu chứng bệnh khiến người bệnh cảm thấy đau khổ, ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ xã hội và các lĩnh vực khác.
  • Các triệu chứng bệnh không phải do tác dụng phụ của thuốc hoặc lạm dụng thuốc.
  • Những cơn ác mộng không thể được chẩn đoán là rối loạn tâm thần khác (chẳng hạn như mê sảng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương) hoặc tình trạng bệnh lý.

   Ngoài ra, rối loạn ác mộng được phân loại theo:

  • Thời gian: Cấp tính (dưới 1 tháng), bán cấp tính (1 – 6 tháng), mãn tính (hơn 6 tháng).
  • Theo tần suất: Nhẹ (ít hơn một lần một tuần), trung bình (nhiều lần một tuần), nặng (hàng đêm).

 

Triệu chứng của rối loạn ác mộng

   So với ác mộng thông thường, các triệu chứng của rối loạn giấc mộng sẽ biểu hiện một cách rõ ràng và thường xuyên hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

  • Những cơn ác mộng xuất hiện thường xuyên và liên tục, có thể xảy ra nhiều lần trong cùng một giấc ngủ.
  • Người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi cả ngày lẫn đêm và luôn có cảm giác bất an, lo sợ rằng sẽ mơ thấy ác mộng khi ngủ. Do đó, một số người hình thành nỗi sợ giấc ngủ, sợ bóng tối.
  • Người bệnh có xu hướng ngủ ngày, cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Bệnh nhân liên tục suy nghĩ và liên tưởng đến những hình ảnh, tình huống đã gặp trong giấc mơ.
  • Người bệnh bị suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất làm việc, học tập.
  • Kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân bị hạn chế gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
  • Người bệnh có thể bị rối loạn hành vi có liên quan đến giấc ngủ.

 

Người bệnh có xu hướng ngủ ngày, mệt mỏi.

Người bệnh có xu hướng ngủ ngày, mệt mỏi.

 

Nguyên nhân gây ra rối loạn ác mộng

Căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài

   Căng thẳng, stress thường là nguyên nhân khiến chúng ta dễ gặp phải ác mộng. Nếu chúng ta bị căng thẳng, stress kéo dài dai dẳng sẽ rất dễ bị rối loạn ác mộng. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, chúng ta phải đối diện với rất nhiều yếu tố gây áp lực, lo lắng như vấn đề công việc, tài chính, gia đình, các mối quan hệ,...

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

   Những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn PTSD có nguy cơ bị rối loạn ác mộng rất cao. Người bệnh liên tục suy nghĩ, hồi tưởng lại những sự kiện gây sang chấn trong quá khứ như một tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc sự kiện đau thương khác.

Thuốc

   Một số loại thuốc có thể khiến bệnh nhân gặp ác mộng là:

   Ngoài ra, việc lạm dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, ma túy, thuốc lá cũng có thể gây ra ác mộng.

   Bệnh nhân bị ác mộng kéo dài rất dễ dẫn đến rối loạn ác mộng.

Các bệnh lý khác

  Một số bệnh lý có thể dẫn đến rối loạn ác mộng, như:

  • Trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc các rối loạn tâm thần khác.
  • Các bệnh lý nghiêm trọng, khiến bệnh nhân lo lắng, sợ hãi như bệnh tim, ung thư,...
  • Các rối loạn giấc ngủ khác.

Yếu tố khác

   Ngoài các nguyên nhân thường gặp kể trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn ác mộng:

  • Tiền sử gia đình bị rối loạn ác mộng hoặc mộng du.
  • Những cơn ác mộng có thể xảy ra thường xuyên hơn khi mang thai.
  • Đối với một số người, đọc sách hoặc xem những bộ phim đáng sợ, nhất là trước khi ngủ cũng có thể dẫn đến những cơn ác mộng.

 

Những bộ phim kinh dị cũng là một yếu tố nguy cơ.

Những bộ phim kinh dị cũng là một yếu tố nguy cơ.

 

Cách điều trị rối loạn ác mộng, lấy lại giấc ngủ ngon

Điều trị y tế

   Sau khi chẩn đoán đúng bệnh nhân bị rối loạn ác mộng, bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp như:

  • Trị liệu tâm lý: Nếu rối loạn ác mộng đến từ các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu thì bệnh nhân sẽ được ưu tiên sử dụng các liệu pháp tâm lý. Theo đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn để gỡ bỏ các nút thắt trong lòng, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi tiêu cực. Ngoài ra, chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn người bệnh thư giãn để nâng cao giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn.
  • Liệu pháp tập dượt hình ảnh: Thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị rối loạn ác mộng do PTSD.  Liệu pháp này sẽ giúp bạn không cảm thấy lo sợ, hoảng loạn sau khi tỉnh giấc. Cách làm này có thể làm giảm tần suất gặp ác mộng.
  • Thuốc: Thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị rối loạn ác mộng, trừ trường hợp bệnh nhân bị rối loạn ác mộng do PTSD.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn

   Việc thay đổi lối sống cũng giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm thiểu tình trạng gặp ác mộng. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy cùng một khung giờ, kể cả ngày nghỉ. Việc này sẽ giúp bạn có được đồng hồ sinh học hợp lý, tránh tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Thư giãn trước khi ngủ để giúp cơ thể thả lỏng, đầu óc và tâm trí được thoải mái. Bạn có thể nghe nhạc, hít thở sâu, thiền định, yoga trước lúc ngủ.
  • Giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, tránh ánh sáng và có nhiệt độ phù hợp; sử dụng các loại chăn gối mềm, thoải mái; giữ phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ.
  • Chú ý nhiều hơn về chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho sức khỏe và giấc ngủ.
  • Tránh sử dụng những chất kích thích như nước chè, cafe, rượu, bia, đặc biệt là những lúc gần giờ đi ngủ.
  • Tự trấn an bản thân sau khi gặp ác mộng: Bạn hãy nói với  bản thân rằng những cơn ác mộng này là hoàn toàn không có thật, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về nó.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh căng thẳng, lo lắng. Bạn nên tham khảo phương pháp chánh niệm hoặc các cơ chế ứng phó.
  • Chủ động chia sẻ với người thân, bạn bè nhiều hơn, đặc biệt là những lúc mệt mỏi, căng thẳng, áp lực.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain là sản phẩm có các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, các acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Từ đó, sản phẩm giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonindopamin, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi và tránh nguy cơ bị rối loạn ác mộng.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về rối loạn giấc mộng. Tuy rằng, chứng rối loạn này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người nhưng nó tác động tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày của bạn. Chính vì thế bạn cần nhanh chóng can thiệp càng sớm càng tốt để chất lượng giấc ngủ được nâng cao, cải thiện tốt cuộc sống.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi