Mục lục [Ẩn]
Bạn đã bao giờ cảm thấy không muốn đi làm vào buổi sáng ngủ dậy chưa? Bạn thấy công việc mình đang làm thật mệt mỏi, buồn chán? Bạn đã mất tập trung trong công việc chưa? Những dấu hiệu cạn kiệt năng lượng khi đi làm, mất hết hứng thú với công việc là triệu chứng của Hội chứng Burnout. Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về hội chứng này nhé!
Hội chứng Burnout là gì?
Hội chứng Burnout là gì?
Hội chứng Burnout (Burnout syndrome) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng kiệt sức, mệt mỏi và mất hoàn toàn hứng thú trong công việc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), burnout là một hiện tượng nghề nghiệp, xảy ra do bị căng thẳng kéo dài ở nơi làm việc mà không được kiểm soát tốt. WHO nhấn mạnh hội chứng Burnout là hiện tượng chỉ liên quan đến nghề nghiệp chứ không được dùng cho tình trạng tương tự trong các lĩnh vực khác về đời sống.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Burnout
Các yếu tố có thể dẫn đến hội chứng Burnout là:
Không cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Sự mất cân bằng - tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống - xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau.
Mất nhiều thời gian cho công việc đồng nghĩa với việc không có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Dần dần, sức khỏe thể chất và tinh thần suy kiệt gây mệt mỏi, kiệt quệ và chán nản cùng cực.
Những người làm các công việc không có thời gian ổn định và thời gian làm việc quá nhiều như nhân viên y tế, nhân viên cứu hỏa,… sẽ có nhiều khả năng phát triển hội chứng Burnout.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?
Môi trường làm việc độc hại
Nhiều người cảm thấy stress và “Burnout” do môi trường làm việc độc hại. Vì môi trường độc hại nên việc nhận được sự hỗ trợ của mọi người xung quanh cũng là điều khó có thể xảy ra. Dần dần cơ thể sẽ rơi vào trạng thái chán nản và cạn kiệt năng lượng. Các yếu tố môi trường làm việc độc hại có thể kể đến là:
- Đồng nghiệp không hòa đồng.
- Sếp luôn đưa ra những quy tắc làm việc khó khăn; phạt nhiều, áp đặt.
- Thường xuyên bị khách hàng la mắng, coi thường.
Xu hướng tính cách
Những người có tính cách cầu toàn, đòi hỏi sự hoàn hảo thường dễ bị hội chứng Burnout. Cụ thể, những người này luôn mong muốn sự hoàn hảo, đặt mục tiêu rất cao. Nếu không đạt được kết quả họ mong muốn, họ thường rất dễ rơi vào trạng thái hụt hẫng, không còn tin tưởng vào bản thân mình. Họ rất dễ bị căng thẳng, cạn kiệt năng lượng sau mỗi lần thất bại vì họ đã dốc toàn lực để hoàn thành công việc trước đó.
Chế độ sinh hoạt kém khoa học
Chế độ sinh hoạt kém khoa học khiến sức khỏe và tinh thần suy giảm, dễ bị cạn kiệt năng lượng và “Burnout” hơn. Một số chế độ sinh hoạt kém khoa học là:
- Thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm để hoàn thành công việc.
- Phải di chuyển đi quá xa.
- Không ăn uống khoa học.
- Thiếu tập luyện thể dục thể thao.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Ngoài những nguyên nhân trên, hội chứng Burnout còn có thể xảy ra do:
- Thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên.
- Nhiệm vụ trong công việc không rõ ràng dẫn đến tình trạng thường xuyên phải giải quyết các công việc không phù hợp với năng lực.
- Làm công việc bản thân không yêu thích,…
- Thường xuyên tiếp xúc với các công việc nguy hiểm như lính cứu hỏa,...
- Chế độ thưởng – phạt không phù hợp với năng lực.
Lính cứu hỏa là đối tượng dễ bị hội chứng Burnout.
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng Burnout
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng Burnout được biểu hiện theo ba khía cạnh sau:
- Kiệt sức về cảm xúc: Họ cảm thấy mệt mỏi, hoang mang, uể oải, căng thẳng, tiêu cực quá mức khi nghĩ về công việc. Sau mỗi ngày làm việc, họ chỉ muốn nằm trên giường bất động và cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến ngày mai phải đi làm. Ngoài ra, họ thường xuyên cáu kỉnh, dễ tức giận, mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
- Hoài nghi: Người bị hội chứng Burnout có xu hướng hoài nghi người khác và chính bản thân mình. Cụ thể, họ hoài nghi về khả năng làm việc của mình, nghi ngờ những người đồng nghiệp làm giảm hiệu suất công việc của mình hay khách hàng làm công việc của họ thêm khó khăn và căng thẳng.
- Làm việc không hiệu quả: Họ có xu hướng giảm sự sáng tạo, giảm sự tập trung khiến hiệu suất công việc của họ bị giảm đáng kể, điều này khiến họ lại càng thất vọng và kiệt sức hơn.
Ngoài ra, những người mắc hội chứng Burnout còn có một số dấu hiệu về thể chất sau:
- Cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, uể oải như không còn sức lực.
- Thói quen ăn uống thay đổi, tăng hoặc giảm cân bất thường.
- Sức đề kháng kém, dễ bị ốm hơn bình thường.
- Đau đầu, choáng đầu
- Thiếu ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa, huyết áp, tim mạch..
Một số người có xu hướng sử dụng các chất kích thích để giải tỏa áp lực, lo lắng nhưng sau đó lại càng căng thẳng, stress nhiều hơn.
Cách vượt qua hội chứng Burnout
Sự kiệt quệ xảy ra thường do bạn không biết cách loại bỏ những năng lượng tiêu cực và hấp thu lại những năng lượng tích cực. Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe những khó khăn trong tâm trí, những mâu thuẫn trong cảm xúc mà bạn đang phải tự đấu tranh mỗi ngày. Họ sẽ giúp bạn gỡ bỏ các vướng mắc mà bạn gặp phải, chỉ ra ảnh hưởng của các suy nghĩ tiêu cực, đồng thời hướng dẫn bạn cách thay thế các suy nghĩ tiêu cực ấy bằng các suy nghĩ tích cực hơn.
Ngoài ra, bạn sẽ biết cách đối phó với các áp lực công việc, các biện pháp đối phó với căng thẳng như chánh niệm, các cơ chế ứng phó,...
Trị liệu tâm lý giúp bạn biết cách đối phó với áp lực công việc.
Dùng thuốc
Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thể chất như mất ngủ, đau nửa đầu, cao huyết áp hay các vấn đề về dạ dày.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác vì có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn, chẳng hạn như bị phụ thuộc vào thuốc, rối loạn giấc ngủ.
Điều chỉnh công việc
Hội chứng Burnout là hiện tượng chỉ xảy ra trong công việc nên cách tốt nhất để giải quyết chính là sắp xếp, điều chỉnh công việc một cách phù hợp với bản thân hơn. Một số lưu ý dành cho bạn là:
- Thay đổi cách nhìn nhận về công việc: Không có công việc nào mà không có áp lực, bạn nên nhìn nhận vào mặt tích cực của công việc mình đang làm, chẳng hạn như có thu nhập tốt, có thể gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người,...
- Cân đối công việc - cuộc sống: Bên cạnh thời gian làm việc bạn cũng cần dành thời gian để nghỉ ngơi phục hồi lại năng lượng.
- Giảm tải khối lượng công việc: Nếu bạn cảm thấy quá sức với khối lượng công việc hiện tại thì nên trao đổi lại với sếp để được điều chỉnh phù hợp hơn.
- Kết bạn tại nơi làm việc: Những người mắc hội chứng Burnout nên kết bạn với những người tích cực tại nơi làm việc. Việc này sẽ giúp bạn vừa có thể chia sẻ, vừa tìm được lời khuyên để phát triển công việc một cách tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu môi trường của bạn quá độc hại thì bạn có thể cân nhắc nghỉ việc.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống là:
- Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày, nên đi ngủ sớm trước 11h để tinh thần luôn tỉnh táo và khỏe mạnh
- Duy trì thói quen lập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất, tự tạo ra các năng lượng tích cực.
- Học các cơ chế ứng phó như thiền, yoga,... để đối mặt với căng thẳng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường rau xanh và các loại trái cây, hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh không đủ chất.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cảm thấy bản thân quá mệt mỏi, bạn nên tìm đến những người có kinh nghiệm, thành công để có thể có những lời khuyên hữu ích hơn.
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp tăng hormone hạnh phúc serotonin, dopamine, giúp giải tỏa tâm trạng, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn, giảm bớt sự căng thẳng, kiệt sức trong công việc.
BoniBrain từ Mỹ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng, kiệt sức.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng Burnout. Hội chứng này có thể gặp ở bất cứ người trưởng thành nào nhưng rất ít người kịp thời khắc phục. Bạn hãy luôn yêu thương, coi trọng sức khỏe của chính mình, tìm cho mình những công việc thật sự yêu thích. Nếu bạn có gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666, bạn nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập