Làm sao để chia sẻ nỗi buồn mà không ảnh hưởng tiêu cực đến người khác?

Mục lục [Ẩn]

 

   “Nỗi buồn san sẻ sẽ chia vơi” - Chúng ta thường được khuyên rằng hãy chia sẻ tâm sự với những người mình tin tưởng khi gặp những vấn đề tiêu cực để cảm thấy nhẹ lòng hơn. Điều này là đúng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách chia sẻ phù hợp, sự tâm sự của bạn rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến người khác, khiến họ bị cuốn theo những cảm xúc tiêu cực của mình. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chia sẻ nỗi lòng mà không gây ảnh hưởng đến người khác? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!

 

Chia sẻ cảm xúc thế nào để không ảnh hưởng đến người khác?

Chia sẻ cảm xúc thế nào để không ảnh hưởng đến người khác?

 

Khi nào việc chia sẻ nỗi buồn của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới người khác?

   Hãy tưởng tượng, bạn đang có một ngày tồi tệ với một loạt những sự kiện xui xẻo nối tiếp nhau: Đi làm tắc đường, bạn chấm công muộn, mua phải một bữa trưa không ra gì, bị sếp mắng,...  Những sự kiện trên khiến bạn ngày càng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu. Những cảm xúc tiêu cực này cứ dồn nén và tích tụ trong lòng, bạn cần một người để chia sẻ nó.

   Thế là bạn tóm lấy một ai đó, có thể là bạn cùng phòng, người thân hoặc một ai đó bạn tin tưởng để “xả” những cảm xúc tiêu cực này. Người ấy chỉ được im lặng lắng nghe, không được nói chen vào hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân. Việc phải chịu đựng, làm “túi trút giận” của bạn khiến họ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và khó chịu. Hành động này còn được gọi là Trauma dumping.

   Trauma dumping là thuật ngữ chỉ những cuộc trò chuyện một chiều, khi mà có một ai đó “xả” những nỗi buồn, nỗi uất giận, các cảm xúc tiêu cực một cách quá đà lên người nghe mà không cho họ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Điều này khiến những cảm xúc tiêu cực của người nói thành gánh nặng cho người nghe.

 

Dấu hiệu nhận biết cách chia sẻ của bạn có thể gây ảnh hưởng đến người nghe?

   Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc đơn phương “trút bỏ” cảm xúc lên người khác với việc chia sẻ cảm xúc thông thường (còn được gọi là emotional venting). Việc chia sẻ cảm xúc sẽ diễn ra một cách lành mạnh nếu như người chia sẻ để ý đến cả cảm xúc của người nghe, còn người nghe sẽ hỗ trợ người chia sẻ bằng cách đồng cảm, đưa ra phản hồi và các lời khuyên hữu ích trong trạng thái hỗ trợ.

   Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang đơn phương “xả” những cảm xúc tiêu cực vào người khác:

  • Không quan tâm đến cảm xúc của đối phương: Trong cuộc đối thoại, bạn chỉ đơn giản là muốn xả những cảm xúc tiêu cực càng sớm càng tốt mà không quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của người nghe. Bạn vô tư thể hiện cảm xúc của mình mà không cho đối phương thời gian chuẩn bị tâm lý.
  • Bạn cứ lặp đi lặp lại về những sự kiện đã xảy ra, những cảm xúc tiêu cực của bản thân với mong muốn nhận được sự đồng tình chứ không phải muốn tìm kiếm giải pháp. Điều này khiến người nghe cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì phải tiếp thu quá nhiều điều tiêu cực một cách dồn dập.
  • Không muốn nghe ý kiến, quan điểm của đối phương: Bạn chỉ đơn giản là tìm nơi trút giận, tìm nơi để xả những cảm xúc tiêu cực chứ không hướng đến việc tìm giải pháp cho những vấn đề mình đang gặp phải. Do đó, bạn không muốn nghe ý kiến, quan điểm của đối phương về những vấn đề, câu chuyện bản thân đang nói đến. Điều này khiến người nghe phải chịu đựng lời ca thán trong thời gian dài mà không thể nào phản ứng lại.
  • Bạn tạo ra mối quan hệ một chiều, tức là chỉ có mình bạn chia sẻ nỗi lòng và rất hiếm khi nghe người còn lại nói về cuộc sống của họ. Bạn cũng không chủ động hỏi thăm người kia, không quan tâm đến cảm xúc của người kia và không cho họ cơ hội nhận những lời khuyên từ bạn.

 

Việc chia sẻ một cách “xối xả” có thể khiến người nghe vô cùng mệt mỏi.

Việc chia sẻ một cách “xối xả” có thể khiến người nghe vô cùng mệt mỏi.

 

Vậy làm sao để chia sẻ nỗi lòng mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác?

   Việc chia sẻ cảm xúc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn. Thế nhưng, đừng vì vậy mà e dè khi muốn tâm sự cùng những người thân yêu. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn để chia sẻ một cách hiệu quả hơn mà không khiến người khác cảm thấy mệt mỏi:

Luyện tập tự nhận thức

   Khi chia sẻ nỗi lòng, ta thường có xu hướng chỉ chú tâm  vào câu chuyện của mình và quên mất xung quanh. Để tránh tình huống này, bạn nên luyện tập tự nhận thức.

    Bạn có thể luyện tập bằng cách trả lời câu hỏi:

  • Mình đang tìm kiếm điều gì khi chia sẻ cảm xúc với người khác?
  • Có cách nào để nhận ra người nghe đang cảm thấy khó chịu không?
  • Mình có đang phàn nàn nhiều quá mà quên đi mất việc lắng nghe người còn lại?

   Nhận thức được những điều này sẽ giúp bạn để ý hơn đến hoàn cảnh giao tiếp và tránh việc người nghe bị “choáng” trước câu chuyện của bạn. Bạn hãy đảm bảo rằng có những khoảng nghỉ trong lúc “xả" cảm xúc để người nghe tiếp nhận thông tin và có cơ hội chia sẻ.

Nhận ra việc trút nỗi lòng ảnh hưởng đến người khác ra sao

   Việc nghe những điều tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của một người nếu họ chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng. Điều này không có nghĩa là bạn nên kìm nén cảm xúc bên trong mình. Thay vào đó, trước khi tâm sự, bạn hãy hỏi thăm trước người kia rằng hôm nay cảm xúc của họ có ổn không, họ có sẵn sàng để nghe những điều bạn chuẩn bị nhắc đến không.

Chú ý đến biểu hiện của đối phương

   Câu chuyện của bạn có thể gợi lên những kỷ niệm không mấy vui vẻ hoặc vết thương lòng của đối phương, điều này khiến tâm trạng của họ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, họ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi những cảm xúc tiêu cực của bạn ảnh hưởng đến tâm trạng của họ. Lúc này, bạn hãy cố gắng chú ý tới cảm xúc của đối phương, biết cách dừng lại đúng lúc, hoặc gợi cho người nghe nói về những vấn đề của bản thân.

 

Hãy chú ý đến biểu hiện của đối phương trong lúc chia sẻ.

Hãy chú ý đến biểu hiện của đối phương trong lúc chia sẻ.

 

Tìm cách giải quyết vấn đề

   Thay vì trút hết sự bực tức của bản thân lên người nghe mà không cho họ cơ hội phản hồi, bạn có thể xin họ lời khuyên để tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ: Nếu bạn bị sếp mắng vì một vấn đề nào đó, thay vì việc cằn nhằn về vấn đề này, bạn có thể hỏi đồng nghiệp để có biện pháp làm tốt hơn để không bị mắng nữa. Những kinh nghiệm từ người đối diện có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được biện pháp chia sẻ tâm sự của bản thân mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Việc chia sẻ đúng cách sẽ giúp bạn giữ gìn được các mối quan hệ tốt đẹp. Nếu còn điều gì cần chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: chia sẻ cảm xúc
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi