Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì? Làm cách nào để phục hồi?

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ có lúc phải trải qua những sự kiện quan trọng, ập đến bất ngờ. Đây có thể là những sự kiện mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc như: đám cưới, đoàn tụ với người thân,...

    Tuy nhiên, một số sự kiện có thể để lại những ký ức kinh khủng, gây sang chấn tâm lý, sợ hãi kéo dài. Đây chính là đặc điểm cơ bản của rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì? Làm cách nào để phục hồi?

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì? Làm cách nào để phục hồi?

 

Sang chấn tâm lý là gì? Điều gì có thể gây ra sang chấn tâm lý?

   Theo hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), sang chấn tâm lý là phản ứng của một người trước một sự kiện gây căng thẳng, sợ hãi dữ dội, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng.

   Những sự kiện có thể để lại sang chấn tâm lý là:

  • Bị bạo hành về tinh thần và thể chất như: Đánh đập, sỉ nhục,...
  • Bị lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục.
  • Trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương như: Tai nạn thảm khốc, thiên tai, thảm họa thiên nhiên hoặc do con người tạo ra,...
  • Mất người thân, chia ly, đổ vỡ trong các mối quan hệ.
  • Bị bỏ rơi, chối bỏ, bị cô lập, tẩy chay.

 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì?

   Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Post - traumatic stress disorder - PTSD) là một dạng của rối loạn lo âu. Tình trạng này còn được gọi với nhiều cái tên khác như: “Sốc vỏ đạn” (shell shock) hoặc “Hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh” (Battle fatigue syndrome).

    Những cái tên này bắt nguồn từ việc PTSD được bắt gặp rất nhiều ở những cựu quân nhân sau khi trải qua những giai đoạn thảm khốc của cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2.

    Hiện nay, rối loạn căng thẳng sau sang chấn được dùng để chỉ hậu quả lâu dài trên tâm lý do từng chứng kiến, hay trải qua các sự kiện đau thương gây ra nỗi sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng. Những hậu quả này có thể chỉ xảy ra trong 1 thời gian, nhưng cũng có thể kéo dài suốt đời.

   Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh không có sự chênh lệch nhiều về chủng tộc, hay quốc tịch. Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới.

 

 Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được thấy ở quân nhân trở về sau chiến tranh

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được thấy ở quân nhân trở về sau chiến tranh

 

Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn

   Triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn tương đối đa dạng. Mỗi người khi gặp phải các chấn thương tâm lý khác nhau, cũng sẽ có các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nhìn chung, các triệu chứng của PTSD được chia thành 4 nhóm sau:

Hồi tưởng các ký ức

  • Các ký ức đau buồn luôn xuất hiện lặp đi lặp lại trong tâm trí, và người bệnh không thể kiểm soát được chúng.
  • Thường xuyên gặp các giấc mơ, ác mộng về những trải nghiệm tồi tệ, kinh khủng trong quá khứ.
  • Người bệnh có cảm giác sự việc đang được tái hiện ở ngay trước mắt, khiến họ có những suy nghĩ và cảm xúc dữ dội.
  • Cảm giác đau khổ bùng phát trước những tình huống gợi nhắc đến sự kiện khủng khiếp đã trải qua.
  • Trẻ nhỏ có thể tái hiện các sự kiện này thông qua các trò chơi.

Phản ứng tránh né

  • Người bệnh luôn tìm cách lảng tránh, khi các sự kiện đau buồn được nhắc đến.
  • Có xu hướng tránh tiếp xúc với những người, hoạt động, đồ vật và địa điểm gợi nhớ đến sự kiện gây ám ảnh.
  • Có thể phản ứng quá khích khi ai đó yêu cầu diễn tả lại sự kiện, và cảm xúc của bản thân trong thời điểm đó.

Thay đổi về nhận thức và tâm trạng

  • Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, cũng như người xung quanh và thế giới.
  • Cảm thấy vô vọng, bi quan về tương lai.
  • Suy nghĩ sai lệch về nguyên nhân và hậu quả của sự kiện gây sang chấn, dẫn đến việc đổ lỗi cho bản thân, hoặc những người xung quanh.
  • Có thể cảm thấy tội lỗi, tức giận, xấu hổ, kinh hoàng và sợ hãi tột độ.
  • Tách biệt khỏi bạn bè, gia đình và những người xung quanh.
  • Suy giảm trí nhớ, hoặc mất một đoạn ký ức liên quan đến sự kiện gây sang chấn.
  • Giảm sự quan tâm và hứng thú với những hoạt động, sở thích trước đây.
  • Cảm thấy lạc lõng, cô đơn, rất khó khăn khi duy trì mối quan hệ thân thiết với người khác.

 

Người bệnh có suy nghĩ vô vọng và bi quan

Người bệnh có suy nghĩ vô vọng và bi quan

 

Thay đổi về phản ứng thể chất và cảm xúc

  • Luôn có tâm thế đề phòng, nghi ngờ với mọi thứ xung quanh, dù cho chúng không có sự đe dọa nào.
  • Dễ sợ hãi và giật mình, khó tập trung, khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc do gặp ác mộng.
  • Dễ bộc phát sự tức giận và có những hành vi hung hăng, quá khích, bốc đồng.
  • Có những hành vi hủy hoại bản thân như: Lạm dụng rượu bia, tự giật tóc, cấu véo hay rạch tay, rạch chân, tuyệt thực,...

 

Làm cách nào để giúp người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn phục hồi?

   Các phương pháp được sử dụng để giúp người bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường gồm có:

Trị liệu tâm lý

    Đây là liệu pháp cơ bản được sử dụng để tiếp cận và xử lý khủng hoảng tinh thần cho những người bị sang chấn tâm lý. Mục tiêu là điều chỉnh cảm xúc, tư duy, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Theo đó, người bệnh được rèn luyện các kỹ năng để giải quyết khó khăn, và đối phó với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

     Các liệu pháp được sử dụng có thể kể đến là:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức CBT: Người bệnh sẽ được tư vấn để nhận ra rằng, những suy nghĩ tiêu cực, sai lệch là nguồn cơn của những phiền toái, rắc rối trong cuộc sống, từ đó thay đổi theo hướng tích cực hơn.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Đây là một kỹ thuật giúp người bệnh đối mặt với những sự kiện, tình huống gây sang chấn, từ đó học được cách đối phó. Tình huống có thể được dựng lên trong hoàn cảnh thực tế, hoặc thông qua việc thôi miên.
  • Liệu pháp giải mẫn cảm và tái xử lý cử động mắt - EMDR: Được sử dụng trong điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn mức độ nhẹ và trung bình. Liệu pháp giúp người bệnh xử lý được những ký ức, từ đó cảm thấy bớt choáng ngợp, hay đau khổ hơn khi nghĩ về chúng.

 

Liệu pháp EMDR để điều trị cho người bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Liệu pháp EMDR để điều trị cho người bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn

 

Sử dụng thuốc

    Người bệnh có thể phải sử dụng một số thuốc điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm. Các thuốc này sẽ có một số tác dụng phụ nhất định, nên bạn cần phải sử dụng theo liệu trình, và liên hệ với các chuyên gia nếu như gặp các vấn đề không mong muốn.

Duy trì lối sống tích cực

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế làm việc căng thẳng.
  • Sử dụng sản phẩm giúp làm tăng hormon hạnh phúc serotonin và dopamin như BoniBrain sẽ giúp người bệnh điều chỉnh tâm trạng tốt hơn, dần dần thấy yêu đời, hạnh phúc hơn.
  • Học cách chia sẻ suy nghĩ, tâm tư với người thân và bạn bè.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về rối loạn căng thẳng sau sang chấn, cũng như cách giúp người bệnh phục hồi. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về hội chứng “tổ rỗng ” ở cha mẹ khi phải rời xa con cái

Hội chứng “tổ rỗng” xảy ra ở cha mẹ khi phải đối diện với việc con cái rời khỏi nhà, và có cuộc sống riêng, khiến họ cảm thấy buồn bã, trống rỗng.

Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần

Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…

Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Trầm cảm gây mất ngủ. Mất ngủ lại khiến bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Để cải thiện, bạn cần cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này.

Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra?

Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra? Hãy theo dõi bài viết này để tìm ra cách giúp bạn có thể lấy lại được niềm hy vọng cho mình nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi