Hội chứng trái tim tan vỡ: Bệnh cơ tim do căng thẳng

Mục lục [Ẩn]

 

   Căng thẳng, stress có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nó còn có thể gây ra một bệnh tim mạch nguy hiểm - Bệnh cơ tim do căng thẳng (hay còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ). Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về căn bệnh đặc biệt này nhé!

 

Hội chứng trái tim tan vỡ là bệnh cơ tim do căng thẳng.

Hội chứng trái tim tan vỡ là bệnh cơ tim do căng thẳng.

 

Tưởng bệnh phổi hóa hội chứng trái tim tan vỡ

   Đây là trường hợp của bà Oanh (71 tuổi), bà bị lao phổi năm 25 tuổi, đã chữa khỏi, điều trị bệnh COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính) hai năm nay. Trước khi nhập viện 4 ngày, bà bị mệt, ho khạc đờm trắng, khó thở, bà tưởng COPD trở nặng, dùng thuốc giãn phế quản xịt hít nhiều lần trong ngày. Sau đó, bà khó thở nặng đột ngột, cấp cứu tại bệnh viện.

   Bác sĩ điều trị cho biết bà Oanh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do phù phổi cấp. Điện tim ghi nhận nhồi máu cơ tim cấp với ST chênh lên vùng trước vách mỏm. Tim co bóp yếu (phân suất tống máu thất trái EF còn 30%), chụp mạch vành hệ thống mạch máu tim bình thường.

   Kết quả siêu âm tim cho thấy buồng tim trái giãn, giảm co bóp nặng ở vùng giữa và mỏm tim, trong khi phần đáy không giãn và co bóp bình thường, buồng tim trái có hình dạng giống bình hồ lô. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh cơ tim do căng thẳng, còn gọi là hội chứng "trái tim tan vỡ" hoặc bệnh cơ tim Takotsubo.

   Bác sĩ điều trị suy tim cấp kết hợp thuốc giãn phế quản và kháng sinh để kiểm soát cơn COPD cấp cho bà. Sau ba ngày trị liệu, bà hết khó thở, buồng tim bình thường, chỉ số tống máu thất trái cải thiện dần, xuất viện sau 7 ngày.

 

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

   Hội chứng trái tim tan vỡ là một bệnh lý cơ tim cấp, khiến cơ tim bị suy yếu một cách nhanh chóng, thường xảy ra khi bệnh nhân bị căng thẳng tinh thần như mất người thân, bệnh tật hoặc phẫu thuật nghiêm trọng. Bệnh này còn được gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng  hay bệnh cơ tim takotsubo. Khác với các bệnh tim khác, căn bệnh này không gây tổn thương vĩnh viễn cho tim.

   Thông thường, tâm thất trái sẽ tống máu đi nuôi cơ thể trong kỳ tâm thu. Khi bệnh này xảy ra, vùng đáy và vùng giữa của tâm thất trái không co bóp hiệu quả. Chính vì vậy, vùng mỏm tâm thất phải tăng cường hoạt động. Hệ quả, cơ vùng mỏm tâm thất phì đại vì co bóp quá nhiều, tạo hiện tượng phình mỏm tim.

   Đây là một tình trạng hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 2% những người bị bệnh tim nhưng ngày nay lại gặp khá nhiều. Hầu hết những người trải qua các giai đoạn của bệnh cơ tim căng thẳng là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.

 

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng trái tim tan vỡ

   Bệnh cơ tim Takotsubo có triệu chứng lâm sàng tương tự như nhồi máu cơ tim cấp tính. Bệnh nhân xuất hiện cơn đau ngực với các đặc điểm điển hình:

  • Khởi phát đột ngột.
  • Vị trí: sau xương ức và đau cả một vùng chứ không phải đau tại một điểm rõ ràng.
  • Cảm giác đau thắt như bóp nghẹt, đá đè
  • Cường độ đau dữ dội, có thể đi kèm vã mồ hôi, khó thở, tái mặt
  • Lan lên cổ, hàm dưới, vai, cánh tay trái, cang tay trái và có khi lan đến ngón 4-5 của bàn tay trái.
  • Cơn đau kéo dài trên 20 phút.
  • Đau không giảm khi dùng thuốc, nghỉ tĩnh.

   Không giống như các cơn đau tim thông thường có thể làm tổn thương các tế bào tim, bệnh cơ tim do căng thẳng chỉ làm tê liệt các tế bào tim một cách tạm thời. Do đó, bệnh nhân sẽ phục hồi sau khi phát bệnh nhanh hơn các cơn đau tim thông thường.

 

Các yếu tố gây căng thẳng có thể khởi phát hội chứng trái tim tan vỡ.

Các yếu tố gây căng thẳng có thể khởi phát hội chứng trái tim tan vỡ.

 

Chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ như thế nào?

   Bệnh cơ tim do căng thẳng (hội chứng trái tim tan vỡ) có thể bị nhầm lẫn với các cơn đau tim thông thường vì có các triệu chứng giống nhau. Để phân biệt, các chuyên gia tâm lý sẽ chú ý những điểm sau:

  • Bệnh nhân có bị tắc nghẽn động mạch vành hay không (đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau tim).
  • Trong các cơ của tâm thất trái có chuyển động bất thường hoặc có bị phồng lên không (đây là phần bị ảnh hưởng của bệnh cơ tim do căng thẳng).
  • Có yếu tố kích hoạt cảm xúc hoặc thể chất (có thể cả hai) ngay trước khi bệnh phát triển không.
  • Bệnh nhân có phải phụ nữ mãn kinh không. (Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim do căng thẳng hơn).

   Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng trái tim tan vỡ không gây tử vong. Người mắc bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nó có thể gây ra các biến chứng như suy tim hoặc huyết áp thấp.

 

Nguyên nhân gây hội chứng trái tim tan vỡ

   Hiện tại, người ta chưa biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cơ tim do căng thẳng. Tuy nhiên, các yếu tố gây căng thẳng, stress có thể kích hoạt bệnh lý này, như:

  • Cái chết của một người thân yêu.
  • Mất việc làm.
  • Làm ăn thua lỗ.
  • Bị bạo hành tinh thần hoặc thể chất.
  • Sống sót sau tai nạn.

   Một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm:

  • Epinephrine.
  • Duloxetine.
  • Venlafaxine.
  • Levothyroxine.

 

Làm sao để phòng ngừa hội chứng trái tim tan vỡ?

   Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh cơ tim Takotsubo. Tuy nhiên, việc kiểm soát, quản lý căng thẳng sẽ giúp tránh khởi phát căn bệnh này. Để kiểm soát căng thẳng, bạn nên:

  • Chia sẻ với bạn bè và người thân để giải tỏa cảm xúc. Dần dần bạn có thể lấy lại tinh thần và vượt qua căng thẳng, lo âu một cách dễ dàng hơn.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè nếu phải đối mặt với những vấn đề nan giải trong cuộc sống.
  • Quản lý chi tiêu để giải quyết những vấn đề về tài chính.
  • Thói quen hút thuốc lá, thức khuya và dùng rượu bia cũng là tác nhân gây stress. Với các tác nhân này, bạn nên thay đổi sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp giải phóng endorphin có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Để đạt được lợi ích đầy đủ, bạn cần tập luyện hằng ngày hoặc ít nhất 3 – 4 buổi/ tuần.

>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc:  Ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày sẽ giúp giảm nồng độ các hormone căng thẳng như cortisol, adrenalin và tăng các hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin.
  • Trị liệu tâm lý: Liệu pháp tâm lý sẽ giúp bạn học được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giải tỏa tâm trạng, kiểm soát stress, kỹ năng giao tiếp và quản lý cuộc sống.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Trên đây là một số thông tin về bệnh cơ tim do căng thẳng - hội chứng trái tim tan vỡ. Để phòng tránh căn bệnh này, việc quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát được căng thẳng, stress trong cuộc sống. Nếu gặp bất kì khó khăn nào trong việc cân bằng cuộc sống, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân hoặc sự giúp đỡ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý để giải quyết kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Stress ở sinh viên - Tình trạng báo động hiện nay

Hầu như bất cứ ai cũng từng có một giai đoạn thường cảm thấy tâm lý căng thẳng, stress. Trong đó, sinh viên là một trong những đối tượng có nguy cơ bị stress rất cao.

Vì sao bạn cảm thấy khó thở khi căng thẳng, stress?

Khi bị căng thẳng, stress, nhiều người thường cảm thấy khó thở và thở nông, tăng nhịp tim, choáng váng… Tại sao lại như vậy?

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Kiểm soát 4 loại căng thẳng thường gặp trong cuộc sống

Căng thẳng là  tình trạng hầu hết mọi người đều trải qua khi gặp các vấn đề rắc rối trong đời sống, công việc. Dưới đây là 4 loại căng thẳng thường gặp và cách kiểm soát từng loại, mời bạn theo dõi!

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Dưới đây là một số khó khăn làm tăng thêm căng thẳng khi làm việc tại nhà và một số lời khuyên hữu ích, mời bạn theo dõi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi