Rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi do bị lừa đảo: Giải pháp là gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta thường nghĩ người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm sống nên sẽ ít bị lừa đảo. Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại. Họ là đối tượng hàng đầu của những kẻ chuyên lừa đảo qua mạng. Và khi nhận ra bản thân bị lừa, người cao tuổi dễ bị sốc, có suy nghĩ tiêu cực và nguy cơ cao rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

 Rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi do bị lừa đảo: Giải pháp là gì?

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi do bị lừa đảo: Giải pháp là gì?

 

Người cao tuổi thường là “miếng mồi béo bở” của kẻ lừa đảo

   Khi có tuổi, người già thường được con cái sắm và hướng dẫn sử dụng điện thoại thông minh để vừa tiện liên lạc, vừa xem phim, đọc báo giải trí. Nhưng chính việc đó lại vô tình khiến họ trở thành miếng mồi ngon, béo bở cho những kẻ lừa đảo qua mạng.

   Có thể kể đến câu chuyện của bà Tấm, 67 tuổi ở Thái Bình. Bà sống một mình ở quê, con cái đều làm ăn xa nhà. Mỗi ngày, bà chỉ quanh quẩn vườn tược, trồng rau, nuôi gà, dựa vào tiền lãi tiết kiệm gửi ngân hàng để sống.

   Một hôm, có người gọi điện đến cho bà tự xưng là “đại tá công an” thông báo số tiền tiết kiệm của bà đang bị nhân viên ngân hàng lừa lấy mất và giục bà ra ngân hàng chuyển toàn bộ số tiền 400 triệu đồng ở 2 sổ tiết kiệm sang tài khoản của kẻ này để được giữ giúp. Lo lắng mất tiền, bà Tấm đã ra ngân hàng chuyển hết tiền tiết kiệm vào tài khoản mà người đàn ông kia cung cấp và từ đó số tiền bà dành dụm để sống lúc tuổi già đã “không cánh mà bay”.

   Một trường hợp khác ở Nghệ An, ông Hùng 73 tuổi được kẻ lừa đảo gọi điện đến giới thiệu là công an điều tra tội phạm. Người này thông báo ông Hùng đang có liên quan đến đường dây phạm tội, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Chỉ ít phút sau, ông Hùng đã phát hiện tài khoản bị mất hơn 1 tỷ đồng.

   Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều người hợp người cao tuổi bị lừa đảo qua mạng. Vậy vì sao họ lại dễ mắc bẫy như thế?

 

Vì sao người cao tuổi dễ bị lừa đảo?

Vì sao người cao tuổi dễ bị lừa đảo?

 

Vì sao người cao tuổi dễ bị lừa đảo?

   Những nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị lừa đảo gồm có:

Sự thay đổi của não bộ theo tuổi tác

   Càng có tuổi, chức năng và độ nhanh nhạy của não bộ càng kém, khả năng nhận thức các vấn đề phức tạp bị giảm sút rất mạnh. Bởi vậy, người cao tuổi thường xử lý vấn đề kém, dễ bị lừa hơn dù đã qua nhiều trải nghiệm trong cuộc đời.

Sống cô đơn và tách biệt

   Thực tế cho thấy, những người già mắc bẫy kẻ lừa đảo thường là người sống 1 mình, tách biệt với con cái, người thân.

   Do đó, chỉ cần một cuộc điện thoại chuyên nghiệp, cách nói chuyện niềm nở sẽ dễ dàng lừa gạt họ bằng những ngôn từ quan tâm, mang lại cảm giác gần gũi.

Thiếu kiến thức

   Các thủ đoạn lừa đảo qua mạng thường rất tinh vi, hay đánh vào tâm lý người già như được tặng quà miễn phí, sản phẩm chữa khỏi bệnh… Thậm chí là giả danh công an, tạo tâm lý lo sợ bất an cho người cao tuổi và khiến họ chuyển đi những số tiền rất lớn.

   Người cao tuổi thường không cập nhật tin tức nên dễ mắc bẫy.

Khó khăn về kinh tế

 

Khó khăn về kinh tế khiến người già dễ bị lừa đảo

Khó khăn về kinh tế khiến người già dễ bị lừa đảo

 

   Nhiều người già lương hưu thường thấp, lại không đủ sức làm việc kiếm tiền và cũng không có khoản tiết kiệm dự phòng nên phải phụ thuộc con cái. Cảm giác bất an lo lắng về tài chính sẽ thúc đẩy họ vào cám dỗ kiếm tiền online nhưng thực tế chỉ toàn lừa đảo.

 

Bị lừa đảo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi

   Khi phát hiện bản thân bị lừa đảo, mất tiền, người già thường lo lắng, hoảng sợ, buồn bã, luôn chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực. Nhiều trường hợp còn bị con cái, người thân trách móc, chỉ trích, họ càng cảm thấy mình vô dụng hơn.

   Những tổn thương tâm lý đó khiến họ chán ăn, mất ngủ, tinh thần suy sụp, dần dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi do bị lừa đảo: Giải pháp là gì?

Nâng cao kiến thức, đề cao cảnh giác

  • Cập nhật thông tin mới trên tivi, báo mạng, nhất là các hình thức lừa đảo tinh vi.
  • Không tiếp nhận những cuộc gọi quảng cáo, không chuyển tiền cho người lạ, không thanh toán dịch vụ bằng thẻ quà tặng.
  • Chia sẻ với người thân trong gia đình nếu có cuộc gọi thông báo trúng thưởng từ người lạ… để đưa ra hướng giải quyết đúng đắn.

Thư giãn tinh thần, suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực

  • Coi như của đi thay người, quan tâm tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống như còn sức khỏe, người thân…
  • Học những kỹ năng mới để quên đi chuyện đã qua.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền…

 

Ngồi thiền sẽ giúp cơ thể thả lỏng, thư giãn tinh thần

Ngồi thiền sẽ giúp cơ thể thả lỏng, thư giãn tinh thần

 

  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain để cải thiện tâm trạng, giúp giảm căng thẳng lo âu, tinh thần sảng khoái, hạnh phúc hơn.
  • Trò chuyện với chuyên gia tâm lý khi cần thiết.

Duy trì các mối quan hệ xã hội

  • Thường xuyên giao lưu, gặp gỡ bạn bè, người thân trong gia đình, cùng người thân đi mua sắm, du lịch…
  • Tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ người cao tuổi.

Chủ động về kinh tế

  • Tích lũy một khoản tiền tiết kiệm từ hồi trẻ để về già không phải phụ thuộc con cái.
  • Lao động nhẹ nhàng như trồng rau, nuôi gia súc gia cầm để có thêm nguồn thu nhập.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả, hạn chế chất bột, đường, dầu mỡ.
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Phơi nắng vào buổi sáng.

   Tốt nhất ngay từ đầu, bạn nên đề cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo. Nếu chẳng may trở thành nạn nhân, bạn cũng đừng quá đau buồn hay tự trách vì những tâm trạng tiêu cực này đểu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0243.760.6666 trong giờ hành chính. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

5 năm đau dạ dày, tưởng ung thư hóa rối loạn lo âu

Bệnh nhân trào ngược dạ dày, chướng bụng, mất ngủ, điều trị 5 năm không khỏi, tưởng ung thư dạ dày nhưng cuối cùng bác sĩ lại phát hiện nguyên nhân là do rối loạn lo âu.

Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng do rối loạn lo âu cần biết

Rối loạn lo âu là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị càng sớm càng tốt.  Và việc nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu (được trình bày chi tiết trong bài viết này) sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi ngay nhé!

Có ch-ữa rối loạn lo âu được không?

Bạn có thể chữa dứt điểm rối loạn lo âu. Tuy nhiên, đó là 1 quá trình dài, bạn cần có sự kiên trì và kết hợp đồng thời nhiều phương pháp…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi