Rối loạn lo âu chia ly ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Chắc hẳn ai cũng thấy buồn bã, mất mát khi phải chia xa những người mình yêu quý. Tuy nhiên, ở một số người, khi phải rời xa người quan trọng, họ sẽ trở nên vô cùng lo lắng, thậm chí là hoảng loạn. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu chia ly ở người lớn. Vậy rối loạn lo âu chia ly ở người lớn là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu nhé!

 

Rối loạn lo âu chia ly ở người lớn.

Rối loạn lo âu chia ly ở người lớn.

 

Rối loạn lo âu chia ly ở người lớn là gì?

   Rối loạn lo âu chia ly là một dạng rối loạn lo âu xảy ra khi một người phải rời khỏi  những người quan trọng với họ, đó có thể là thành viên trong gia đình hoặc những người thân yêu khác. Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng lo lắng một cách nghiêm trọng hoặc thái quá khi một người bị tách khỏi người mà họ gắn bó.

   Rối loạn lo âu chia ly thường xảy ra ở trẻ em, đây là một trong những rối loạn lo âu phổ biến nhất thời thơ ấu, thường đạt đỉnh điểm vào khi trẻ 3 tuổi. Ở trẻ em, rối loạn lo âu chia ly được thể hiện bởi nỗi sợ hãi và lo lắng tột độ khi phải xa cha mẹ hoặc người chăm sóc. Điều này khiến trẻ không sẵn sàng tham gia vào các sự kiện hoặc trải nghiệm xã hội. Sau đó, tình trạng sẽ nhẹ dần khi trẻ lớn hơn và tự chủ hơn.

   Rối loạn lo âu chia ly cũng xảy ra ở người lớn với độ tuổi khởi phát trung bình là khoảng 23 tuổi. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh này ở người lớn là 6,6%. 

 

Triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly

   Việc cảm thấy buồn bã và lo lắng khi phải rời xa điều mình quan tâm là bình thường. Tuy nhiên, với người bị rối loạn lo âu chia ly, sự lo lắng này sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Một số triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly là:

  • Lo lắng nghiêm trọng rằng bản thân sẽ mất đi người gắn bó với họ
  • Có một nỗi sợ hãi vô căn cứ rằng người thân yêu hoặc chính họ sẽ bị tổn thương (ví dụ như bị bắt cóc, bị tấn công).
  • Họ sẽ vô cùng do dự hoặc từ chối phải rời xa những người thân yêu.
  • Khả năng tập trung kém và hiệu suất làm việc hoặc học tập kém
  • Thường xuyên mơ thấy ác mộng rằng họ phải chia ly với người thân yêu.
  • Từ chối rời khỏi người họ gắn bó để đến một nơi khác.
  • Tự cô lập xã hội và/hoặc không muốn giao lưu với người khác
  • Các triệu chứng về mặt thể chất: Đau đầu, đau bụng, nôn mửa, nhịp tim nhanh, khó thở, tức ngực,...

Khi bạn có ít nhất 3 triệu chứng trên kéo dài trong ít nhất 4 tuần và các triệu chứng này làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng học tập, làm việc và hoạt động xã hội, bạn có thể được chẩn đoán bị mắc rối loạn lo âu chia ly.

 

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu chia ly

Theo nghiên cứu, rối loạn lo âu chia ly chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố di truyền và môi trường sống.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu chia ly ở người lớn là:

  • Tiếp xúc sớm với các sự kiện căng thẳng, chấn thương hoặc tiêu cực trong cuộc sống như mất đi người thân yêu.
  • Bị chẩn đoán mắc rối loạn lo âu chia ly khi còn nhỏ.
  • Tiền sử gia đình mắc chứng lo âu hoặc các rối loạn tâm thần khác.
  • Có tính cách nhút nhát hoặc thường xuyên kiềm chế cảm xúc - hành vi thời thơ ấu.
  • Các bệnh lý thể chất, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim hoặc bệnh tuyến giáp
  • Sử dụng một số loại thuốc và chất kích thích, bao gồm cả caffeine

   Rối loạn lo âu chia ly ở người lớn có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Những người mắc chứng rối loạn lo âu chia ly có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

  • Các rối loạn lo âu khác, chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn sử dụng rượu.

 

Rối loạn lo âu chia ly ảnh hưởng đến người lớn như thế nào?

   Cũng như các rối loạn tâm thần khác, rối loạn lo âu chia ly sẽ gây trở ngại đáng kể và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải theo nhiều cách khác nhau, như:

  • Cản trở họ tham gia vào các hoạt động cần thiết như học tập hoặc làm việc, vì người bệnh không muốn rời xa người thân yêu, hoặc nếu có tham gia thì cũng khó lòng tập trung được, từ đó dẫn đến hiệu suất làm việc và học tập không cao.
  • Người bệnh rất dễ trở nên cô lập với bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội khác, sợ tham gia vào các hoạt động xã hội hàng ngày nếu những hoạt động này yêu cầu họ phải rời xa người thân yêu.
  • Họ thường gặp phải khó khăn trong mối quan hệ yêu đương, hoặc là không muốn bắt đầu mối quan hệ yêu đương, hoặc quá phụ thuộc vào người kia.
  • Bệnh này có thể khiến họ bỏ lỡ các cơ hội trong công việc nếu những cơ hội này yêu cầu họ phải đi công tác ở nơi khác, rời xa người thân yêu của họ.

 

Người bệnh rất khó tập trung khi học tập và làm việc nếu không được ở cạnh người họ gắn bó.

Người bệnh rất khó tập trung khi học tập và làm việc nếu không được ở cạnh người họ gắn bó.

 

Điều trị rối loạn lo âu chia ly như thế nào?

   Rối loạn lo âu chia ly thường được điều trị bằng các phương pháp sau:

Trị liệu tâm lý

   Rối loạn lo âu chia ly thường được điều trị bằng các liệu pháp trò chuyện, thường dùng là liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT)

   Liệu pháp nhận thức - hành vi là phương pháp xác định các kiểu suy nghĩ sai lệch khiến bạn cảm thấy lo lắng, sau đó dùng các kỹ thuật để ngăn chặn các kiểu suy nghĩ này ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của bạn.

Thuốc

   Nếu các triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh, các bác sĩ sẽ xem xét kê thuốc để điều trị kết hợp, các loại thuốc thường dùng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thường được dùng là các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
  • Các loại thuốc điều trị lo âu: Benzodiazepin.

Thói quen và thay đổi lối sống

   Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, bệnh nhân cũng nên kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn, như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giúp giảm căng thẳng và các triệu chứng khác của rối loạn lo âu chia ly. Hơn nữa, tập thể dục cũng giúp đánh lạc hướng bạn khỏi những suy nghĩ sai lệch khiến bạn cảm thấy lo lắng.
  • Ăn uống đủ chất: Một sức khỏe thể chất tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho sức khỏe tinh thần. Vì vậy, bạn hãy cố gắng ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Làm những việc mà bạn thích thú để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn như: xem một bộ phim, nghe nhạc, đi dạo, tắm nước ấm,...
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ để tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. BoniBrain có thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp làm tăng hormon hạnh phúc serotonin và dopamin giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu mà không để lại tác dụng phụ.

 

BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, tăng cường năng lượng.

BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, tăng cường năng lượng.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được về rối loạn lo âu chia ly. Bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái trong công việc, học tập, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sức khỏe của chính bệnh nhân. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi trầm cảm vì bị chồng bạo hành tinh thần

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi